Ở bài viết trước, WOAY đã đề cập đến hình thức minigame vô cùng phổ biến trên mạng xã hội hiện nay là Comment to win. Hot thì hot đó, cũ thì cũng không dễ gì mà cũ tuy nhiên 1 năm có nhiều dịp lễ tết, nào là Tết dương lịch, Tết nguyên đán, Valentine, 8/3,... một hình thức minigame thì không thể đáp ứng hết được nhu cầu của các marketer chúng mình được. Hiểu được vấn đề đó, hôm nay WOAY sẽ chia sẻ cho các bạn 1 hình thức minigame có thể biến tấu linh hoạt thành 3 game khác nhau mà WOAY vừa mới tìm hiểu được. Tag or Share hay Tag and Share, bạn chọn hình thức nào?

TAG

Gần đây mạng xã hội đang bùng nổ 1 xu hướng mang tên “Tag cái đứa có… vào đây”, đây là một dạng tạo bài viết funny hút tương tác cực kỳ hiệu quả bằng cách sử dụng mối quan hệ sẵn có của khách hàng để tạo lượt tiếp cận cho fanpage của mình.

1. Ưu điểm:

  • “Không đồng”: bạn hoàn toàn không mất bất kỳ chi phí nào, không quà tặng, không quảng cáo và cũng không cần nhân lực triển khai nốt.
  • Dễ dàng thực hiện: Bạn cần 1 ý tưởng, cần một chiếc ảnh phù hợp với ý tưởng chọn 1 khung giờ thích hợp là bạn đã có thể thu hút được 1 lượt tương tác không nhỏ rồi.
  • Kết quả phụ thuộc vào ý tưởng: bởi vì không có phần thưởng, không quảng cáo nên kết quả là tùy thuộc hoàn toàn vào mức độ hấp dẫn của ý tưởng, vậy nên nếu bạn là 1 creative thì hẳn đây là 1 lợi thế không nhỏ.

2. Ai đã làm? Họ đã làm như thế nào?

Nếu thường xuyên lướt facebook để đảm bảo mình không bỏ lỡ mất trend thì hẳn những hình ảnh sau sẽ không xa lạ với bạn:

Tham khảo thêm tại Đây.

Tham khảo bài viết tại Đây.

Thường những bài viết dạng này đều sở hữu lượt tương tác vô cùng cao và hơn 90% là tương tác "original". Điểm chung của những bài viết này là nhắm vào đối tượng thân quen với người tiếp cận và theo xu hướng ngày nay là "bạn càng thân càng thích cười trên nỗi đau của bạn" để tạo độ hot của game. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp ý tưởng thì có nhưng... làm sao cũng không hot được. Vấn đề nằm ở đâu?

3. Nhược điểm

Tham khảo bài viết tại Đây.

Tương tác đúng là... thê thảm đến không nỡ nhìn. Đây chỉ là một trong rất nhiều trường hợp bị "fail" khi tổ chức minigame dạng này. Lướt một chút ở những fanpage dạng này, không khó để WOAY nhận ra rằng không chỉ riêng bài viết trên mà hầu như các bài viết khác đều sở hữu lượt tương tác khá thấp, thậm chí còn là tương tác ảo và auto-seeding.

Vậy nên muốn thực hiện được minigame này có hiệu quả, điều kiện tiên quyết là fanpage của bạn đã có 1 lượt tương tác trung thành trước đó hay nói đơn giản là đã sở hữu lượt tiếp cận trung bình. Nếu fanpage của bạn chỉ vừa mới hình thành và đang tìm 1 phương thức tăng lượt reach thì đây hẳn không phải là một lựa chọn nên cân nhắc.

Nhớ nhé, ý tưởng chỉ mới là điều kiện cần thôi, phải cân nhắc thật kỹ về chính nội lực đang có của thương hiệu khi chọn hình thức minigame này nha các marketer!

SHARE

Share là một minigame được các thương hiệu lớn ưa dùng và tổ chức như một cuộc thi với mục đích vừa tăng nhận diện thương hiệu vừa quảng bá được các sản phẩm hiện đang kinh doanh.

1. Cách thức tổ chức thường thấy nhất:

  • Yêu cầu khách hàng chụp ảnh với sản phẩm của thương hiệu mình sau đó gửi về fanpage sẽ nhận được 1 mã giảm giá trực tiếp và tham gia cuộc thi.
  • Fanpage sẽ tổng hợp ảnh và post thành album cùng với thể lệ.
  • Trong thời gian quy định, khách hàng phải share ảnh của mình về trang cá nhân và kêu gọi like, comment, share. Tùy theo quy cách chấm điểm đã được quy định trước mà trao thưởng cho người có tương tác cao nhất.

2. Ưu điểm

Ưu điểm của minigame dạng này là:

  • Dùng chính hình ảnh của khách hàng để quảng bá cho các sản phẩm hiện đang kinh doanh => vừa tăng tương tác vừa tăng doanh số.
  • Ngoài ra, nếu so sánh giữa minigame Tag bạn bè và Share về tường thì hẳn là hình thức thứ 2 sẽ đạt hiệu quả cao hơn rõ rệt vì tiếp cận được toàn bộ danh sách bạn bè của người tham gia.
  • Chi phí thấp: Đây không phải là một minigame "0 đồng" nhưng chi phí phải bỏ ra hoàn toàn là chi phí nội bộ, tức là chi phí quà tặng và nhân sự, quá rẻ cho 1 minigame chất lượng thế này đúng không.

3. Ai đã làm? Họ đã làm như thế nào?

Xem đầy đủ chương trình tại Đây.

Xem đầy đủ chương trình tại Đây.

Xem đầy đủ chương trình tại Đây.

4. Nhược điểm

Tuy nhiên, minigame Share cũng sẽ gặp phải những nhược điểm sau cho 1 vài thương hiệu nhỏ:

  • Uy tín thương hiệu phải cao, người chơi sẽ không sẵn lòng gửi hình ảnh cá nhân của mình cho một thương hiệu không rõ uy tín và không minh bạch mục đích sử dụng.
  • Nguồn lực nội bộ phải đủ nhiều để có thể vận hành trơn tru từ khâu lên kế hoạch, kiểm duyệt hình ảnh, đo lường và kiểm soát kết quả.
  • Content ấn tượng, quà tặng hấp dẫn cũng là điều kiện tiên quyết để có thể tiếp cận bước đầu đến người tham gia.

Nếu bạn đang sở hữu 1 thương hiệu uy tín và có danh tiếng lẫn nguồn lực nhân sự thì đây hẳn là một lựa chọn tuyệt vời, còn ngại gì mà không thử ngay. Còn nếu fanpage của bạn vừa thành lập 1 thời gian và vẫn chưa có độ nhận diện nhất định thì có vẻ ý tưởng hay ho này nên lùi lại 1 thời gian sẽ tốt hơn đó.

Tag or Share, bạn chọn minigame nào cho thương hiệu của mình rồi? Phải cân nhắc thật kỹ và đánh giá khách quan nội lực của thương hiệu vào thời điểm thực hiện để chọn cho mình đáp ánh chính xác nhất. Nếu 3 lựa chọn WOAY đã mang đến vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng của bạn thì nhớ đón đọc thêm những bài viết sau của WOAY nhé! Bài viết sau WOAY sẽ chia sẻ về cách kết hợp 3 minigame trên lại với nhau để cho ra 1 minigame hoàn toàn mới đó.

Bài viết có tham khảo thông tin từ PAmarketing.vn.

Đăng bởi: admin