Thương mại trên di động và thương mại điện tử nói chung đã góp phần làm thay đổi cách chúng ta mua sắm. Ngay cả các cửa hàng truyền thống lâu đời và thành công nhất nay cũng phải tìm cách hội nhập, đầu tư phát triển trên thương mại điện tử.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp dần lưu tâm hơn đến các chương trình thân thiết khách hàng trên thị trường TMĐT này. Vì đơn giản, nó thu hút, dễ gây nghiện đồng thời dễ dàng tiếp cận, gửi đi các thông điệp cho khách hàng mỗi ngày hơn.

Chỉ trong năm 2017, doanh thu thương mại điện tử chỉ tính riêng ở Mỹ đã chạm ngưỡng 108 tỷ USD. Nghiên cứu thường niên của Zebra cho thấy, khách hàng dần có thói quen đặt mua trực tuyến khi gặp mặt hàng muốn mua. Điều này dẫn đến số lượng đơn hàng TMĐT tăng vọt lên tới 60% chỉ trong vòng 3 tháng đầu năm 2021 tại thị trường Việt Nam.

Bên cạnh đó, việc đặt hàng qua thiết bị di động (điện thoại thông minh, máy tính bảng,...) cũng tăng mạnh. 72% người mua hàng đặt hàng thông qua di động. 82% trong số đó thể hiện khả năng cao tiếp tục sử dụng hình thức mua sắm này.

Và Gamification sinh ra như một giải pháp nhằm mang đến thu hút và tạo cầu nối vững chắc hơn giữa doanh nghiệp và khách hàng của mình.

SCVNGR

App này ứng dụng game nên bất kỳ doanh nghiệp nào ở gần người tham gia. Để được chơi, người dùng cần phải đăng ký và lập ra danh sách các địa điểm tham gia. Các thử thách khác nhau sẽ chờ đợi sẵn tại các địa điểm này. Với mỗi thử thách được hoàn thành, người chơi sẽ nhận được điểm tương ứng. Và phần thưởng gì đang chờ đón bạn sau khi tích lũy được kha khá điểm số sau khi tham gia? Những phần quà miễn phí. Tất nhiên rồi.

Điều thực sự làm cho SCVNGR khác biệt là nhờ vào sự đa dạng của các bên tham gia. Thay vì một cửa hàng truyền thống với nỗ lực phát triển một app nhàm chán, họ có thể tham gia cuộc vui với SCVNGR, gặt hái những lợi ích khác nhau đến từ sự đa dạng các tệp khách hàng thuộc nền tảng.

Tất nhiên, điều làm nên thành công của ứng dụng chính là những lợi ích nó mang lại cho khách hàng. Với những mức điểm cụ thể, khách hàng sẽ đạt được những ưu đãi hấp dẫn.

Nhưng những voucher, phần thưởng miễn phí thì app nào cũng có phải không? Phần quà miễn phí và voucher giảm giá không phải là thứ khiến người dùng luôn tương tác với ứng dụng. Tuy nhiên, sự cạnh tranh với bạn bè chính là tính năng chính giúp thúc đẩy tương tác của người dùng với app. Từ đó khiến họ truy cập app nhiều hơn, nỗ lực đạt những cột mốc mới, khám phá các doanh nghiệp, địa điểm mới.

Build-A-Bear

Như đã nói, với việc phát triển không ngừng của công nghệ, trẻ em ngày nay dần trở thành người bản địa kỹ thuật số sớm hơn. Các bé được tiếp cận với những công cụ điện tử ngay từ khi còn bé. Và Build-A-Bear tận dụng tối đa điều này với ứng dụng trò chơi của họ. Trên ứng dụng này, trẻ em có thể tạo ra một chú gấu của riêng mình. Giống như cách chúng làm trong cửa hàng. Sau đó tham gia vào cuộc phiêu lưu với chú gấu ảo của mình thông qua nền tảng trò chơi của app. Với mỗi cấp độ khác nhau thì sẽ nhận được điểm tương ứng. Và tất nhiên, càng nhiều điểm hơn thì phần thưởng được trao cũng nhiều hơn.

Bên cạnh đó, phụ huynh có thể sử dụng ứng dụng này để xác định vị trí các cửa hàng lân cận và sử dụng phần thưởng mà con họ đã kiếm được khi chơi. Khách hàng sẽ nhận được các voucher và quà tặng khác nhau có sẵn tại cửa hàng. Chỉ những người có ứng dụng mới biết về các sản phẩm đặc biệt có mặt tại cửa hàng.

Với chỉ vỏn vẹn đó yếu tố thôi đã đủ thu hút bậc phụ huynh và con em mình tải ứng dụng ngay liền. Đi kèm theo đó là bản chất gây nghiện của trò chơi mới khiến mọi người quay lại nhiều hơn.

Covet Fashion

Có lẽ, ví dụ ấn tượng nhất về việc ứng dụng Gamification cho eCommerce là Covet Fashion. Về cơ bản, trò chơi này là sự cạnh tranh tính sáng tạo của những người chơi yêu thời trang.

Người dùng mới sẽ có đầy đủ tiền ảo và kim cương để sử dụng mua những mẫu thời trang mới nhất. Sau khi đã xây dựng xong tủ quần áo của mình, người chơi có thể bước vào các thử thách để tạo ra những outfit mới. Đôi khi, những thử thách đó đi kèm với một giải thưởng rất thực tế. Và đa số các phần thưởng trên ứng dụng này là ảo.

Hơn thế nữa, ứng dụng có một tính năng cực kỳ thông minh đối với người chơi nói chung bao gồm các nhà thiết kế. Họ có thể trả một số tiền nhất định để trưng bày outfit ảo của mình lên trên đó. Và những người chơi khác có thể truy cập trực tiếp tới những địa điểm thực tế bán các mẫu outfit này, thông qua outfit ảo mà họ thấy trên ứng dụng.

Điều thú vị nhất về Covet Fashion là app cho phép người chơi trải nghiệm những cảm xúc chân thực khi mua sắm. Hình dung cuộc sống của họ với chính những sản phẩm, trang phục đó. Từ đó giúp khách hàng vượt qua những rào cản tâm lý trong việc đưa ra quyết định mua hàng. Bên cạnh đó, thông qua việc theo dõi các hành vi người chơi, doanh nghiệp có thể thu thập dữ liệu, từ đó cá nhân hóa trải nghiệm người dùng.

Với Covet Fashion, các doanh nghiệp thời trang có thể khám phá những xu hướng, theo dõi những chủ đề được người chơi yêu thích trên app và tập trung ứng dụng nó vào sản phẩm của doanh nghiệp.

KẾT LUẬN

Có thể thấy rằng việc ứng dụng Gamification có thể được áp dụng cho bất cứ ngành công nghiệp nào. Chỉ cần bạn tìm ra đâu là yếu tố động lực dành cho người chơi của mình, và trò chơi nào phù hợp với họ, thì doanh nghiệp của bạn hoàn toàn có thể ứng dụng Gamification một cách hiệu quả nhất.

Vậy nếu là một minigame trực tiếp trên website hay ứng dụng của bạn thì thế nào nhỉ? Như Lắc Lì Xì cùng Momo, hay Học Việc Momo mà chúng ta thường thấy trên ứng dụng chuyển tiền này. Vừa có thể thu hút khách hàng lại còn tăng thêm độ thú vị cho những hoạt động thường ngày nhất.

Hãy tìm hiểu cách tạo ngay một minigame cho bạn và doanh nghiệp bạn tại Woay - Nền tảng thiết kế minigame của chúng mình ngay nè! Và liên hệ ngay với chúng mình để có thể được tư vấn thêm về các yếu tố xây dựng minigame khác nữa nhé!

Đăng bởi: admin