Tất cả chúng ta đều đang lớn lên cùng các phương tiện truyền thông xã hội. Khi các kênh truyền thông ngày càng phát triển, càng nhiều thương hiệu tham gia vào cuộc chơi này, thì việc tiếp cận các khách hàng tiềm năng lại đơn giản hơn bao giờ hết. Một câu nói bắt trend, một đoạn clip đáng yêu hay một chiếc mini game nhỏ kèm những phần quà hấp dẫn hoàn toàn có thể tạo ấn tượng với khách hàng của mình. Và hôm nay, WOAY sẽ bật mí với bạn 10 bí kíp gia truyền giúp tạo mini game hiệu quả:

1. Phân tích và chọn lọc nhóm đối tượng khách hàng để xác định thị trường mục tiêu:

Với một số doanh nghiệp nhỏ lẻ đã tự tổ chức minigame, đôi khi bạn không nghĩ việc xác định thị trường mục tiêu lại quan trọng đến như vậy. Thực tế cho thấy, các thương hiệu nổi tiếng thu hút hàng nghìn lượt tham gia như Shopee hay Momo, họ đều có sẵn phân khúc khách hàng dành riêng cho mình từ ban đầu. Nhóm khách hàng của Momo từ sinh viên cho đến những người đi làm đều năng động, thông minh và hiện đại. Chính vì thế, những mini game do Momo tổ chức đều đầu tư về mặt hình ảnh và âm thanh rất kĩ lưỡng. Ngoài ra còn đánh trúng tâm lí khách hàng với những phần thưởng hoàn tiền hấp dẫn.

2. Nghiên cứu ý tưởng mini game phù hợp:

Để không làm lãng phí thời gian và nguồn lực của mình thì bạn cần lên kế hoạch nghiên cứu những ý tưởng mini game khác nhau. Một mini game phù hợp sẽ thu hút đúng nhóm đối tượng khách hàng của bạn. Một số mini game có thể hiệu quả với thương hiệu này nhưng chưa chắc sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho thương hiệu khác. Giả sử với nhóm khách hàng trung niên, bạn không thể dùng các mini game cần nhiều thao tác như hứng xu hay máy gắp thú của Shopee được. Việc bạn yêu cầu nhóm khách hàng này phải thao tác quá nhiều sẽ gây lúng túng, mất thời gian và khiến họ không hài lòng. Những mini game đơn giản như vòng quay may mắn lúc này sẽ phù hợp với họ hơn.

3. Cân nhắc với các phần thưởng:

Phần thưởng cho người chiến thắng cũng nên được cân nhắc cẩn thận. Những phần quà với giá trị quá nhỏ đôi khi sẽ không tạo được hứng thú cho người chơi. Nhưng với nguồn lực nhỏ, bạn không thể nào mang lại quá nhiều phần quà lớn cho họ được. Và lúc này, việc bạn cần làm là sắp xếp hợp lý các phần quà cũng như số lượng quà để khiến khách hàng bạn cảm thấy vui vẻ sau mỗi trò chơi.

Mách nhỏ: Đôi khi những phần quà mang giá trị tinh thần như việc trao tặng huy hiệu, lời cảm ơn hay sự công nhận từ bạn sẽ khiến khách hàng hài lòng hơn việc nhận được lời nhắn “Chúc bạn may mắn lần sau” đấy.

4. Đừng quên động viên, thúc đẩy người chơi:

Theo thống kê, trung bình mỗi người Việt Nam sẽ dành 51 phút mỗi ngày cho các trò chơi. Dựa theo tuổi thọ trung bình của người Việt Nam là 73,6 tuổi (theo Tổng cục thống kê) thì một người Việt Nam sẽ dành khoảng 3,06 năm cuộc đời mình chơi game. Một con số không hề nhỏ phải không nào?

Đó là vì game luôn đi kèm tính cạnh tranh và có những động lực thúc đẩy mọi người hoàn thành nhiệm vụ của mình. Một mini game thu hút 8 triệu người tham gia như lắc xì cùng Momo dĩ nhiên không thể thiếu những động lực này. Hãy thúc đẩy người chơi tham gia mini game của bạn thông qua các bài đăng website và các tin nhắn gửi tự động đến khách hàng của mình.

5. Giới hạn thời gian:

Ngân sách cũng như số lượng phần thưởng dành cho một mini game của chúng ta đều có giới hạn phải không nào? Vì vậy, đừng quên giới hạn thời gian diễn ra của một mini game cho phù hợp với số quà tặng của bạn cũng như tạo tâm lí mất mát cho khách hàng khi thời gian ngày càng ngắn lại. Khách hàng của bạn lúc này sẽ hứng thú tham gia ngay thay vì trì hoãn và bỏ lỡ cơ hội chiến thắng của mình.

6. Bắt kịp các trend hiện nay:

Một mini game liên quan đến những chủ đề đang thịnh hành trong cộng đồng thường thu hút nhiều người tham gia và sẽ tạo được hiệu ứng đám đông có lợi cho doanh nghiệp. Việc luôn cập nhật các xu hướng mới nhất, thay đổi các chủ đề khác nhau hay tạo thêm các mini game mới lạ, độc đáo sẽ là một điểm cộng rất lớn trong việc thu hút các khách hàng của mình. Thay vì những mini game “comment to win” đơn giản, bạn hoàn toàn có thể tạo các mini game mở hộp quà hay vòng quay may mắn đính kèm logo thương hiệu. Các mini game này vừa giúp tăng nhận diện thương hiệu vừa có thể thu thập data khách hàng một cách vô cùng hiệu quả.

7. Đo lường chiến dịch mini game:

Sau khi kết thúc một minigame, hãy dành ra một vài phút để đánh giá chiến dịch của mình bằng những câu hỏi gợi ý dưới đây:

  • Phù hợp: Bạn đã chọn đúng loại hình mini game cho mục đích thương hiệu chưa?
  • Thời gian: Thời gian diễn ra mini game có phù hợp không?
  • Đối tượng: Đối tượng mà mini game thu hút có phù hợp với mục tiêu đề ra ban đầu hay không?
  • Quà tặng: Quà tặng của chương trình đủ hấp dẫn người tham gia chưa?
  • Dễ chơi: Luật chơi đơn giản, cụ thể, dễ hiểu với tất cả người chơi hay không?

Và cuối cùng, đừng quên thu thập và lắng nghe các ý kiến đóng góp, phản hồi của khách hàng để cải thiện chất lượng mini game của bạn nhé.

Trên đây là một số mẹo nhỏ với kinh nghiệm làm hơn 300 minigame cho hơn 90 khách hàng của WOAY. Hy vọng bài viết trên một phần nào đó giúp bạn có thêm thật nhiều kinh nghiệm cho việc tổ chức minigame của mình cũng như biết thêm một số thông tin hữu ích trong việc tạo minigame.

Trên website của WOAY hiện nay đã có sẵn bản subscription và các case study giúp bạn có cơ hội trải nghiệm và chạy thử minigame hoàn toàn miễn phí nha. Hãy truy cập ngay website của WOAY: https://www.woay.vn/ và bắt tay vào tạo thử một minigame hoàn chỉnh nào.

Đăng bởi: admin