Tìm hiểu về cách ứng dụng Omni Channel đối với ngành bán lẻ cùng Woay.
Trong bối cảnh internet và thương mại điện tử phát triển như vũ bão, hành vi và nhu cầu của người tiêu dùng thay đổi liên tục. Các doanh nghiệp nói chung và ngành bán lẻ nói riêng cần phải cập nhật xu hướng và có những ứng phó kịp thời để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Omni Channel cũng ra đời trong bối cảnh đó để tăng điểm chạm trong hành trình khách hàng và góp phần tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
Omni Channel - tiếp cận, kết nối với khách hàng trên nhiều kênh khác nhau
Omni Channel là mô hình tiếp cận khách hàng thông qua nhiều kênh cùng một lúc nhưng vẫn đảm bảo tính thống nhất, liên tục và đồng bộ của hệ thống bán hàng. Omni Channel còn được gọi là mô hình bán hàng đa kênh, được ứng dụng hiệu quả để tăng doanh số và tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng.
Khi áp dụng mô hình Omni Channel, bạn phải đảm bảo cung cấp cho khách hàng trải nghiệm liền mạch và nhất quán dù ở cửa hàng thực tế hay trên môi trường trực tuyến. Trong tình hình hiện nay, trải nghiệm đa kênh đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng để khách hàng hài lòng và xây dựng lòng trung thành của khách hàng.
Khách hàng có mặt khắp mọi nơi trên môi trường trực tuyến, nếu không tiếp cận đa kênh, bạn có thể là kẻ thua cuộc. Do đó, các doanh nghiệp dù quy mô nhỏ hay lớn đều phải áp dụng nhuần nhuyễn mô hình Omni Channel để tiếp cận và tăng tính kết nối với khách hàng.
Với sự đa dạng về mặt hàng hóa, Omni Channel là một kênh mà ngành bán lẻ không thể bỏ qua. Cung cấp những mặt hàng đa dạng trên nhiều kênh khác nhau để khách hàng tiếp cận được nhiều hơn.
Omni Channel- xu hướng kinh doanh hàng đầu hiện nay
Khi bạn mở rộng phủ sóng trên nhiều kênh bán hàng, bạn có thể tiếp cận được nhiều khách hàng hơn mà không cần phải tăng đầu tư vào cửa hàng thực tế như mô hình bán hàng truyền thống.
Với trải nghiệm đa kênh, khách hàng có thể thấy sản phẩm hoặc cửa hàng của bạn mọi lúc mọi nơi từ “ảo” cho đến “thực”. Điều này có tác động rất lớn đến hành vi mua sắm và quá trình ra quyết định mua hàng. Vì vậy, bán hàng đa kênh có thể giúp bạn tăng doanh số rất hiệu quả.
Omni Channel cũng giúp bạn và khách hàng tương tác tốt hơn để thấu hiểu chân dung và hành vi của khách hàng. Từ đó, bạn sẽ nghiên cứu được nhu cầu của khách hàng, biết được khách hàng đã hài lòng về sản phẩm hay chưa, điều gì cần cải thiện về chất lượng hoặc giá cả,…
Như vậy, bạn không chỉ làm hài lòng người mua trong ngắn hạn mà còn xây dựng được lòng trung thành khách hàng cho mục tiêu lâu dài.
Dù là doanh nghiệp lớn, vừa hay nhỏ, muốn bắt kịp thời đại đều phải “gia nhập” sân chơi Omni Channel này.
Có thể thấy hàng loạt nhà bán lẻ danh tiếng trong nước đã và đang đầu tư hệ thống bán hàng trên nền thương mại điện tử như: Lotte Mart, FPT Shop, Thegioididong,… song song với các cửa hàng thực tế.
Ngoài ra, chương trình bán hàng và marketing của các doanh nghiệp phải được thực hiện thống nhất trên cả online và offline. Động thái này của các nhà bán lẻ truyền thống là cách ứng phó với mối đe dọa từ sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử.
Hiệp hội bán lẻ dự báo mô hình bán lẻ “đơn kênh” sẽ dần bị thay thế bởi bán lẻ đa kênh do sự đòi hỏi của thị trường. Những đòi hỏi này xuất phát từ bản chất thị trường Việt Nam rất năng động, nhu cầu của người dân liên tục thay đổi, buộc các nhà bán lẻ phải khai thác và đáp ứng kịp thời.
Theo báo cáo của Google (2015), 73% khách hàng tìm kiếm sản phẩm trên internet trước khi mua hàng, 17% trong số đó quyết định mua hàng trực tuyến.
Đồng thời, theo nhận định của Nielsen, ranh giới giữa thực và ảo trong ngành bán lẻ đã không còn rõ rệt khi thương mại điện tử lên ngôi. Ngày càng nhiều người tìm kiếm thông tin sản phẩm tại cửa hàng offline nhưng quyết định mua hàng trên cửa hàng online.
Do đó, hầu hết các doanh nghiệp phải thích ứng và điều chỉnh các chính sách phù hợp với xu hướng “khách hàng đa kênh” để tiếp cận và gắn kết với khách hàng.
Vì vậy, ngay cả khi bạn đang là người dẫn đầu, bạn vẫn có thể trở thành “kẻ thua cuộc” nếu không cập nhật và áp dụng ngay mô hình bán hàng đa kênh – Omni Channel.
Không riêng gì bán hàng đa kênh, mà ngay cả hình thức truyền thống cũng vậy, để thu hút được khách hàng, bạn cần hiểu họ muốn gì, cần gì ở sản phẩm. Không cách gì tốt hơn ngoài việc bạn tự đặt mình vào vị trí của khách hàng để trải nghiệm việc mua sắm, sử dụng và phản hồi cho chính doanh nghiệp của bạn.
Điểm mấu chốt của Omni Channel đó chính là dữ liệu khách hàng bạn thu thập được mạng xã hội, website,...rất lớn. Hãy tận dụng những điều đó để điều chỉnh và tối ưu trải nghiệm của khách hàng và phát triển dịch vụ của bạn.
Việc phát triển mạnh mẽ các nội dung dẫn khách hàng đến việc mua sản phẩm sẽ giúp bạn mở rộng đối tượng khách hàng tiềm năng cho mình. Gửi email, tin nhắn, tài liệu bổ sung về sản phẩm, các chương trình đang diễn ra tại cửa hàng,...là những cách hiệu quả để tăng khả năng khách hàng tiếp cận và nhớ đến sản phẩm.
Lợi thế của Omni Channel là tính quản lý tập trung rất cao. Vì vậy, khi triển khai phương thức này, bạn cần nhớ trải nghiệm của khách hàng trên các thiết bị phải được “bảo toàn”. Hãy chắc chắn rằng, những hành động “mua hàng”, “thêm vào giỏ hàng” của họ trên điện thoại giống với những gì họ thực hiện trên máy tính hay các thiết bị khác nhé!
Không còn là thị trường “trăm người bán vạn người mua”, thị trường kinh doanh thời gian gần đây bắt đầu trở nên sôi nổi hơn. Doanh nghiệp cũng bắt đầu có nhiều đối thủ cạnh tranh hơn với mình. Không chỉ riêng đối thủ trực tiếp mà cả đối thủ gián tiếp. Vì vậy xây dựng omni channel sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng được nhiều hơn, tạo ấn tượng với khách hàng tốt hơn và việc kinh doanh cũng sẽ hoàn thành tốt hơn.
Trên đây là những thông tin của WOAY.VN xoay quanh chủ đề Omni Channel. Hi vọng rằng bài viết này hữu ích với bạn trong việc lựa chọn một phương thức bán hàng, tiếp thị hiệu quả.
Click ngay https://www.woay.vn/blogs để đọc thêm những bài viết hay đến từ đội ngũ chuyên gia của Woay nhé!