Có thể bạn biết rồi, minigame là một vũ khí bí mật không chỉ thu hút tương tác mạnh mẽ mà còn mang lại traffic “khủng" cho kênh bán hàng của bạn (fanpage, website, tiktok, youtube...) nếu như bạn ứng dụng nó một cách đúng đắn. Thế nhưng, ngoài một nền tảng vững vàng, thiết kế chỉnh chu, vận hành tốt thì để tạo nên một minigame hiệu quả, phần thưởng trong minigame cũng chính là một trong những yếu tố thu hút người chơi quan tâm đến minigame của bạn.

Phần thưởng không chỉ tác động giúp người chơi tò mò, hứng thú hơn với minigame mà thêm vào đó cũng chính là cầu nối mang sản phẩm/dịch vụ của bạn đến với khách hàng nhanh hơn, cũng như kích thích khách hàng mua sản phẩm (đối với khách hàng mới) và mua nhiều hơn (đối với khách hàng cũ).

Vậy nên, bài viết này sẽ gợi ý cho bạn cách chuẩn bị quà tặng cho khách hàng để minigame vừa trở nên hấp dẫn hơn mà cũng thu hút được nhiều khách hàng hơn.

1. Áp dụng hiệu ứng chim mồi để tăng số lượng người tham gia

Sử dụng phần thưởng có giá trị để thu hút khách hàng tham gia với tâm lý: “tôi muốn trúng quà này”. Giá trị ở đây bao gồm cả lý tính & cảm tính, chẳng hạn:

  • Yêu là Đủ thu hút 2.000 người chơi bằng phần thưởng “Avatar chính chủ của admin” - Điều mà luôn được giấu kín
  • We Escape tăng 800 đơn hàng thông qua phần thưởng 2 Triệu tiền mặt

Quay lại với khái niệm, phần thưởng chim mồi là phần thưởng thu hút người chơi, với xác suất trúng cực thấp; có khi là 0% và chỉ trao thưởng vào một khung giờ được xác định sẵn để kết hợp làm truyền thông.

Có khi phần thưởng chim mồi cũng chính là phần thưởng duy nhất và để trúng được phần thưởng bạn phải vượt qua muôn trùng các nhiệm vụ lồng ghép khác nhau. Điển hình luôn có một nhiệm vụ: Mời càng nhiều bạn - bạn càng được nhiều lợi ích! Khi đó sẽ thu hút được nhiều khách hàng tham gia hơn.

Dĩ nhiên để làm được như vậy, phần thưởng của bạn phải cực kỳ lớn & có sức hút về chuyện minh bạch phần thưởng. Chẳng hạn, Momo dùng việc sưu tập 12 linh thú để nhận quà khủng làm chim mồi. Tuy nhiên, việc sưu tầm đơn độc 12 linh thú sẽ rất khó, nên việc mời thêm bạn bè tham gia để: tăng lượt chơi hay trao đổi sẽ giúp đến gần với phần thưởng hơn. Mặc dù người chơi vẫn biết rất khó để đạt, nhưng vẫn mời gọi bạn bè nườm nượp để tham gia.

 2. Dùng phần thưởng để Upsell

Thông thường một chiến dịch đẩy doanh số bán hàng thường là: Tăng doanh số hoặc Đẩy bớt hàng tồn kho để thu hồi vốn, giảm chi phí về kho bãi. Việc bạn lồng ghép phần thưởng là voucher/coupon/hàng tồn là chất liệu hữu hiệu để giải quyết theo từng mục tiêu trên. Thậm chí, bạn có thể kích cầu việc mua sắm dù khách chưa có nhu cầu! Chẳng hạn...

Nếu mục tiêu trong chiến dịch là giảm bớt hàng tồn kho, phần thưởng cho minigame nên là:

  • Dùng hàng tồn làm quà tặng, tăng tỷ lệ mua sắm. (Điển hình: Mua hàng với hóa đơn 500k để bốc thăm trúng sản phẩm)
  • Tạo Combo sản phẩm mới + sản phẩm cũ với giá tốt. Vừa tăng sức bán sản phẩm mới, vừa đẩy đi sản phẩm cũ.

Đó là 02 cách điển hình để bạn lồng ghép phần thưởng vào minigame để kích cầu việc mua sắm, tăng doanh số, đẩy đi sản phẩm tồn kho, giải quyết cho doanh nghiệp bài toán về kho, bãi, hàng tồn.

Còn nếu, mục tiêu trong chiến dịch này là tăng thêm doanh thu cho cửa hàng/doanh nghiệp thì phần thưởng nên là những voucher/coupon với mức ưu đãi sâu sẽ đánh mạnh vào tâm lý khách hàng, kích thích họ mua sản phẩm vì được mức giá “hời". Voucher/coupon có giá trị bao nhiêu phù thuộc vào việc bạn hiểu hành vi mua sắm khách hàng của mình & kết quả của những lần giảm giá trước đó.

Tuy nhiên, dù là mục tiêu nào, bạn cũng nên lưu ý rằng, voucher càng cao - tỉ lệ trúng càng thấp và ngược lại. Nhờ vào đó sẽ đánh vào tâm lý muốn nhận phần thưởng mà khách hàng sẽ tìm thêm những cách để có số lần chơi nhiều như ý họ muốn

3. Dùng phần thưởng để giới thiệu sản phẩm mới

Với đa dạng mặt hàng trên thị trường hiện nay, việc mang một sản phẩm mới tiếp cận khách hàng và thuyết phục họ dùng chúng thì không hề đơn giản. Ngoài những chiến dịch quảng bá thông thường, minigame tặng sản phẩm/dịch vụ mới là một trong những chiến dịch tuy “cũ” nhưng chưa bao giờ “dở" của doanh nghiệp.

Sử dụng sản phẩm mới làm quà tặng cho chiến dịch minigame không chỉ giúp mang sản phẩm mới đến gần hơn với người tiêu dùng. Thêm vào đó, có thể đo lường hiệu quả của sản phẩm mới đối với phản ứng của khách hàng sau khi chiến dịch minigame kết thúc.

4. Phần thưởng tạo thiện cảm

“Miếng trầu làm đầu câu chuyện" không chỉ là phương châm trong việc giao tiếp thông thường, mà đó cũng chính là cách kéo gần khoảng cách giữa doanh nghiệp với khách hàng. Một món quà tặng khách hàng tuy giá trị không cao, nhưng lại tạo thiện cảm tốt trong mắt khách hàng với bạn.

Bên cạnh đó, những dịch vụ, phần thưởng đi kèm miễn phí cũng là một cách khiến khách hàng ấn tượng tốt với doanh nghiệp của bạn, sẽ lưu tâm và nhớ đến khi họ cần. 

Ứng dụng phần thưởng tạo thiện cảm có thể áp dụng cho khách hàng mới cũ. Một chiếc minigame với những phần quà tặng hấp dẫn là chìa khoá để mở cửa đến gần hơn trong việc chinh phục tâm lý khách hàng. Để dù là khách hàng mới hay cũ, cũng sẽ thêm tin yêu và gắn bó hơn với doanh nghiệp của bạn. 

5. Tạo tâm lý may mắn qua phần thưởng Chúc may mắn lần sau 0%

Sẽ không quá khó để bắt gặp “phần thưởng" này trong mọi chiến dịch minigame trên thị trường hiện nay. Bằng việc setup tỉ lệ quay trúng vào vòng quay này là 0%, sẽ giúp khách hàng cảm thấy may mắn hơn, tạo niềm vui cho khách hàng cũng như kích thích nhu cầu mua sắm tăng cao hơn.

Chiến dịch minigame cũng chính là một phần trong những chiến dịch marketing, với sứ mệnh mang những giá trị tốt nhất đến cho khách hàng, kéo gần khoảng cách giữa khách hàng và doanh nghiệp. Vậy thì, dù phần quà to hay nhỏ nhưng hãy luôn để cho khách hàng thấy được thành ý và sự chân thành từ doanh nghiệp, để từ đó có thêm niềm tin và gắn bó hơn nha.

Đăng bởi: admin