Donut Papi được biết đến là một cửa hàng bán bánh rán thủ công tại Sydney, Úc. Donut Papi sở hữu một lượng lớn khách hàng trung thành thông qua cả mạng xã hội và tại địa phương.
Donut Papi được biết đến là một cửa hàng bán bánh rán thủ công tại Sydney, Úc. Donut Papi sở hữu một lượng lớn khách hàng trung thành thông qua cả mạng xã hội và tại địa phương.
Donut Papi muốn tăng lưu lượng truy cập trang web cũng như thu hút sự tham gia của khách hàng nhiều hơn. Đó là lý do tại sao họ hợp tác với Gamify để ra mắt trò chơi “Donut Papi Pop”. Với phần thưởng là một hộp bánh rán miễn phí dành cho khách hàng có số điểm cao nhất mỗi thứ hai hàng tuần.
“Donut Papi Pop” là một trò chơi giải đố thuộc dạng Match-Three (là thể loại game yêu cầu người chơi sắp xếp sao cho 3 vật phẩm giống nhau thẳng hàng để ghi điểm). Hình thức quen thuộc, đơn giản áp dụng cho khách hàng online và khách hàng tại cửa hàng. Tại cửa hàng Donut Papi trang bị một chiếc ipad cho khách hàng tới mua tham gia, đồng thời khuyến khích họ quay lại cửa hàng hàng tuần để giành giải thưởng.
Bằng cách bắt khách hàng điền thông tin trước khi bắt đầu trò chơi, Donut Papi đã nhân đôi số cơ sở dữ liệu hiện có trước đó của họ chỉ trong 2 tuần đầu tiên! Chỉ trong 6 tuần, Donut Papi đã có 3666 khách hàng tham gia, tổng số lượt chơi lên đến 41 659, tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng lên đến 89.4% (nguồn)
Làm cách nào để Donut Papi đạt được những con số ấn tượng như vậy? Vì họ hiểu khách hàng của chính họ!
Tuy Gamification khác với game thông thường nhưng có một số sự trùng lặp giữa cả hai đó chính là các loại người chơi. Theo Richard Bartle, Bài kiểm tra Tâm lý học Bartle, chia mọi người chơi trò chơi thành 4 nhóm đơn giản: The Achiever, the Killer, the Socializer và The Explorer.
Và Donut Papi xác định khách hàng của họ thuộc nhóm Socializer và Achiever.
Khách hàng thuộc nhóm Socializer (chiếm đến 80%), họ trải nghiệm niềm vui trong trò chơi thông qua tương tác với những người chơi khác. Với “Donut Papi Pop”, khách hàng tương tác với nhau qua sự cạnh tranh trên bảng xếp hạng và khi tham gia tại cửa hàng.
Nhóm khách hàng Achiever tham gia trò chơi với mục đích là đạt được thành tích trong bảng xếp hạng hoặc thu thập tất cả các huy hiệu và có tính cạnh tranh cao. “Donut Papi Pop” thu hút những nhóm người chơi này bằng tính cạnh tranh trong trò chơi và sự cập nhật liên tục bảng xếp hạng mỗi tuần để tạo cơ hội, kích thích họ quay lại cửa hàng tham gia hoặc chơi trò chơi nhiều lần hơn.
Để giữ chân khách hàng ở lại lâu với doanh nghiệp F&B thì Gamification là một công cụ không thể thiếu! Ngoài Donut Papi thì KFC cũng là một doanh nghiệp ứng dụng Gamification cho chiến dịch giới thiệu sản phẩm mới thành công với doanh thu của cửa hàng tăng 106%.
Chiến dịch thành công đến nỗi dòng sản phẩm này phải vật lộn để theo kịp số lượng khách hàng và cuối cùng đã bán hết. KFC đã phải cắt giảm một nửa thời gian chiến dịch để ổn định nguồn cung và cầu.
Bạn là một doanh nghiệp F&B và muốn tạo một chiến dịch thành công như Donut Papi và KFC? Woay có một “bí kíp” nho nhỏ dành cho bạn nè!
--
Mỗi ngày một con số là chuỗi bài viết về Gamification Marketing do Woay (nền tảng thiết kế minigame) tổng hợp & soạn thảo. Thông qua việc chia sẻ con số mỗi ngày, Woay sẽ giúp bạn đến gần hơn với Gamification & cách ứng dụng hiệu quả vào doanh nghiệp.
Tụi mình rất cầu thị lắng nghe góp ý từ bạn đọc. Nên bài viết có sai sót gì mong mọi người góp ý thêm.
Mọi người đều đọc