Tại sao tối ưu tỷ lệ chuyển đổi lại trở nên quan trọng?

Có lẽ, doanh nghiệp cũng hiểu được tầm quan trọng của SEO trong việc tăng lưu lượng truy cập cho website, hay những chiến dịch marketing thông qua nội dung và mạng xã hội giúp mang doanh nghiệp đến gần hơn với người dùng, từ đó tăng tương tác. Tuy nhiên, khi đã có tương tác rồi, làm sao để có được doanh số như mong muốn? Đây là lúc tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi trở nên quan trọng.

Conversion Rate Optimization - AdCortex

CRO là gì?

Tối ưu tỷ lệ chuyển đổi hay còn được gọi là CRO (Conversion Rate Optimization), là một trong những yếu tố thiết yếu nhằm tối ưu hóa chuyển đổi khách hàng truy cập. Biến họ trở thành khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp.

Việc có được CRO sẽ hỗ trợ rất nhiều cho thương hiệu trong việc kích cầu, kích thích người tiêu dùng chủ động hơn trên các website. Từ đó tăng lượng bán hàng đầu ra đối với các chiến dịch sản phẩm.

Liệu doanh nghiệp có đang nhận thức đúng đắn về CRO?

Rất nhiều công ty nhìn vào lợi nhuận tăng mà nhận định rằng, đây là kết quả nhờ vào chiến lược tăng giá thành hoặc tăng tỷ lệ chuyển đổi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc giảm giá cũng có thể tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp, hay chi phí thu hút khách hàng giảm xuống do tỷ lệ chuyển đổi tăng lên.

Và đó không phải là nhận thức sai lệch duy nhất khi đưa vào bối cảnh thực tế. Một vài doanh nghiệp sẽ thấy rằng việc ẩn đi phần giá trên các trang bán hàng sẽ giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi. Trong khi nhiều doanh nghiệp khác lại nhận định rằng khách hàng thích được nhìn thấy phần giá trực tiếp. Đôi khi, việc bỏ đi mục hình ảnh giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi. Đôi khi, mục hình ảnh lại rất quan trọng trong việc chứng minh độ tin cậy. Và nó thậm chí còn nên được đặt ở gần đầu trang.

Với sự tăng trưởng trong tỷ lệ chuyển đổi, doanh nghiệp có thể tăng doanh thu mà không cần phải tập trung tối ưu lưu lượng truy cập vào trang web. Nếu trang bán hàng mang về mức tỷ lệ chuyển đổi là 30% và doanh nghiệp tối ưu con số này lên 40%, doanh thu tự khắc sẽ tăng theo.

Covid đã thay đổi hành vi của đối tượng khách hàng tiềm năng như thế nào?

Do những chính sách hạn chế đi lại, số lượng người dân sử dụng các hình thức mua sắm online ngày càng tăng lên, từ đó tăng lưu lượng truy cập của website.

Shopping Online - Isometric by nour elsaeed on Dribbble

Điều thú vị là, bên cạnh sự gia tăng đột ngột của hành vi mua sắm online, người tiêu dùng đồng thời cũng phải đối mặt với nỗi lo khan hiếm hàng hóa. Rất nhiều doanh nghiệp trong quá trình chuyển hướng sang hệ thống online vào thời điểm này gặp phải tình trạng hết hàng do nhu cầu tăng đột biến.

Điều này cũng cho thấy những doanh nghiệp trong giai đoạn thử nghiệm các cách thức quản lý kỳ vọng, xử lý rủi ro chậm trễ do thiếu nguồn hàng đạt tỷ lệ chuyển đổi cao hơn các doanh nghiệp chỉ tập trung giảm thiểu sự chậm trễ. Ví dụ, một cửa hàng gặp phải tình trạng thiếu hàng hóa. Họ đã đặt chức năng pop-up trực tiếp trên website với nội dung giải thích về tình trạng cùng với lời xin lỗi. Chiến thuật này đã tăng tỷ lệ chuyển đổi lên đến 30%.

Tới năm 2021, thời điểm nền kinh tế thế giới đang có những chuyển dịch trong việc mở cửa lại. Trong khi các doanh nghiệp đang tìm cách giải quyết vấn đề về sự tồn đọng hàng hóa nhập về do nhu cầu mua dịch, họ đồng thời phải đối mặt với một vấn đề phức tạp mới — tranh giành sự chú ý của người mua sắm trực tuyến. Với nhiều cửa hàng trực tuyến hơn, việc giành được lưu lượng truy cập đó trở nên đắt đỏ và khó khăn hơn. Vì vậy, điều quan trọng là làm cách nào để nổi bật so với đối thủ cạnh tranh.

CRO đóng một vai trò quan trọng đối với các digital marketer vì tỷ lệ chuyển đổi càng cao, chi phí để giành được mỗi khách hàng tiềm năng càng được tiết kiệm đáng kể.

Lập danh sách đánh giá các yếu tố quan trọng về sản phẩm hoặc landing page.

Khác với SEO, khi mà chỉ cần tìm ra được các từ khóa tối ưu, chăm chỉ tuân theo các nguyên tắc là sẽ đạt được những hiệu quả nhất định cho doanh nghiệp, CRO phụ thuộc nhiều vào tệp khách hàng tiềm năng. Điều này nghĩa là, nếu chỉ đơn giản là sao chép một chiến lược hiệu quả của doanh nghiệp khác, ứng dụng lên doanh nghiệp mình, thì hẳn sẽ không mang về hiệu quả cao. Đặc biệt là khi hai đối tượng khách hàng có thể không tương đồng.

Nơi tốt nhất để bắt đầu việc tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi của sản phẩm hoặc landing page là đánh giá tính hiệu quả của các yếu tố đã có trên trang chủ. Hãy lập danh sách mọi thông tin. Ngoại trừ những yếu tố thuộc hạng mục bán hàng (form điền thông tin, giá, giỏ hàng, v.v.), đây là những yếu tố bắt buộc phải có trên mỗi website.

Các yếu tố khác có thể kể đến như thư viện hình ảnh, các nội dung miêu tả sản phẩm, bài đánh giá của những khách hàng đã dùng qua,... bất kể nội dung nào được đính kèm trên trang chủ, hãy thêm vào trong danh sách.

Deputy - Onboarding and Feature Animations finance bodymovin json lottie flat gif illustration charac… | Motion graphics inspiration, Motion graphics, Motion design

Lưu ý: Hãy lập danh sách đánh giá cho mọi trang landing page, opt-in page hay trang bán hàng mà doanh nghiệp muốn tối ưu. Tuy nhiên, những công thức hiệu quả cho một trang chưa chắc đã hoạt động tốt ở trang còn lại. Nếu như đối tượng truy cập hai trang này sở hữu hai mục đích khác nhau. Vì thế, nếu doanh nghiệp muốn tối ưu tỷ lệ chuyển đổi của nhiều trang khác nhau, hãy thử nghiệm thay vì sao chép lại công thức cũ.

Tiến hành thử nghiệm các yếu tố nói trên.

Khi đã tạo xong danh sách, hãy chuyển đến các công cụ A/B testing như Google Optimize và tạo các phiên bản khác nhau, so sánh chúng trong một môi trường/ tình huống nhất định và đánh giá tính hiệu quả.

Với Google Optimize, doanh nghiệp không cần bất kỳ kỹ năng phát triển hay thiết kế để thực hiện các thử nghiệm này. Chỉ cần nhấp vào một yếu tố nhấn định và nhấp vào Xóa. Đối với ví dụ trên, thương hiệu có thể xóa thư viện hình ảnh trong phiên bản một, xóa các bài đánh giá trong phiên bản hai, xóa các nội dung mô tả trong phiên bản ba, vv.

 

 

Chọn bao nhiêu yếu tố để thử nghiệm trong một lần là tốt nhất?

Nếu là một website đang có nhiều lưu lượng truy cập, doanh nghiệp có thể thử nghiệm nhiều phiên bản khác nhau một lúc. Nhưng nếu website có lưu lượng truy cập chưa cao, doanh nghiệp chỉ nên chạy thử nghiệm với hai phiên bản, một bản gốc và một với sự thay đổi duy nhất.

Điều này đảm bảo rằng thương hiệu đang có đủ dữ liệu để so sánh kết quả sau khi kiểm tra. Với các trang web có lưu lượng truy cập cao, việc chạy nhiều phiên bản cùng một lúc sẽ dễ dàng và tiết kiệm thời gian hơn.

Mỗi phiên bản phải có một đề xuất giá trị được thay đổi hoặc loại bỏ để kiểm tra so với các phiên bản khác. Điều này sẽ giúp việc chứng minh hiệu quả của từng biến và ảnh hưởng của nó đối với tỷ lệ chuyển đổi tổng thể.

 

 

Quan trọng nhất, hãy kiểm tra mọi yếu tố trên trang của doanh nghiệp. Đừng chỉ chọn một vài yếu tố để kiểm tra. Hãy nhớ rằng, tất cả phụ thuộc vào hành vi và suy nghĩ của khách hàng khi ở trên website. Biết đâu, doanh nghiệp có thể ngạc nhiên bởi những gì hóa ra lại làm ảnh hưởng đến tỷ lệ chuyển đổi của mình.

Quyết định thời điểm kết thúc việc thử nghiệm.

Tất nhiên, một trong những nỗi lo của doanh nghiệp khi chạy thử nghiệm trên các công cụ CRO đó là đâu là phiên bản tối ưu, tạo ra doanh thu cao nhất? Vì vậy, doanh nghiệp nên đợi bao lâu trước khi tắt quá trình thử nghiệm?

Câu trả lời là nó phụ thuộc vào thử nghiệm, lượng lưu lượng truy cập mà trang web của đã nhận được và các chỉ số đang được công cụ thử nghiệm A/B sử dụng. Nếu trang web của doanh nghiệp đang có lưu lượng truy cập tốt và một phiên bản liên tục thấp hơn trong 2-3 ngày, doanh nghiệp có thể tắt phiên bản đó.

Nếu phần thử nghiệm không đạt kết quả thành công, doanh nghiệp ít nhất cũng có thể tự nhận thức được rằng đấy là những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ chuyển đổi. Đồng thời, thông qua các thử nghiệm, doanh nghiệp cũng có thể khái quát tâm lý và hành vi của khách hàng tiềm năng.

Ví dụ: nếu doanh nghiệp xóa mục giá sản phẩm khỏi trang bán hàng và thấy tỷ lệ chuyển đổi giảm mạnh, điều đó có nghĩa tệp khách tiềm năng muốn được xem giá sản phẩm trực tiếp. Nhưng điều đó không có nghĩa là họ cần phải xem nó ở cùng một vị trí. Từ đó, để tối ưu hơn nữa, doanh nghiệp có thể bắt đầu thử nghiệm các vị trí đặt giá sản phẩm sao cho thu hút nhất.

Đừng bao giờ ngừng đánh giá dữ liệu.

Bởi vì người tiêu dùng cũng sẽ không bao giờ ngừng phát triển, nên việc đánh giá sẽ không bao giờ thực sự có thể dừng lại. Doanh nghiệp có tệp khách tiềm năng mới, họ sẽ truy cập vào trang web của doanh nghiệp và doanh nghiệp cần tiếp tục thử nghiệm để đảm bảo nội dung vẫn đang chuyển đổi ở tốc độ tối đa.

Pin on Web Design

Điều này đặc biệt quan trọng khi song song với sự phát triển của internet, các đơn vị phát hành, sàn giao dịch cùng tiểu thương cũng tập trung làm mới, phát triển nội dung hơn. Chi phí để chuyển đổi khách truy cập thành khách hàng tiềm năng hay khách hàng thân thiết cũng sẽ tiếp tục tăng cao.

 

KẾT LUẬN

Để kết lại, để tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi, điều doanh nghiệp cần đó là tìm ra các yếu tố phù hợp với tệp khách hàng tiềm năng nhất. Bằng cách liên tục thử nghiệm và chạy đánh giá thông qua các công cụ. Và tất nhiên, đôi khi với những sự thay đổi nhỏ lại mang lại thành quả lớn.

Vậy với việc sử dụng minigame dành cho website của doanh nghiệp như một yếu tố tăng thời gian truy cập trung bình thì như thế nào? Vừa mang sự giải trí đến với khách hàng, đây còn là phương pháp tăng trải nghiệm, giúp thu thập database mà còn tiết kiệm chi phí nữa nè!

Hãy đến ngay với Woay - Nền tảng thiết kế minigame để cùng trải nghiệm và ứng dụng phương pháp này đối với website của thương hiệu bạn nhé!

Đăng bởi: admin