Game hóa (Gamification) không còn là một thuật ngữ mới mẻ nữa vì sự phát triển và thu hút của nó trong thời gian gần đây. Khó khăn trong việc tăng tương tác, phải liên tục tìm kiếm những nội dung để thu hút và giữ chân khách hàng là những vấn đề luôn khiến cho các doanh nghiệp vô cùng đau đầu. Và game hóa xuất hiện và trở thành một liều thuốc giải độc kịp thời giúp giải quyết những vấn đề nan giải cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng hiểu đúng về game hóa và cách ứng dụng nó một cách tối ưu và hiệu quả, đặc biệt là tại thị trường Việt Nam. 

Trong bài viết này, chúng mình sẽ chia sẻ các xu hướng ứng dụng game hóa trên thị trường cũng như tầm quan trọng của nó trong việc xây dựng và phát triển doanh nghiệp. Những xu hướng này sẽ giúp bạn tận dụng tốt hơn các động lực có trong game hóa. Bạn cũng có thể đọc bản tổng hợp sau để có thể hiểu sâu hơn về công cụ này.

1. TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG ĐÁNG KINH

Những năm gần đây, game hóa ngày càng cho thấy được tầm quan trọng của mình. Theo báo cáo của MarketsandMarkets, quy mô thị trưởng của game hóa dự kiến sẽ tăng từ 9,1 tỷ đô la vào năm 2020 lên 30,7 tỷ đô la vào năm 2025. Với tốc độ tăng trưởng hằng năm bình quân đạt 27,4%, game hóa đang cho thấy sự tăng trưởng vượt bậc của mình.



Theo trang Gartner, tỉ lệ khách hàng mong muốn được trải nghiệm yếu tố game trong các chiến dịch truyền thông của doanh nghiệp tăng 47%. Chính vì thế, rất nhiều chuyên gia đã cố gắng thử nghiệm game hóa trên nhiều hình thức khác nhau. Để tăng khả năng thu hút đối với khách hàng, các doanh nghiệp đã khai thác tối đa các động lực bên ngoài (extrinsic) lẫn bên trong (intrinsic) của game hóa. Yếu tố bên ngoài tác động đến khách hàng có thể kể đến như giao diện của game, hệ thống giải thưởng, bảng xếp hạng, danh hiệu, nói chung là bất kỳ thứ gì hiện hữu mà ta có thể thấy được. Yếu tố bên trong là những gì mà khách hàng có thể cảm nhận được như thỏa mãn sự sáng tạo, giải trí, có khi là cảm chơi được chơi chung với những người bạn thân,... đây là yếu tố mà các thương hiệu cần quan tâm và khai thác nhiều nhất. Vì vậy, doanh nghiệp cần nhìn nhận thật kĩ càng và khai thác thêm nhiều khía cạnh mới của game hóa, từ đó có thể tự tạo ra những xu hướng để thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng trung thành.

Theo Yu-kai Chou - người sáng lập mô hình 8 động lực học, game hóa có thể ứng dụng trên rất nhiều lĩnh vực khác nhau như quản trị, tài chính, chăm sóc sức khỏe, giáo dục,... Bên cạnh đó, ông còn dự đoán game hóa sẽ giúp cho các doanh nghiệp trở nên nổi bật trong các lĩnh vực có sự cạnh tranh cao như ngành bán lẻ, F&D, chăm sóc khách hàng, thương mại điện tử, ứng dụng di động và giải trí. Từ đó ông cho rằng từ năm 2019 về sau, game hóa sẽ trở thành một giải pháp quan trọng trong việc xây dựng, kết nối nhân viên trong tổ chức, tạo thêm nhiều điểm chạm giúp cho khách hàng có thể kết nối, hiểu hơn về thông điệp của doanh nghiệp.



2. SỰ CHUYỂN DỊCH CỦA GAME HÓA TRÊN CÁC ỨNG DỤNG DI ĐỘNG VÀ MẠNG XÃ HỘI.

Sự gia nhập của thế hệ Millennials và gen Z vào lực lượng lao động toàn cầu đã đặt ra một thách thức mới cho các doanh nghiệp nhỏ. Ngày nay, việc thu hút và duy trì động lực làm việc lâu dài đối với các nhân viên trẻ là mối bận tâm đối với các doanh nghiệp. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhỏ (SMEs), khi phần lớn các nhân viên thường là người trẻ năng động, sáng tạo nên việc luôn phải tạo ra một môi trường mới mẻ là nhiệm vụ bắt buộc..   Theo một cuộc khảo sát của Gallup, gần 71% những nhân viên thuộc thế hệ Millennials, gen Z cảm thấy không thoải mái khi gắn bó với một công việc trong thời gian dài.

Để giải quyết thách thức này, các doanh nghiệp nhỏ đang tích hợp game hóa với các ứng dụng di động và mạng xã hội của mình. Với việc hầu hết các nền tảng của doanh nghiệp được tối ưu trên điện thoại, việc tích hợp game hóa trên các ứng dụng di động, mạng xã hội là một ý tưởng hợp lý.


Trong giai đoạn cuối năm, chắc hẳn bạn sẽ nhận được rất nhiều lời chúc từ người thân và đồng nghiệp. Tuy nhiên các hình thức được lặp đi lặp lại sẽ khiến những câu chúc trở nên nhàm chán. Để thay đổi điều đó, ứng dụng Zalo đã sử dụng yếu tố game hóa một cách khéo léo khi tích hợp hệ thống danh hiệu để các nhóm chat công việc trở nên thú vị. Zalo là một trong những công ty Việt Nam luôn đi đầu trong việc tạo ra những điều sáng tạo, mang lại nhiều trải nghiệm mới mẻ không chỉ đối với khách hàng mà còn là nhân viên của họ.


Không phải là những thứ gì đó quá cao siêu và hầm hố, game hóa đôi khi chỉ là những chi tiết nhỏ để giúp cho trải nghiệm làm việc của nhân viên thêm thú vị.



3. CÁ NHÂN HÓA TRONG TRÒ CHƠI

Trong nhiều thập kỷ qua, các công ty đã và đang sử dụng hình thức cá nhân hóa để thúc đẩy công việc tiếp thị của họ. Đó cũng là một yếu tố quan trọng mà các marketer cần lưu ý khi tổ chức một chiến dịch có ứng dụng yếu tố game hóa. Tuy nhiên, việc ứng dụng không dễ vì hành vi người tiêu dùng đang phát triển nhanh chóng và nhu cầu chơi game ngày càng đa dạng.

Các Marketer và doanh nghiệp đã từng chỉ dựa vào yếu tố thiết kế để thu hút người chơi đến tham gia. Chỉ cần một thiết kế bắt mắt, độc đáo đã thu hút một lượng chơi đông đảo. Tuy nhiên, mọi thứ đã theo một hướng khác và khách hàng bắt đầu có những góc nhìn mới mẻ hơn về game hóa. 

Ngày nay, cá nhân hóa đã trở thành yếu tố bắt buộc trong các chiến dịch liên quan tới game hóa. Các doanh nghiệp từ đó không chỉ tập trung tạo ra những thiết kế bắt mắt, mà còn phải cố gắng tạo ra cho khách hàng thêm nhiều trải nghiệm dịch vụ mới lại. 

Để hiểu hơn về tính cá nhân hóa chúng ta hãy cùng phân tích chiến dịch tết 2021 của Homecredit. Trong quá trình trải nghiệm minigame bóc bao lì xì, người chơi có rất nhiều lựa chọn để thêm lượt chơi mới như là bổ sung số điện thoại, đăng nhập mỗi ngày, mời bạn bè,... Từ đó tạo cho người chơi cảm giác thoải mái, chủ động trong các thao tác trải nghiệm minigame mà không bị ép buộc theo một luật lệ nào cả. Người chơi được toàn quyền quyết định trong việc chia sẻ, đăng nhập tài khoản, mời người chơi mới nếu cảm thấy game thú vị. Việc tạo ra sự chủ động trong trải nghiệm game và đề cao tính cá nhân hóa là một điểm cộng rất lớn cho thương hiệu Homecredit.






4. ĐỊNH LƯỢNG KẾT QUẢ GAME HÓA

Nếu bạn là một doanh nghiệp nhỏ, điều chắc chắn bạn quan tâm nhất đó là kết quả của các bộ phận như marketing, bán hàng hoặc chăm sóc khách hàng. Việc định lượng và đánh giá dữ liệu tốt sẽ giúp bạn điều chỉnh chiến dịch của bạn một cách phù hợp với khách hàng. Bên cạnh đó việc kiểm tra kết quả sẽ giúp tối ưu hóa những công việc liên quan tới chiến dịch từ đó giúp tăng tỉ lệ thành công.

Trong khoảng thời gian đầu, bạn có thể cảm thấy vô cùng khó khăn trong việc đo lường những con số và phân tích chúng. Hãy tập trung vào các lượt nhấp chuột và tương tác của khách hàng, đây là hai vấn đề vô cùng quan trọng mà các nền tảng game hóa luôn nhắc nhở các doanh nghiệp phải đặc biệt quan tâm. May mắn thay với sự tiến bộ của công nghệ, có rất nhiều nền tảng ngày đã tối ưu các thao tác thu nhập và phân tích dữ liệu một cách thông minh nhất.

Ngày nay, mọi vấn đề xung quanh dữ liệu trở nên dễ dàng hơn thông qua việc theo dõi, phân tích các thông tin từ tỉ lệ bấm vào quảng cáo, tỷ lệ người quay lại trang web, hiệu suất bài đăng trên các kênh,.... Từ đó bạn có thể chắc chắn độ hiệu quả của chiến dịch có tích hợp game hóa thông qua các ứng dụng hỗ trợ này. Ta cũng có thể dễ dàng thông báo cho tổ chức về tỉ lệ ROI, cũng như là độ hiệu quả của game hóa mang lại cho chiến dịch.

Nền tảng thiết kế minigame của Woay giúp cho doanh nghiệp có thể thu thập dữ liệu khách hàng một cách nhanh chóng, tiện lợi thông qua hình thức đăng nhập vào game. Tại đây, các doanh nghiệp có thể chọn các trường thông tin mà mình mong muốn, nền tảng của Woay sẽ liên tục cập nhập để giúp cho các doanh nghiệp nắm được tình hình của chiến dịch, cũng như tỉ lệ người chơi game trong ngày.






5. TẠO RA NHỮNG TRẢI NGHIỆM GAME HÓA MỚI LẠ BẰNG AR VÀ VR

Sự hấp dẫn của game đến từ việc tăng khả năng tập trung người chơi để đạt được những mục tiêu mà mình đề ra. Không những thế, những nhà làm game còn khai thác hiệu quả các động lực, từ đó kích thích và thúc đẩy ham muốn chinh phục của người chơi. 

Công nghệ thực tế ảo đã không còn xa lạ với mọi người, đó là việc ứng dụng các thiết bị hỗ trợ mang đến cho người chơi một không gian ảo 360 độ với hình ảnh hoàn toàn giống thực tế. Các công nghệ như AR, VR và thực tế hỗn hợp (MR) mang đến trải nghiệm cảm giác hình ảnh phong phú, khiến chúng trở thành những xu hướng mới của hình thức game hóa.

Trong một tương lai không xa, khi mà công nghệ thực tế ảo trở nên phổ biến hơn, các doanh nghiệp có thể sáng tạo hơn trong cách thiết kế minigame, cũng như là các kịch bản game hóa của mình. AR, VR giúp cho khách hàng cảm nhận những sản phẩm của thương hiệu một cách chân thực và gần gũi hơn. 

Đã có một vài thương hiệu lớn bắt đầu ứng dụng công nghệ thực tế ảo vào trong sản phẩm và chiến dịch của mình. Điển hình như ứng dụng tăng cường IOS của IKEA giúp khách hàng lập kế hoạch sắp xếp đồ đạc trên iphone một cách sáng tạo và thú vị. Đối với các doanh nghiệp nhỏ (SMEs), đây có thể là giải pháp chưa phù hợp với họ trong thời điểm hiện tại nhưng với sự tiến bộ không ngừng của khoa học kĩ thuật, đây được xem là một giải pháp game hóa trong tương lai.




Ý nghĩa của game hóa đối với các doanh nghiệp? (đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ)

Tóm lại, bối cảnh đang thay đổi, cá nhân hóa và công nghệ thực tế ảo đang tác động và trở thành những yếu tố giúp cho game hóa trở nên bùng nổ và phát triển hơn nữa. Các ngành công nghiệp có tích hợp yếu tố game hóa đang gặt hái được nhiều lợi ích từ các yếu tố mà game hóa mang lại. Khách hàng luôn được xem là cốt lõi của một doanh nghiệp, vì thế việc lập bản đồ thấu cảm sẽ giúp doanh nghiệp hiểu hơn về khách hàng của mình. 

Các xu hướng được nêu trên đang tạo ra làn sóng mới trong lĩnh vực đào tạo nhân sự trẻ. Không có xu hướng nào là tốt nhất vì phụ thuộc vào cách mà doanh nghiệp bạn có thể khai thác chúng như thế nào. Để an toàn, hãy tạo ra các chiến dịch trò chơi tập trung vào sự mong muốn, yêu thích của khách hàng. Bên cạnh đó, ứng dụng của yếu tố game hóa trên nhiều nền tảng khác nhau là cách để chúng ta có thể tạo thêm nhiều điểm chạm với khách hàng.

 




Đăng bởi: admin