Gamification không phải minigame. Cũng không phải là một sự bó buộc bất kỳ nào cả. Đơn thuần Gamification chỉ là cách để chúng ta có thể bóc tách và ứng dụng những yếu tố trong game (game element) vào trong chính những hoạt động kinh doanh, marketing, giáo dục.. mà thôi.
Chính vì vậy, không cần có một chiến dịch chứa "một con game khủng" mới là Gamification. Chúng ta có thể nhìn thấy rất nhiều những cách thức thể hiện khác, mà chính Zalo đang làm tốt điều đấy. Hôm nay Woay sẽ chia sẻ với bạn cách Zalo đang ứng dụng Gamification và vài phân tích hay ho dưới góc nhìn của Woay nhé.
Khi truy cập vào Zalo tầm 1-2 hôm nay, mọi người sẽ nhìn thấy một tính năng rất thú vị khi ngay trên màn hình chat. Một icon chiếc cúp nằm ngay trên nút chat.

Khi click vào nút này, chúng ta sẽ nhìn thấy ngay lập tức bên phía tay phải có phần nội dung "Tổng kết nhóm". Đây tương tự như việc Spotify, Shopee, Tiki.. cũng có những hoạt động giúp user nhìn lại một năm của họ trên ứng dụng.
Đây là một trong những điều hay ho, thú vị thay cho những lời chúc sáo rỗng thường thấy trong các năm trước mà các thương hiệu sử dụng.
Woay xin giới thiệu một vài những danh hiệu mà Zalo đã trao cho người dùng trong nhóm nhé.

Ngoài ra cũng còn những danh hiệu thú vị như:

  • Công thần khai phím: Dành cho những người bắt đầu cuộc trò chuyện nhiều nhất
  • Người nói ít làm nhiều: "Cả năm cặm cụi làm việc" - Dành cho người ít nói chuyện nhất trong nhóm
  • Nhiếp ảnh gia tài ba: Dành cho người đăng tải bức ảnh có nhiều người thả cảm xúc/tương tác nhất
  • Người nổi tiếng: Dành cho người có câu nói được nhiều người thả cảm xúc/tương tác nhất
  • Cao thủ trò chuyện: Dành cho người nói và gửi nhiều sticker nhất cho nhóm
Việc đặt danh hiệu cho từng thành viên trong nhóm, giúp cho mỗi thành viên đều có cảm giác mình được trân trọng. Việc tạo ra và gửi danh hiệu đến cho thành viên của Zalo, dưới góc nhìn của một Chuyên gia nghiên cứu về Gamification, đang phục vụ cho nhóm đối tượng khách hàng:
  • Archiver: Những người tham gia vào game hoặc một chiến dịch nào đó để nhận được sự công nhận từ người khác. Danh hiệu "Fan cứng" trên Facebook cũng là một ví dụ dễ hiểu đấy.
  • Explorer: Những người yêu thích sự mới lạ, tôn vinh sự tò mò của bản thân.
Chỉ bằng việc tạo ra những danh hiệu thú vị cho từng cá nhân, Zalo đã khiến cho người dùng cảm thấy sự mới lạ, bất ngờ. Hãy thử ứng dụng việc này vào chiến dịch marketing sắp đến của bạn nhé.
Chưa hết chưa hết.
Woay sẽ phân tích xem việc ứng dụng Gamification này của Zalo thỏa mãn điều kiện động lực nào trong 08 động lực Gamification của Yukai Chou nhé.

Tạo ra một chiến dịch có ứng dụng Gamification thực sự là một việc không dễ dàng để bắt đầu. Tuy nhiên nếu không bắt đầu từ hôm nay, thì ngày mai bạn cũng cần phải làm thôi. Gamification là một cơ sở lý luận, khi chúng ta hiểu và ứng dụng được Gamification vào chiến dịch Marketing chắc chắn sẽ mang lại những hiệu quả nhất định:
  • Tăng brand love
  • Tăng độ nhận diện thương hiệu
  • Tăng tỉ lệ chuyển đổi tương tác
  • Tăng doanh số
Cần thêm sự tư vấn, hỗ trợ? Đừng quên Woay always free (time) and free (charge).

Đăng bởi: admin