Trong năm 2020, vì sự bùng phát của đại dịch COVID, buộc các cửa hàng thực phải đóng cửa ảnh hưởng đến nhiều thương hiệu cũng như các ngành dịch vụ thực phẩm. Nestle một trong những công ty có chuỗi thực phẩm giải khát hàng đầu thế giới đã thành công trong việc kết hợp giữa Marketing và Sale nhằm điều chỉnh công ty trong thời điểm khó khăn.
Nestlé là tập đoàn thực phẩm và giải khát hàng đầu thế giới đến từ Thuỵ Sĩ. Các sản phẩm nổi tiếng của Nestlé có thể kể đến như Kitkat, Nescafe, Milo, Nestea,... Và cũng như các doanh nghiệp khác trong suốt năm 2020, Nestlé cũng mang các sản phẩm mình lên sàn TMĐT do dịch Covid, thu về doanh số cực lớn cho đế chế này.
Trên thực tế, vào thời điểm cuối năm 2020, khoảng 30% doanh số bán hàng của Nestle đều đến từ các nền tảng trực tuyến. Và Nestlé hoàn toàn không ngờ được đến sự phát triển mạnh mẽ đến vậy. Trước đó, con số này được dự đoán phải đến năm 2025 thì công ty mới có thể đạt đến được.
Aude Gandon - CMO của Nestle từ tháng 7 năm 2020, đã cho rằng việc doanh nghiệp có thể tăng lượng cung cầu là đến từ sự liên kết của marketing và sale. “Đối với Nestle, các hoạt động sale và marketing quốc tế đều được lên kế hoạch và vận hành bởi cùng một đội ngũ, việc này sẽ giúp tạo sự thống nhất cũng như có thể tăng tốc khi cần thiết” - Aude Gandon nói.
Bên cạnh đó, bà cũng cho rằng, mối quan hệ giữa marketing và sale trong các thương hiệu luôn mang tính kết nối đặc trưng. Trong khi team sales thúc đẩy những giá trị chuyển đổi mang tính ngắn hạn, marketing sẽ xây dựng giá trị thương hiệu với tầm nhìn dài hạn hơn.
Vào năm 2018, Max Taylor - giám đốc marketing của EE đã cho rằng mối quan hệ làm việc của ông với Ettienne Brandt - giám đốc quản lý các kênh và giao dịch là điều vô cùng thiết yếu trong việc hỗ trợ doanh nghiệp điều chỉnh những lúc kinh tế đang dần trở nên khó khăn. Những nhãn hàng khác như Pizza Hut, Thomson Holiday, hay TUI đều đã từng cố gắng đưa marketing và sale hoạt động dưới một phòng ban với nhau. Tuy nhiên, hầu hết mọi người thì vẫn tiếp tục xem đây là 2 phòng ban riêng biệt, phục vụ cho những mục tiêu khác nhau.
Nhưng đối với Nestle thì đây hoàn toàn là một điều khác, “Chúng tôi chưa bao giờ xem hay tách biệt giữa marketing và sales như hai phòng ban khác nhau” - Aude Galdon nói.
Bên cạnh đó, Gandon cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cung cấp cho các marketers những quy trình chuẩn và công cụ phù hợp để giúp đội ngũ có thể nhanh chóng phản ứng với những biến động trên thị trường. Và Nestlé đồng thời cũng đầu tư rất nhiều vào việc xây dựng và đào tạo đội ngũ marketers lành nghề nhất. Một marketer giỏi sẽ luôn tìm cách học hỏi và phát triển, vậy nên đối với Nestle thì việc đầu tư và xây dựng các công cụ hỗ trợ họ là một điều thiết yếu.
Trong quá trình tìm giải pháp khắc phục tình trạng thiếu hụt các dữ liệu từ phía bên thứ ba, Nestle đồng thời cũng đã xây dựng nên các quy trình cũng như tầm nhìn mới nhằm thúc đẩy, tăng tốc nhóm marketing trong việc sử dụng các thông tin từ phía bên thứ nhất và thứ hai.
Như đã nói trên, các công cụ và cơ sở hạ tầng là một điều tất yếu trong việc phát triển của marketer. Và với Nestle, để có thể hỗ trợ nhóm marketing hết mình, thì họ phải làm việc với các đối tác cũng như nền tảng agency như Google hay Facebook. Điều này sẽ giúp cho marketers thuộc Nestlé trên toàn thế giới có thể cùng sử dụng chung nguồn cấp thông tin cũng như dữ liệu, bên cạnh đó doanh nghiệp sẽ tập trung mở rộng các đối tác để có thể cung cấp nhiều nguồn dữ liệu từ bên thứ hai hơn khi cần thiết.
Mặt khác, doanh nghiệp phải luôn xem xét trong việc duy trì và thu hút những tài năng mới, đây cũng là một trong những chìa khóa quan trọng cho sự phát triển của tập đoàn. Ai ai cũng muốn làm một phần trong sự thay đổi lớn nào đó, đặc biệt là các thế hệ Millennials hay Gen Z, việc lựa chọn doanh nghiệp của những con người trẻ tuổi này cũng rất thiết yếu trong việc phát triển doanh nghiệp.
Và đôi khi, vì thời đại công nghệ số hóa đang dần phát triển mà các doanh nghiệp đã quên đi những điều “cốt lõi” nhất của marketing. Đó là sự hiểu biết về thương hiệu, việc hoạch định chiến lược quảng cáo rõ ràng, biết được đâu là khách hàng tiềm năng, tìm hiểu nhu cầu của họ, từ đó tập trung xây dựng, sản xuất các nội dung truyền thông xoay quanh sản phẩm đó.
Việc kết hợp marketing và sales đang dần có thể được xem là một phương pháp nhằm đối mặt với tình hình kinh tế hiện nay trên toàn cầu. Mặt khác, sự song hành này sẽ hỗ trợ rất nhiều cho không chỉ doanh nghiệp trong việc thích nghi với sự thay đổi của thị trường, mà còn là với các marketers và sales có thể nắm rõ các quan điểm, góc nhìn để cùng đưa ra, thực thi những chiến lược ngắn hạn và dài hạn một cách đồng nhất. Một quy trình kết hợp giữa cả 2 sẽ giúp cho doanh nghiệp phát triển vững chắc hơn.
Vậy còn một minigame sử dụng cho chiến lược kết hợp thì sao nhỉ? Vừa có thể tăng sale mà vừa có thể tăng độ nhận diện thương hiệu cũng như tiếp thị cho doanh nghiệp bạn? Hãy thử tìm hiểu cách tạo một minigame cực đơn giản tại Woay - Nền tảng thiết kế minigame nhé!