Trong thời gian gần đây, bên cạnh những doanh nghiệp lớn là sự nở rộ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs). Sự phát triển của các doanh nghiệp này đóng góp một phần không nhỏ cho nền kinh tế quốc gia. Tuy nhiên, sự chênh lệch về nhiều khía cạnh dẫn đến những khó khăn không nhỏ cho các SMEs. Một trong số đó là các bài toán doanh thu, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp.

Cùng Woay tìm hiểu thêm một số giải pháp tăng doanh số bán hàng từ trong ra ngoài (*) cho doanh nghiệp của bạn nha.

(*) Trong ở đây hàm ý là: Nội lực bản thân, từ sản phẩm, từ tính cách ứng xử với khách hàng. Ngoài hàm ý: các chương trình thể hiện ra bên ngoài mà có thể nhìn-sờ-cầm-nắm được.

1. Học cách lắng nghe khách hàng

Trước khi muốn tìm cách tăng doanh số bán hàng, đầu tiên người bán hàng cần có được thông tin từ các khách hàng tiềm năng, từ đó tìm ra những giá trị sản phẩm mà doanh nghiệp bạn có thể cung cấp cho họ. Khi khách hàng không tự chia sẻ thì cách đặt câu hỏi gợi mở sẽ là chìa khóa giúp bạn dẫn dắt câu chuyện giữa bạn và các khách hàng. Đừng hỏi khách hàng của bạn có muốn mua hàng không, thay vào đó hãy gợi ý cho họ cách sử dụng sản phẩm của bạn hiệu quả.

Ngoài ra, những video, hình ảnh của sản phẩm sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định mua hàng của họ. Đây là một điểm cộng lớn trong quá trình nhận biết thương hiệu của bạn và là yếu tố quan trọng trong quyết định mua hàng của họ. Vì vậy, hãy đầu tư cho mình những video, hình ảnh thật chỉn chu, kĩ lưỡng và mô tả chính xác chất lượng sản phẩm bạn mang lại.

2. Chấp nhận những phản hồi tiêu cực

Theo một nghiên cứu của Invesp, 99% người tiêu dùng đọc các đánh giá sản phẩm trên Internet, trong đó 88% độc giả tin vào các đánh giá này giống như họ tin vào các lời truyền miệng, và 72% độc giả chỉ mua hàng sau khi họ đọc được các đánh giá tốt về sản phẩm. Những nhận xét hài lòng từ khách hàng là một điểm cộng lớn cho sản phẩm – dịch vụ của bạn.

Đôi khi chúng ta vẫn không tránh khỏi những phản hồi tiêu cực từ khách hàng. Theo các chuyên gia, việc khách hàng phản đối là một cơ hội tốt để bạn đánh giá lại chất lượng sản phẩm và dịch vụ của mình. Hơn thế nữa, việc phản hồi cho thấy khách hàng đang thật sự quan tâm đến sản phẩm và mong muốn bạn cải thiện chất lượng để họ có được những trải nghiệm tốt hơn. Vì vậy, bạn cần cảm ơn và đón nhận những ý kiến khách quan từ khách hàng cũng như sửa đổi để nâng cao giá trị thương hiệu và tạo ra những mối quan hệ tốt hơn.

3. Đừng sợ mất thời gian cho những khách hàng tiềm năng

Một số doanh nghiệp cảm giác mất quá nhiều thời gian trong việc tư vấn và hướng dẫn những khách hàng tiềm năng. Bạn lo lắng rằng việc bạn dành thời gian cho nhóm khách hàng này liệu có tăng tỉ lệ chuyển đổi của doanh nghiệp hay không? Và liệu doanh nghiệp bạn có lãng phí thời gian khi những khách hàng được tư vấn không mua sản phẩm và dịch vụ của bạn?

Theo thống kê thì 98% khách hàng sẽ từ chối bạn trong lần giới thiệu đầu tiên. Cứ 100 khách hàng tiềm năng thì có 98 khách không mua hàng và chỉ có 2% trong số đó chấp nhận giao dịch. Tuy nhiên, việc khách hàng biết đến bạn và được nghe những thông tin về sản phẩm và dịch vụ của bạn cũng đã là một điểm chạm tốt trong hành trình khách hàng.

Với một số khách hàng, việc họ từ chối bạn giúp họ có thêm thời gian để xem xét các phản hồi cũng như suy nghĩ kĩ hơn về lợi ích bạn mang lại cho họ. Và nếu như sản phẩm của bạn thật sự tốt và phù hợp với họ, họ hoàn toàn có thể chủ động liên lạc với bạn sau này.

4. Gia tăng mối quan hệ với khách hàng

Theo một nghiên cứu của Gartner Group, 20% khách hàng hiện có của công ty có thể tạo ra 80% lợi nhuận của một doanh nghiệp. Chi phí để thu hút 1 khách hàng mới có thể lớn gấp từ 5-10 lần chi phí giữ chân khách hàng hiện tại. Vì vậy, việc gia tăng mối quan hệ với khách hàng cũng là một trong những cách quan trọng để tăng doanh số bán hàng.

Hơn nữa, nếu như các mối quan hệ tốt đẹp giữa khách hàng và doanh nghiệp sẽ giúp cho lần mua sau của khách hàng sẽ diễn ra nhanh chóng, thường xuyên hơn và họ chính là người có thể giới thiệu sản phẩm của bạn tới những người tiêu dùng khác.

5. Sử dụng công nghệ trong thời đại 4.0

Rất nhiều doanh nghiệp lớn và nhỏ hiện nay đã bắt đầu tập trung vào các chiến lược marketing trên các trang mạng xã hội, các website cũng như các app riêng. Một trong số những chiến lược đang được các thương hiệu nổi tiếng ưa chuộng là việc tạo ra các minigame thu hút khách hàng tiềm năng cũng như tăng tỉ lệ chuyển đổi.

Các thương hiệu nổi tiếng như Momo, Shopee, Grab Food, Mai Linh (*)… đã thu được hàng triệu lượt tham gia và hàng ngàn khách hàng tiềm năng mới nhờ vào sự thành công của các minigame này.

Không chỉ các doanh nghiệp lớn, mà các SMEs khi tham gia vào minigame cũng mang lại được những con số bất ngờ cho doanh nghiệp của mình.

  • Cỏ mềm Homelab thu về 100k Reach + 5k Engagement và 4k5 Lead cùng 500 Order sau chiến dịch minigame của mình 
  • 160Store với minigame kéo dài chỉ 3 ngày nhưng mang về 600k Reach + 15k Engagement + 10k Lead + 2.500 Order

(*) Đã có 03/04 thương hiệu nổi tiếng trên đã sử dụng Woay. Đó là lời chứng thực về chất lượng tốt nhất mà Woay có. Nếu bạn đang phân vân trong việc tạo minigame hoặc đã có những ý tưởng minigame thú vị, hãy liên hệ Woay.vn ngay để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí nhé.

Trên đây là 05 Cách tăng doanh số bán hàng từ trong ra ngoài mà WOAY dành cho bạn. Cảm ơn bạn đã lắng nghe và theo dõi WOAY. Hi vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn lựa chọn được các giải pháp phù hợp cho doanh nghiệp của mình.

Đăng bởi: admin