Với sự bùng nổ của công nghệ 4.0, doanh nghiệp càng có thêm nhiều cách tiếp cận khách hàng. Vậy nên, tùy theo từng chiến dịch mà doanh nghiệp sẽ hướng đến những nhóm khách hàng khác nhau.

Và một trong những nhóm khách hàng được các doanh nghiệp quan tâm là nhóm khách hàng tiềm năng - những người khách hàng mới sẽ mang thêm doanh thu về cho bạn.

Trong phạm vi bài viết này, Woay xin phép chia sẻ với bạn những cách thu hút khách hàng tiềm năng, bạn có thể tham khảo và ứng dụng cho doanh nghiệp của mình.

Cách thứ 1: Tận dụng truyền thông và mạng xã hội

Hiện nay tất cả các doanh nghiệp lớn - nhỏ đều có mặt trên mạng xã hội để tương tác với khách hàng của họ.

Do đó, bạn cần duy trì sự hiện diện của mình trên các kênh truyền thông và mạng xã hội. Hãy đăng những nội dung phù hợp với khách hàng tiềm năng, liên kết tới những bài viết; trả lời câu hỏi cho khách hàng khi được hỏi. Tạo ấn tượng rằng họ đang trong mối quan hệ giữa người và người.


Tận dụng truyền thông và mạng xã hội trong việc thu hút khách hàng tiềm năng

Với số lượng người sử dụng khổng lồ thì đây chính là nơi lý tưởng để bạn tiếp cận gần với khách hàng tiềm năng của mình. Khách hàng có mặt khắp mọi nơi trên môi trường trực tuyến, nếu không tiếp cận đa kênh, bạn có thể là kẻ thua cuộc.

Do đó, các doanh nghiệp dù quy mô nhỏ hay lớn đều phải áp dụng nhuần nhuyễn mô hình Omni Channel (tiếp cận đa kênh) để tăng kết nối khách hàng và đảm bảo trải nghiệm của họ.

Ví dụ: Teework là một brand bán các sản phẩm thời trang hoặc tích hợp và tiếp cận khách hàng qua nhiều phương diện như:

  • Website: Tại đây họ cập nhật liên tục các thông tin về sản phẩm của mình kết hợp với việc hướng dẫn những vấn đề cơ bản như chọn size, cách mua hàng.
  • Facebook: Cũng giống như Website họ cũng cung cấp đầy đủ các dịch vụ về sản phẩm cũng như tư vấn, những điểm khác biệt là ở Facebook họ có thể đăng tải nhiều thông tin liên quan hơn về sản phẩm, những feedback của khách hàng cũ, hoặc giải đáp những thắc mắc của khách hàng từ đó đến gần hơn với khách hàng.
  • Email: Thu thập thông tin khách hàng thông qua việc hỏi xin email và tặng họ voucher khuyến mãi sản phẩm hàng tháng. Đây cũng là cách nhắc khách hàng quay lại với doanh nghiệp nhiều lần hơn.
  • Cửa hàng: Ngoài việc tiếp cận online thì offline cũng vô cùng cần thiết, điều này để đáp ứng nhu cầu cho các khách hàng yêu thích đến xem và thử sản phẩm trực tiếp.

Cách thứ 2: Sử dụng mini game công nghệ trong chiến lược thu hút khách hàng tiềm năng

Ứng dụng khuyến mãi là một chiến lược kinh doanh cũ và không còn mang lại quá nhiều hiệu quả như trước.

Cạnh tranh về giá có còn là giải pháp cho doanh nghiệp trong thời kỳ đổi mới này?

Thay vì sử dụng những khuyến mãi đơn thuần, sao không phối hợp cùng một chiến dịch mini game. Khách hàng được chơi game, được nhận quà sẽ có thêm động lực mua sắm sản phẩm của bạn.

Gamification thu hút được khách hàng tiềm năng

Sử dụng Gamification đúng cách sẽ thu hút được khách hàng tiềm năng hiệu quả

Không dừng lại ở những dạng Quiz content thông thường, mini game công nghệ đang trở thành một xu hướng khá “hot” trong thời gian trở lại đây nhờ ứng dụng công nghệ.

Không bỏ sót data khách hàng như dạng mini game like/share/comment, mini game công nghệ tạo cho bạn cơ hội để ai cũng được chơi. Doanh nghiệp cũng sẽ thu về một lượng data khách hàng tương ứng.

Chưa dừng lại ở đó, mini game tech nếu ứng dụng phù hợp còn là cơ hội giúp bạn tăng được doanh số thông qua những chương trình khuyến mãi lồng ghép gửi đến khách hàng.

Ngoài ra, nếu bạn có một team thiết kế chỉnh chu thì việc lồng ghép thương hiệu để tăng nhận diện đều hoàn toàn có thể thực hiện được dễ dàng.

Tuy nhiên, để chiến dịch thành công hiệu quả, bạn nên chọn 1 mục tiêu chính và 1 mục tiêu phụ. Đừng quá tham lam trong việc chọn lựa mục tiêu, dễ dẫn đến việc doanh nghiệp đi sai định hướng của mình.

Ví dụ: Một case study thành công với gamification có thể nói đến là 160store. Tuy chỉ là mô hình shop quần áo nam đơn giản nhưng với mini game đã mang về cho brand 2500 đơn hàng chỉ trong 7 ngày.

Luật chơi đơn giản không yêu cầu các hình thức like/share/comment, người chơi chỉ việc “.” trong post chính. 160store kết hợp với chatbot trong việc gửi link cho khách hàng comment.

Mini game kết thúc không chỉ mang về doanh thu cao cho doanh nghiệp mà còn là cơ hội giúp 160store thu được thông tin và facebook khách hàng để thực hiện các chiến dịch tiếp theo.

Cách thứ 3: Viết bài tư vấn cho khách hàng

Doanh nghiệp cần đặt mình vào vị trí khách hàng. Để hiểu rằng ngoài những thông tin liên quan đến sản phẩm, khách hàng còn muốn nghe gì từ doanh nghiệp?

Khách hàng sẽ thích đọc và nghe những vấn đề mà họ quan tâm thay vì cứ chăm chăm giới thiệu công năng. Nghiên cứu và nắm bắt được tâm lý đó sẽ giúp cho nội dung của doanh nghiệp truyền tải tới khách hàng đạt hiệu quả cao hơn.

Xây dựng blog cho khách hàng nguồn tham khảo chính thống và tin tưởng

Sự ra đời của các kênh E-commerce, mạng xã hội mở ra cho khách hàng cơ hội được tương tác nhiều hơn. Họ được tương tác với doanh nghiệp và từ khách hàng khác. Họ đọc nhiều hơn những thông tin về sản phẩm và đưa ra góc nhìn, chọn lựa khách quan hơn và kỹ tính hơn.

Vậy nên, nếu cứ mãi tập trung lối kinh doanh kiểu cũ dễ dẫn đến doanh nghiệp đi vào “lối mòn” và mất dần đi khách hàng của mình.

Song song với dịch vụ delivery mang đồ ăn đến tận nhà, Now với Foody mang đến cho khách hàng một nền tảng tuyệt vời trong việc review các hàng quán để thực khách có góc nhìn đa dạng và chọn lựa món ăn phù hợp với mình hơn.

Foody còn cung cấp những bài viết về những địa điểm ăn uống phù hợp cho nhu cầu hoặc khu vực của bạn. Cũng như mở ra những bình luận để khách hàng có thể trao đổi với nhau, và doanh nghiệp F&B có thể cập nhật và khắc phục.

Cách thứ 4: Liên kết với doanh nghiệp phù hợp

Bên cạnh việc tự bán sản phẩm của mình thì việc tạo liên kết ngoài cũng rất quan trọng. Tìm kiếm đối tác phù hợp để hợp tác cùng thúc đẩy bán hàng sẽ giúp doanh nghiệp bạn được nhiều người biết đến và tin dùng hơn.

Liên kết để cùng phát triển là cách các doanh nghiệp đang xây dựng và hướng đến trong thời gian gần trở lại đây.

Sự kết hợp giữa Coca Cola và chuỗi doanh nghiệp Fast Food như Mcdonald's hay KFC là một ví dụ khá phổ biến cho việc doanh nghiệp liên kết với nhau.

Thông qua các cửa hàng fastfood, doanh số của Coca Cola được bán trực tiếp tại cửa hàng này cũng được tăng lên. Và ngược lại, khách hàng khi thích uống Coca Cola tươi không đóng chai hoặc lon, có thể ghé các cửa hàng fastfood.

Cách thứ 5: Tạo cái nhìn thiện cảm cho khách hàng

Việc doanh nghiệp của bạn xuất hiện dày đặc trên các mặt trận cũng là một chiến thuật giúp thương hiệu trở nên phổ biến hơn.

Thông qua các chương trình sự kiện cũng là cơ hội đưa doanh nghiệp bạn tới gần hơn với khách hàng, cho khách hàng trải nghiệm sản phẩm. Giúp tăng điểm chạm và tạo thiện cảm trong mắt khách hàng.

Nhắc đến thành công trong việc này thì phải kể đến Milo, họ đã tài trợ cho rất nhiều chương trình liên quan đến các hoạt động thể thao cho trẻ em - thanh thiếu niên. Việc này đã giúp Milo trở thành top of mind trong suy nghĩ của khách hàng khi họ nghĩ về sữa dành cho thanh thiếu niên.

Tìm kiếm khách hàng tiềm năng là việc mà doanh nghiệp dù ở giai đoạn nào cũng phải chú trọng. Song song với việc chăm sóc khách hàng cũ, khách hàng mới tiềm năng cũng là một nguồn cung cho doanh nghiệp trong việc đẩy mạnh khả năng kinh tế của doanh nghiệp. Vậy nên, Woay hy vọng bài viết này có thể hỗ trợ bạn cách thu hút khách hàng tiềm năng để doanh số được tăng cao hơn nha.

---

Trên đây là một số mẹo nhỏ với kinh nghiệm làm hơn 300 minigame cho hơn 90 khách hàng của WOAY. Hy vọng bài viết trên một phần nào đó giúp bạn có thêm thật nhiều kinh nghiệm cho việc tổ chức minigame của mình cũng như biết thêm một số thông tin hữu ích trong việc tạo minigame.

Trên website của WOAY hiện nay đã có sẵn bản subscription và các case study giúp bạn hiểu ứng dụng của các game lên đa dạng ngành hàng. Hãy liên hệ Woay để được tư vấn chiến dịch thu hút khách hàng tiềm năng hiệu quả bạn nhé!

Đăng bởi: admin