Gamification là một thuật ngữ có lẽ còn khá mới mẻ ở thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, nếu hiểu được hết khái niệm cũng như tính ứng dụng, bạn sẽ thấy thuật ngữ này hiện hữu gần hết ở trong nhiều khía cạnh của cuộc sống, từ giáo dục, quản trị nhân lực, marketing cho tới quan hệ khách hàng,... Điều mấu chốt của việc ứng dụng gamification đó là mang lại động lực, cảm xúc hứng thú, từ đó tăng sự gắn kết và hiệu suất tương tác của khách hàng và thương hiệu. Và tất nhiên, để ứng dụng gamification một cách tự nhiên hoàn toàn không dễ, đặc biệt với những chương trình như Chăm sóc khách hàng.

“Ứng dụng gamification trong Chương trình khách hàng thân thiết là việc tích điểm thưởng, tặng khuyến mãi và trao nhiệm vụ phải không? Đúng, nhưng không đủ.”

Những cách thức cơ bản nhất kể trên đã được hàng nghìn doanh nghiệp ứng dụng trong suốt bao nhiêu năm. Vậy như thế nào là ứng dụng gamification một cách triệt để để làm phong phú thêm cho chương trình Khách hàng thân thiết của bạn? Dưới đây là những gợi ý:

Vòng quay may mắn

Vòng quay may mắn là một minigame DỄ CHƠI - DỄ TRÚNG bậc nhất. Và tất nhiên nó mang lại niềm vui, từ đó giúp khách hàng tương tác với chương trình cũng như là thương hiệu nhiều hơn. Hơn nữa, với giao diện bắt mắt, luật chơi đơn giản, phần quà hấp dẫn cùng tâm lý “thử vận may”, tất cả đều là động lực cho người dùng tham gia, từ đó mang đến những cảm xúc hứng thú, hi vọng may mắn hoặc quyết tâm thử vận may nhiều lần.

Chiến Hữu Của Woay: Moji - Trải nghiệm minigame Vòng Quay Hạnh Phúc -  YouTube

Lợi ích cho doanh nghiệp

Một cách để truyền tải những giải thưởng khác hiện có đến khách hàng

Để vận hành một Chương trình khách hàng thân thiết, đôi khi cần nhiều hơn là một hay hai ưu đãi. Tuy vậy, làm sao để nhân hàng có thể tổng hợp những ưu đãi đang có, thể hiện nó một cách thú vị để thu hút khách hàng quan tâm? - Vòng quay may mắn sẽ giúp bạn làm điều đó.

Với thiết kế gồm nhiều rẻ quạt, doanh nghiệp có thể đính kèm lên đấy các ưu đãi hấp dẫn như: voucher khuyến mãi 20%, giao hàng miễn phí x2, mua 1 tặng 1,... để làm giải thưởng.

Tuy nhiên, lưu ý là luôn để 1 đến 2 giải thưởng thật hấp dẫn, và có tỷ lệ trúng, tuy không cao để tạo dựng lòng tin nơi người chơi. Bên cạnh đó, cũng đừng để những ô trống hoặc “Chúc bạn may mắn lần sau”, những thông điệp như vậy sẽ tạo cho khách hàng trải nghiệm không tốt, từ đó cũng không còn mặn mà với các chương trình từ nhân hàng nữa.

Bạn có thể tham khảo Case study của Co.op Smile với chiến dịch tri ân khách hàng “Quay số nụ cười” đã ứng dụng gamification cực kỳ thành công tại đây.

Hạn chế tình trạng điểm tích lũy không được sử dụng

Bạn có thể kết hợp vào trong kịch bản những yêu cầu như “30 điểm cho một lần quay” để khách hàng có thể THỰC SỰ SỬ DỤNG những điểm tích lũy trong quá trình sử dụng dịch vụ/ mua hàng.

Những sự kiện, minigame pop-up như thế này sẽ giúp khách hàng không cảm thấy nhàm chán với chương trình, cũng như tạo động lực để họ tích điểm thêm. Việc các sự kiện đổi điểm quá xa (một năm một lần) hoặc không có các hoạt động nổi bật để đổi điểm thưởng sẽ làm mất đi động lực tích điểm từ khách hàng.

Tính gây nghiện

Một thiết kế khéo léo với giao diện bắt mắt, phù hợp với hình ảnh của nhân hàng cùng với hiệu ứng mượt mà sẽ tạo cho người chơi cảm giác thích thú, hài lòng và đã mắt khi xem. Bên cạnh đó, giải thưởng thu hút cũng một vài điểm nhấn trong khâu trao giải cũng sẽ làm người chơi hứng thú hơn với sự kiện, mang đến cảm xúc tích cực. Tất cả sẽ là tiền đề hoàn hảo cho các sự kiện tiếp nối nói riêng và của việc phát triển thương hiệu và Chương trình khách hàng thân thiết nói chung.

Thêm vào đó, khách hàng cũng có xu hướng sẽ mua hàng từ các đối tác khác của doanh nghiệp nếu như họ có thể tích lũy thêm điểm thưởng cho minigame.

Sự đơn giản trong kịch bản, thiết kế và vận hành

Với sự phát triển của internet, bạn gần như có thể tìm kiếm mọi thứ mà không cần trả chút phí đi kèm nào. Và với minigame Vòng quay may mắn cũng vậy. Với thiết kế giao diện cực kỳ đơn giản, doanh nghiệp không cần thiết phải có đội ngũ đồ hoạ kỹ thuật chuyên nghiệp để thiết kế và vận hành như các game online chính thống.

Hiện nay, có rất nhiều các công cụ thiết kế minigame có thể hỗ trợ doanh nghiệp từ các khâu như thiết kế, phân bố giải thưởng cho tới khởi tạo mã trò chơi, chọn nhạc nền và tích hợp được lên nhiều nền tảng khác nhau như website, app, landing page,...

Doanh nghiệp có thể tham khảo thêm các công cụ trên tại đây.

Reward calendar

Reward calendars hay lịch ưu đãi là một chương trình được lấy ý tưởng từ Lịch Mùa Vọng (Advent Calendar) được mong đợi mùa Giáng sinh.

Lịch Mùa Vọng, cuốn lịch cho 25 ô kỳ diệu được chờ đợi nhất mỗi mùa Giáng sinh

Vậy Lịch Mùa Vọng là gì? Nó sẽ là cuốn lịch 25 ngày, được đánh số từ 1 đến 25 tượng trưng cho Giáng sinh. Mỗi ô sẽ giấu một phần quà bất ngờ, từ viên kẹo, móc khóa cho đến chiếc nhẫn xinh xinh. Tất nhiên giá trị món quà có thể cao hoặc không, nhưng cảm giác trong suốt 25 ngày trước Giáng Sinh, mỗi ngày đều được nhận những món quà mà bạn không thể đoán trước được chẳng phải rất thú vị hay sao?

Giải thích vậy để cho bạn hiểu hơn về Reward Calendar. Vậy doanh nghiệp sẽ ứng dụng như thế nào vào Chương trình khách hàng thân thiết? Giống như Giáng Sinh, bạn có thể ứng dụng nó như một pre-event, hoặc đơn giản là sự kiện thường ngày.

Với việc ứng dụng động lực Yếu tố mới lạ và sự tò mò người xem sẽ truy cập vào website/ app của bạn mỗi ngày để chờ xem bất ngờ gì sẽ đến với họ ngày hôm đó. Hãy thiết kế những giao diện phần quà, thông báo giải thưởng bắt mắt một chút sẽ khiến khách hàng cảm thấy vui vẻ hơn.

Lợi ích cho doanh nghiệp

Ý tưởng cho những ưu đãi theo mùa

Việc tặng ưu đãi mỗi ngày cho khách cần rất nhiều chi phí cho vận hành, thiết kế, giải thưởng, vv. Vì vậy, Reward calendar sẽ phù hợp hơn cho những dịp gần mùa lễ hội. Vừa mang lại không khí giải trí cho khách hàng, lại không khiến ý tưởng trở nên nhàm chán do tâm lý ngày nào chả nhận được quà.

Giáng Sinh, Tết hay Valentine, vv đều có thể là những dịp tuyệt vời để doanh nghiệp ứng dụng ý tưởng này vào Chương trình khách hàng thân thiết, vừa đo lường phản ứng của khách, vừa có dịp tri ân, gửi gắm các thông điệp đến họ để tăng độ gắn kết hơn.

Tăng tương tác trên mạng xã hội

Việc mở khóa được một món quà có giá trị bất ngờ đôi lúc mang lại cho người dùng những cảm xúc vui sướng nhất định, từ đó tạo động lực cho họ chia sẻ khoảnh khắc đó lên mạng xã hội. Đây chính là ứng dụng động lực Ảnh hưởng xã hội và khả năng gợi nhớ trong gamification vào chiến dịch marketing với khách hàng.

Bằng cách thêm vào giao diện nhận quà nút CTA kêu gọi chia sẻ lên mạng xã hội, doanh nghiệp không chỉ giúp tạo cầu nối khuyến khích việc chia sẻ được thuận lợi hơn, mà còn từ đó tăng độ nhận diện thương hiệu hơn.

Tận dụng yếu tố ngạc nhiên và gây thích thú

Không giống như Vòng quay may mắn, như đã nói ở trên, Reward calendar thu hút nhờ vào Yếu tố mới lạ và sự tò mò. Tóm lại, nếu bạn có thể tạo được sự ngạc nhiên cùng cảm xúc vui sướng, thú vị với những bất ngờ từ Chương trình, khách hàng sẽ có những gắn bó hơn về mặt tình cảm với thương hiệu cũng như là Chương trình khách hàng trung thành, điều này chính là nền tảng vững chắc xây dựng lòng trung thành từ họ.

Mấy gắp giải thưởng

Hãy nghĩ về những cảm xúc bạn nhận được khi đứng trước chiếc máy gắp thú xem, ý tưởng này chính là lấy cảm hứng từ trò chơi gắp thú phổ biến đó. Đây là trò chơi dễ thao tác, chỉ cần nhấn để gắp, giao diện thân thiện nhưng lại mang lại cảm xúc hồi hộp, phấn khích cho người chơi mỗi lần gắp.

Tuy kịch bản đơn giản, nhưng với giao diện trò chơi máy gắp giải thưởng, có lẽ bạn cần một đơn vị thứ ba có thể thiết kế, tư vấn vận hành và tích hợp vào ứng dụng hay website hiện có của doanh nghiệp.

Woay có thể giúp bạn đấy. Tham khảo thêm chiến dịch “Gắp hạnh phúc” mà chúng mình đã hợp tác với Co.op Smile hoặc tìm hiểu thêm tại đây nhé.

Lợi ích cho doanh nghiệp

Vé gắp thú là kiểu quà tặng mới

Với mỗi hóa đơn mua hàng trên một giá trị nhất định, hãy tặng khách hàng vé gắp thú để tham gia trò chơi. Hoặc, doanh nghiệp cũng có thể để vé gắp thú là một phần quà khách hàng kiếm được từ Vòng quay may mắn hay Reward calendar.

Tăng tương tác hàng ngày

Nếu mục tiêu của doanh nghiệp là khuyến khích khách hàng truy cập vào ứng dụng khách hàng thân thiết mỗi ngày, hãy cân nhắc việc dùng vé gắp thú là phần quà nhỏ cho nhiệm vụ đăng nhập mỗi ngày.

Quảng cáo unique selling point của thương hiệu

Rất ít thương hiệu trên hiện tại ứng dụng Máy gắp giải thưởng vào trong Chương trình khách hàng thân thiết. Vì thế, việc phát triển một minigame như thế trên app/ website có thể trở thành điểm nhấn mà doanh nghiệp có thể quảng bá.

Các khảo sát được Game hóa

Khảo sát, giải đố, các bài kiểm tra,...đều là những phương pháp giúp doanh nghiệp đánh giá hành vi, tâm lý và phản hồi về sản phẩm từ khách hàng. Tuy vậy, với một Chương trình khách hàng thân thiết, liệu khách có muốn điền vào những bản khảo sát nhàm chán, dài dòng toàn chữ hay không?

Và gamification là câu trả lời cho bạn. Việc đem vào những yếu tố giải trí trong game sẽ khiến những khảo sát trở nên thú vị hơn, từ đó tạo động lực cho khách hàng tham gia nhiệt tình hơn.

Dưới đây là một vài ví dụ cho doanh nghiệp:

Khảo sát hình ảnh

Vòng quay may mắn

Hình thức đầu tiên, và cũng có lẽ là phổ biến nhất để tạo sự thú vị cho khảo sát đó là đặt câu hỏi, và sau đó dùng 4 đến 6 hình ảnh để thể hiện các lựa chọn - có thể đính kèm các chú thích để nội dung được biểu đạt một cách chính xác nhất. Thông qua các lựa chọn, bạn có thể phân tích được sở thích, tính cách,...từ đó dễ dàng phân loại nhóm khách hàng theo từng đặc trưng.

Khảo sát kiểu Tinder

Một hình thức khảo sát cũng được đánh giá cao không kém đó là khảo sát kiểu Tinder. Loại khảo sát này sẽ phù hợp với mục đích khai thác phản hồi khách hàng về các sản phẩm khác nhau, so sánh sự yêu thích dựa trên trải nghiệm và thu hút về mặt bao bì.

Bạn chỉ cần đặt ra đề bài, hiển thị hình ảnh sản phẩm, quy định kịch bản (quẹt trái = không thích; quẹt phải = thích). Để tối ưu hóa kết quả, tránh sự phân vân, bạn cũng có thể quy định thời gian trên mỗi sản phẩm để khách hàng có thể đưa ra lựa chọn một cách trung thực và nhanh chóng, đồng thời tạo cảm giác hồi hộp, thú vị hơn.

Kết luận

Theo các nghiên cứu khoa học, giữ chân khách hàng cũ sẽ tốn ít chi phí hơn là việc tìm kiếm khách hàng mới. Do vậy, giữ được khách thì chắc chắn lợi nhuận sẽ tăng. Tuy nhiên, chỉ một Chương trình khách hàng thân thiết thông thường với cơ chế tích điểm, danh hiệu thành viên Vàng, Bạc, Đồng không là chưa đủ. Với sự phát triển của các nền tảng minigame, những nghiên cứu về ứng dụng gamification vào trong Loyalty program, việc tạo nên một chương trình tương tác hấp dẫn, thu hút hơn cho doanh nghiệp là hoàn toàn không hề khó và tốn nhiều chi phí. Khách hàng cũ quay lại nhờ dịch vụ và tương tác tốt, kéo theo đó là những khách hàng mới tin tưởng vào uy tín cũng như lời giới thiệu của người thân mà dùng thử, một cách tuyệt vời để thu hút khách hàng mới với chi phí bằng không phải không?

Đăng bởi: admin