Để tránh mắc phải những lỗi sai không đáng có, Woay sẽ cùng bạn tìm hiểu, phân tích những tài liệu khác nhau để mang đến những kiến thức hợp lý và có thể ứng dụng được trong thực tế.
Gamification hay còn gọi là “game hóa” chính là ứng dụng các yếu tố trong game vào trong đời thực nhằm tạo động lực cho con người trong một hành động cụ thể nào đó. Gamification vẫn còn là một lĩnh vực khá mới mẻ tại Việt Nam.
Vì vậy, để tránh mắc phải những lỗi sai không đáng có, Woay sẽ cùng bạn tìm hiểu, phân tích những tài liệu khác nhau để mang đến những kiến thức hợp lý và có thể ứng dụng được trong thực tế. Nào cùng tụi mình tìm hiểu nha!
Phần thưởng được xem là một trong những động lực chủ chốt trong việc tổ chức gamification. Tuy nhiên, đôi khi động lực này có thể bị phản tác dụng nếu bạn không phân bổ nó một cách hợp lý.
Trao phần thưởng một cách quá dễ dàng dễ khiến người chơi cảm thấy nhàm chán trước thử thách được đưa ra.Gamification được ứng dụng với mục đích khuyến khích người chơi thực hiện những hành vi cụ thể. Phần thưởng chỉ là một công cụ thúc đẩy người chơi tham gia. Vì vậy bạn cần phân bổ nó rõ ràng và hợp lý.
Hãy sắp xếp mức độ nhiệm vụ theo thứ tự dễ - khó - dễ để người chơi cảm thấy có động lực vượt qua hết những thử thách được đưa ra.
Phần thưởng không phải là yếu tố kiên quyết để quyết định thành công khi tổ chức gamification. Vậy nên đừng quá đặt nặng chuyện phần thưởng phải có giá trị lớn hay trao thật nhiều phần thưởng cho người chơi. Mà quan trọng nhất là nội dung và thử thách được sắp xếp một cách hợp lý sẽ làm nên thành công của gamification.
Sự bùng nổ của Internet và social media tạo nên một làn sóng lớn trong nhiều lĩnh vực, kể cả gamification. Ngoài những kênh truyền thông truyền thống, social media đã trở thành một kênh quảng bá không thể thiếu với bất cứ ngành nghề nào.
Một phần thành công của gamification sẽ phụ thuộc vào độ lan tỏa và số lượng người tham gia. Không bàn đến yếu tố nội dung, gamification sẽ càng phát triển mạnh khi kết hợp và xây dựng chiến lược social media đúng đắn.
Social media sẽ giúp lan tỏa chiến dịch gamification của bạn đến nhiều người hơn thông qua các hội nhóm, các phương tiện truyền thông, các diễn đàn… Vì vậy tích hợp social media là một yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công của gamification.
Xác định mục tiêu là điều bắt buộc trong việc tổ chức chiến dịch gamification. Việc xác định mục tiêu sẽ giúp bạn mang lại những trải nghiệm phù hợp với khách hàng của mình, đồng thời giúp xây dựng chính xác kịch bản của gamification để người chơi thực hiện đúng những mong muốn của bạn.
Mục tiêu nên được đề ra và phải bám sát xuyên suốt quá trình tổ chức chiến dịch đó.Giả sử mục tiêu của bạn khi tổ chức chiến dịch gamification là để tăng độ phủ sóng của thương hiệu thì việc áp dụng luật chơi “tag và share” sẽ là lựa chọn chính xác giúp bạn đạt được mục tiêu.
Đừng quá tham lam trong việc chọn lựa mục tiêu cho chiến lược của mình. Mỗi chiến lược dù thời gian ngắn hay dài, cũng chỉ nên có một mục tiêu. Như vậy việc thực hiện nó sẽ trở nên đơn giản và dễ dàng hơn so với việc có quá nhiều mục tiêu và không xác định được trọng tâm của vấn đề.
Việc xác định mục tiêu còn giúp đề ra KPI hợp lý để đo lường mức độ hiệu quả trong và sau chiến dịch. Từ đó biết đâu là điểm sai cần khắc phục và điểm đúng cần phát huy.
Gamification là một “vũ khí” mới mang lại hiệu quả trong nhiều lĩnh vực. Điều này đúng. Thế nhưng, việc sử dụng gamification như một công cụ chính để giải quyết mọi vấn đề thì lại không đúng. Bởi gamification chỉ giúp tạo thêm động lực trong việc thúc đẩy con người trong nhiều khía cạnh, chứ không hoàn toàn thay đổi được giá trị cốt lõi bên trong.
Gamification trong marketing không giúp bạn tăng được doanh số, nó chỉ giúp tạo động lực cho người tiêu dùng mua hàng nhiều hơn.
Tương tự như vậy, gamification trong giáo dục không thể giúp học sinh học tốt hơn mà chỉ khiến giờ học trở nên thú vị hơn, từ đó thu hút sự tập trung để ghi nhớ lâu hơn. Vậy nên: bạn không thể kỳ vọng rằng ứng dụng gamification sẽ thay đổi hoàn toàn tình hình hiện tại. Mà hãy xây dựng những chiến lược hợp lý để từng bước từng bước đạt được thành công.
Điểm và thành tích là một trong những yếu tố cần có khi ứng dụng gamification vì nó giúp đo lường thành tích của người chơi. Nó cũng giữ cho họ có động lực để tiếp tục tham gia và đi đến các cấp độ mới để đạt được thêm nhiều thành tích nữa.
Tuy nhiên, bạn không nên bắt mọi người làm điều gì đó mà họ không thực sự muốn và rồi trao cho họ điểm và huy hiệu. Điều này sẽ gây phản tác dụng trong việc ứng dụng gamification và gây cho người tham gia cảm giác khó chịu và không còn hứng thú.
Vì vậy hãy lưu ý xây dựng chiến lược và kịch bản phù hợp với số đông và không có quá nhiều thử thách gây khó chịu cho người tham gia. Điều này sẽ giúp chiến dịch gamification của bạn dễ thành công hơn dù trong lĩnh vực nào.
Bất kỳ một sản phẩm hay mặt hàng nào cũng cần xác định đối tượng, phân khúc mà mình muốn hướng đến, gamification cũng vậy. Xác định đối tượng người chơi sẽ giúp việc xây dựng mục tiêu chiến lược hiệu quả hơn.
Khi xác định được đối tượng, kịch bản và thiết kế cho chiến dịch gamification được thực hiện cũng sẽ dễ dàng hơn, tránh hao phí quá nhiều thời gian.Không chỉ vậy, việc xác định đối tượng người chơi sẽ giúp bạn thiết kế kịch bản và luật chơi phù hợp. Khâu vận hành cũng trở nên dễ dàng hơn, đảm bảo rằng người chơi thực hiện đúng kịch bản mà bạn đã vạch ra.
Không chỉ riêng gamification, bất cứ lĩnh vực nào cũng nên xác định đối tượng mục tiêu. Nhờ đó sẽ giúp khoanh vùng đối tượng phù hợp và tập trung vào các đối tượng này.
Gamification không phải là một hình thức tiếp thị thụ động. Nó tạo động lực tham gia và thực hiện một hành động được yêu cầu. Nghe qua thì hình thức tiếp thị này sẽ mang lại rủi ro cao hơn so với hầu hết các phương tiện truyền thống. Nhưng nó lại gặt hái được kết quả tốt nhất ngay cả trước mắt và lâu dài.
“Everything happens for a reason.” Và động lực chính là lý do khiến người chơi tham gia hay thậm chí là tham gia rất tích cực vào chiến dịch của bạn. Động lực ở đây có thể là giải thưởng, là thành tích hay chỉ đơn thuần là cảm giác chiến thắng.
Tạo động lực là một phần không thể thiếu trong chiến dịch gamification. Việc khiến người chơi từ thụ động sang trạng thái chịu tương tác và dần chuyển sang chủ động là thử thách mà bạn cần vượt qua khi ứng dụng gamification. Chiến dịch gamification chỉ thành công khi thúc đẩy được người chơi “hành động”.
Để tổ chức một chiến dịch nói chung hay chiến dịch gamification nói riêng đòi hỏi bạn phải xác định được mục tiêu, xác định được đối tượng từ đó xây dựng kịch bản phù hợp, thực hiện kế hoạch truyền thông với social media và tổ chức khâu vận hành.
Để chiến dịch được trơn tru và đạt hiệu quả nhất định, bạn cần có một đội ngũ chuyên nghiệp hoặc có thể phối hợp với những tổ chức chuyên về gamification để hỗ trợ giúp bạn giúp chiến dịch được hoàn thiện tốt hơn.
---
Gamification là một lĩnh vực mới ở Việt Nam, nên việc gặp nhiều khó khăn, mắc phải những lỗi cơ bản không đáng có và đem lại kết quả thất vọng là điều khả dĩ. Vì vậy qua bài viết này, hy vọng có thể hỗ trợ bạn tạo ra một mini game phù hợp với cả thương hiệu của bạn và người chơi cũng như biết thêm một số thông tin hữu ích trong việc tạo minigame.
Truy cập ngay website của WOAY: https://bit.ly/woayvn và bắt tay vào tạo thử một mini game hoặc xây dựng một chiến dịch gamification hoàn chỉnh bạn nha.