Doanh số bán hàng luôn một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự sinh tồn của một doanh nghiệp. Đặc biệt với doanh nghiệp vừa & nhỏ - khi phải cân đo đong đếm từng đồng doanh thu, đầu nơi đúng nơi đúng chỗ.

Các cách tăng doanh số bên dưới căn bản là không mới. Nhưng vẫn luôn đúng & hợp thời với đa số các Doanh Nghiệp. Vậy nên nếu bạn chưa biết thì cũng không sao - cũ người mới ta. Nếu bạn đã biết xem như thêm ý kiến ủng hộ & đúc rút lại để làm cho tốt hơn.

Mở đầu, chúng ta cùng nhau phân tích: Vai trò nào giúp tăng doanh số, có phải nhân viên bán hàng?

Tăng doanh số có phải là công việc của mỗi team sale?

Đố anh bán được hàng mà không cần quảng cáo?" - Chắc đây sẽ là mối quan tâm chính của các DN nhỏ, vừa khi mới vừa bước ra kinh doanh. Đúng vậy! Cho đến giờ chắc ai sẽ không phủ nhận việc Digital MKT ảnh hưởng lớn thế nào đến việc Tăng doanh số bán hàng.

Quảng cáo không chỉ nằm ở chỗ giới thiệu tính năng, công dụng của sản phẩm đến khách hàng, mà giờ đây là phải đồng hành cùng họ & giải quyết "nỗi đau" cùng họ!

Vậy câu trả lời sẽ là đúng và không đúng. Đúng là bởi đội ngũ bán hàng vẫn sẽ cần làm các công việc của họ. Điển hình như: tiếp cận, tư vấn & chốt sales. Tuy nhiên, 03 quá trình trên trở nên gọn gàng & tăng khả năng ra quyết định mua hàng thì đội ngũ MKT cần phải:

  • Khơi gợi nhu cầu sử dụng sản phẩm/dịch vụ bằng nhiều cách (điển hình: đưa ra các nhu cầu hoặc đánh vào nỗi đau khách hàng - những gì mà họ đang nhức nhối, bất tiện khi không dùng sản phẩm/dịch vụ)
  • Kết hợp với các công cụ thu thập giúp Tăng số lượng & chất lượng khách hàng tiềm năng
  • Phối hợp với các chương trình (khuyến mãi, combo, ...) sẵn có để tăng tỷ lệ quyết định mua hàng

1. Khuyến mãi cho khách hàng

Giải pháp đầu tiên mà mọi doanh nghiệp đang hướng đến, nhất là trong tình huống hiện nay. Mục tiêu của khuyến mãi chính là mang lại lợi ích cho người mua hàng, nhằm giúp họ mua sắm được nhiều hơn, và giúp doanh nghiệp tăng được doanh thu nhiều hơn.

Những hình thức khuyến mãi phổ biến hiện nay như là Giảm giá và Tặng kèm:

  • Giảm giá: Khoản tiền được giảm bớt khi khách mua hàng hoặc thực hiện bất kỳ dịch vụ gì từ doanh nghiệp. Giảm giá có thể thực hiện bằng cách giảm trừ, miễn phí giao hàng hoặc hoàn trả sau khi thanh toán xong dịch vụ đó. Giảm giá tạo cho khách hàng cảm giác sợ “tuột” mất cơ hội khi sở hữu được mức giá hời mà kích cầu nhu cầu mua sản phẩm dù chưa thực sự có nhu cầu.
  • Tặng kèm: “Mua 1 được 2” là một trong những hình thức tặng kèm phổ biến trong các chương trình khuyến mãi của doanh nghiệp, nhất là với mảng FMCG. Thay vì giảm 50%, với việc tặng kèm sẽ đẩy mạnh số lượng hàng bán ra, giảm lượng hàng tồn kho và giảm được chi phí kho bãi. Và nhất là với tâm lý thích tiết kiệm và dự trữ của người Việt, khuyến mãi tặng kèm sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.

Một chiến dịch khuyến mãi không quá “kỳ công” để thực hiện, lại có thể mang về hiệu quả nhanh chóng, giúp doanh nghiệp dễ dàng theo dõi chiến dịch của mình. Không những thế khuyến mãi còn giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi, giảm chi phí kho bãi và nhất là tăng sức mua của khách hàng. Tuy nhiên, song song với những mặt tích cực thì việc giảm giá quá đà sẽ tạo tâm lý quen cho khách hàng thích mua hàng giảm giá và có thể gây ảnh hưởng đến hình tượng của thương hiệu.

2. Sử dụng minigame công nghệ

Lồng ghép các ưu đãi từ doanh nghiệp trong minigame để khách hàng vừa chơi game vừa nhận quà và sử dụng quà để kích cầu nhu cầu mua sắm. Minigame tech hay ứng dụng các yếu tố công nghệ trong việc tổ chức mini game, là một trong những cách làm được nhiều doanh nghiệp ưu tiên chọn lựa. Chơi tại nhà, nhận quà tại nhà.

Minigame tech là game dùng công nghệ làm nền tảng để giải quyết các nhu cầu, tính năng điển hình như:

  • Xác thực thông tin khách hàng, thu data khách hàng chất lượng
  • Cơ chế mời bạn bè, nhận thêm lượt
  • Tính năng trao quà an toàn | Bạn có thể trao cả chỉ vàng mà không lo lắng thất thoát (như Coop Smile đã tổ chức cùng Woay)
  • Trao mã khuyến mãi/voucher/coupon và mua sắm ngay lập tức

Kênh tổ chức đa dạng Online (web, fanpage, …) & Offline (chuỗi cửa hàng, hội chợ, …)

Chơi thử trúng thật, làm khách hàng vui, doanh nghiệp hưởng lợi. Tổ chức chiến dịch là một minigame không chỉ tăng tương tác, tăng nhận diện thương hiệu với khách hàng mà nhất là tăng doanh thu thành công hiệu quả. Tuy nhiên, để tạo một mini game tech chuyên nghiệp bạn cần có đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp, mà chi phí cho cả đội ngũ cũng khá tốt kém.

Giải pháp cho bạn là Woay, nền tảng minigame tech đầu tiên tại Việt Nam giúp cho công việc vận hành trơn tru và dễ dàng hơn.

3. Sử dụng KOL/Influencers

Sử dụng người nổi tiếng trong các chiến dịch quảng cáo của mình chính là chiến dịch mà các nhãn hàng đang sử dụng hiện nay. Hình ảnh Tiki xuất hiện trong các music video (mv) của các ca sĩ; Sơn Tùng MTP làm đại diện cho nhãn hàng giúp đưa Biti’s trở lại với thị trường một cách ngoạn mục. Vậy KOL/ Influencers là ai mà mang lại ảnh hưởng nhiều như thế?

  • Influencer là những nhân vật tạo nên tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội. Tùy vào lĩnh vực mà họ hoạt động… mà sẽ có những mức độ ảnh hưởng rộng hẹp khác nhau. Sử dụng influencer phù hợp với dòng sản phẩm của mình sẽ tăng sự tương đồng giữa khách hàng và nhãn hàng, giúp tăng doanh thu cho sản phẩm.
  • Còn với KOL, họ được nhiều người theo dõi vì kỹ năng chuyên môn. Do đó, bạn dễ dàng bắt gặp KOL ở trên phương tiện truyền thông truyền thống như báo đài, tivi, radio. Những bài viết giới thiệu sản phẩm của KOL sẽ có thêm được lòng tin từ khách hàng đến sản phẩm.
Giả sử như thần tượng/người nổi tiếng bạn yêu thích sử dụng sản phẩm của một thương hiệu, cũng giúp bạn tạo được thiện cảm tốt với thương hiệu đó và muốn sử dụng những sản phẩm tương tự của idol mình. Tuy nhiên, để làm việc với các KOL/Influencers có lượng theo dõi cao, bạn cần bỏ ra một khoản chi phí khá lớn. Và hơn nữa là khó khăn trong việc đo lường độ hiệu quả sau chiến dịch.

Vậy nên, các doanh nghiệp đang tập trung đánh vào các phân khúc nhỏ, sử dụng các Influencers có lượt theo dõi vừa và nhỏ nhưng dễ tiếp cận và có chi phí vừa phải. Mặt khác, bạn cần phải làm việc rõ ràng với các Influencers để tránh trường hợp họ cũng đại diện quảng cáo cho sản phẩm của bạn và đối thủ của bạn.

4. Áp dụng Up-sale hay Cross-sale

Cross-sell (bán chéo) là một thuật ngữ dùng để nói về cách giới thiệu sản phẩm, dịch vụ có liên quan đến sản phẩm dịch vụ chính. Điều này dễ bắt gặp khi bạn đến rạp chiếu phim, nếu chỉ mua bắp rang bơ, sẽ được nhân viên giới thiệu mua combo kèm nước để được mức giá hời.

Upsell là cách thức giới thiệu sản phẩm size to hơn, dịch vụ cao cấp hơn cho khách hàng. Các hoạt động upsell dễ thấy rõ nhất chính là khi bạn đến các cửa hàng cafe hoặc thức ăn, nhân viên sẽ chủ động hỏi thêm tiền để tăng size cho sản phẩm bạn đang mua.

Việc ứng dụng upsell và cross-sale giúp tăng được giá trị hoặc số lượng sản phẩm bán ra, giúp tăng thêm doanh thu. Dựa trên nhu cầu của khách hàng mà việc upsell và cross-sell được thực hiện thành công hơn. Vì nó còn giúp họ tìm được sản phẩm phù hợp, tiết kiệm thời gian của khách hàng nhờ đó tăng sự hài lòng của khách hàng, nâng được thang điểm trong thương hiệu trong lòng khách hàng.

Thế nhưng, việc lạm dụng “quá mức” việc upsell và cross-sell sẽ làm cho khách hàng cảm thấy phiền phức, dẫn đến khó chịu. Vậy nên, bạn nhớ sử dụng một cách vừa phải, tránh gây bội thực cho khách hàng nha.

Ngoài ra, các ngành FMCG có thể kết hợp thực hiện kinh doanh song song trên các trang E-commerce, có dịch vụ delivery cũng giúp cho hoạt động kinh doanh trở nên tốt hơn.

Đăng bởi: admin