Khi doanh nghiệp triển khai các chiến dịch quảng cáo trên mạng xã hội,  Engagement rate đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đo lường kết quả của hoạt động marketing. Vậy engagement rate là gì? Có những cách nào để đo lường và làm tăng engagement rate hiệu quả? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây của WOAY.VN nhé. 

Engagement rate là gì?

Engagement Rate (ER), hay còn gọi là tỷ lệ tương tác, là một chỉ số quan trọng trong marketing. Nó đo lường mức độ tương tác của người dùng đối với nội dung bạn đăng tải trên các nền tảng mạng xã hội. Tương tác được thể hiện qua lượt like, bình luận, chia sẻ, lượt lưu, lượt nhấp chuột, biểu cảm,... và còn nhiều hơn thế nữa tùy vào từng trang mạng xã hội.

Ví dụ về lượt engagement rate

Ví dụ về lượt engagement rate

Vai trò của Engagement rate

Engagement Rate là một chỉ số quan trọng, giúp bạn đánh giá và tối ưu hóa hiệu quả các chiến dịch truyền thông và nội dung số. Engagement Rate tăng có nghĩa là nội dung bạn tạo ra thực sự thu hút và chiến dịch bạn đang triển khai đúng hướng, ngược lại nếu chỉ số Engagement Rate giảm có nghĩa là chiến dịch cần được tối ưu hơn. 

Engagement rate giúp tối ưu hiệu quả chiến dịch truyền thông

Engagement rate giúp tối ưu hiệu quả chiến dịch truyền thông

Engagement Rate cao mang lại rất nhiều lợi ích cho hoạt động Marketing, bao gồm: 

  • Khả năng hiển thị và phân phối nội dung trên các nền tảng mạng xã hội cao, giúp tiếp cận người dùng hiệu quả hơn.

  • Nâng cao nhận diện thương hiệu thông qua từng lượt giới thiệu, chia sẻ, truyền miệng mà không cần tốn nhiều chi phí chạy quảng cáo.

  • Thương hiệu được biết đến rộng rãi sẽ dễ dàng tiếp cận đến các khách hàng mục tiêu, tăng doanh thu.

Engagement rate bao nhiêu là tốt?

Theo các báo cáo gần đây, tỷ lệ tương tác trung bình trên các nền tảng mạng xã hội phổ biến thường dao động trong khoảng 1-5% tùy thuộc vào từng nền tảng và ngành nghề:

  • Instagram: Từ 1.73% đến 3.54%.

  • Facebook: Từ 0.83% đến 1.65%.

  • TikTok: Từ 0.06% đến 1.52%.

  • LinkedIn: Từ 1.21% đến 2.40%.

  • X (Twitter): Từ 1.04% đến 1.48%.

Tỷ lệ tương tác cũng có sự chênh lệch đáng kể giữa các ngành. Ví dụ, lĩnh vực giáo dục thường có tỷ lệ tương tác cao trên các nền tảng như Facebook và Instagram. Lĩnh vực giải trí và truyền thông lại dẫn đầu về tỷ lệ tương tác trên TikTok và X (Twitter).

Cách tính Engagement rate

Dưới đây là 6 cách tính lượt tương tác phổ biến nhất:

Tỷ lệ tương tác theo phạm vi tiếp cận (ERR)

Tỷ lệ tương tác theo phạm vi tiếp cận (ERR) là công thức phổ biến và được đánh giá là có độ chính xác cao, bởi nó đo lường tỷ lệ tương tác trên số lượng người thực sự đã nhìn thấy bài đăng của bạn.

ERR(%) = Tổng lượt tương tác : Phạm vi tiếp cận X 100

Công thức tính ERR

Công thức tính ERR

Ưu điểm khi tính engagement rate theo công thức này đó là phạm vi tiếp cận (reach) có thể tốt hơn so với số lượng người theo dõi vì không phải tất cả người follower đều sẽ nhìn thấy bài đăng của bạn. Ngoài ra, những người không theo dõi vẫn hoàn toàn có thể tiếp cận được nội dung mà bạn chia sẻ thông qua hashtag, lượt shares hoặc các phương tiện khác. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này đó là lượt tiếp cận có thể dao động và khó kiểm soát.

Tỷ lệ tương tác theo bài đăng

Công thức này thường được sử dụng để đánh giá mức độ tương tác của cộng đồng người theo dõi hiện tại đối với một bài đăng cụ thể.

ER bài đăng(%) =  Tổng lượt tương tác trên 1 bài đăng : Tổng số người theo dõi X 100%

Công thức tính tỷ lệ tương tác theo bài đăng

Công thức tính tỷ lệ tương tác theo bài đăng

  • Ưu điểm: ERR là chỉ số ổn định hơn ERP vì nó đo lường dựa trên tổng những người theo dõi. Vì vậy, phương pháp này sẽ phù hợp để sử dụng nếu lượng tiếp cận dao động quá thường xuyên. 

  • Nhược điểm: Mặc dù có thể theo dõi mức độ tương tác trên 1 bài đăng cụ thể nhưng nó không sẽ không chính xác với những bài đăng viral, và khi số lượng người theo dõi tăng, tỷ lệ tương tác có thể cũng sẽ giảm đi. 

Tỷ lệ tương tác theo số lần hiển thị

ER hiển thị (%) = Tổng lượt tương tác trên bài đăng : Tổng lượt hiển thị X 100%

Công thức tính tỷ lệ tương tác theo số lần hiển thị

Công thức tính tỷ lệ tương tác theo số lần hiển thị

  • Ưu điểm: Công thức này đặc biệt hữu ích cho việc đánh giá hiệu quả của các nội dung quảng cáo trả phí, vì nó đo lường tương tác trên tổng số lần nội dung được hiển thị.

  • Nhược điểm: Tỷ lệ tương tác với số lần hiển thị (impressions) phải thấp hơn ERR và ER (phạm vi tiếp cận). 

Tỷ lệ tương tác hàng ngày

ER hằng ngày (%) = Tổng lượt tương tác trong 1 ngày : Tổng số lượt theo dõi X 100%

  • Ưu điểm: Công thức này giúp bạn theo dõi tần suất người theo dõi tương tác với tài khoản của bạn mỗi ngày thay vì tính tương tác theo một bài đăng cụ thể.

  • Nhược điểm: Vẫn còn nhiều sai sót trong việc đo lường. Ví dụ: Lượt tương tác 1 ngày là 10 nhưng công thức này không tính đến thực tế là 10 tương tác này cùng một người chứ không phải 10 tài khoản khác nhau.

Tỷ lệ tương tác dựa vào lượt xem

ER lượt xem (%) = Tổng số tương tác của 1 video : Tổng số lượt xem X 100%

Công thức tính tỷ lệ tương tác dựa vào lượt xem

Công thức tính tỷ lệ tương tác dựa vào lượt xem

  • Ưu điểm: Công thức này dành riêng cho các nội dung video, giúp đo lường mức độ tương tác của người xem sau khi họ đã xem video.

  • Nhược điểm: Người dùng có thể xem lặp lại nhiều lần nhưng họ có thể không tương tác nhiều lần. 

Tỷ lệ tương tác có trọng số

Tùy theo từng mục tiêu của thương hiệu mà khi triển khai các nội dung truyền thông trên mạng xã hội, doanh nghiệp sẽ có mức độ ưu tiên nhất định cho các chỉ số tương tác. Ví dụ, nếu mục tiêu hướng đến sự thảo luận thì thương hiệu sẽ quan tâm đến số lượng comment hơn là lượt like, share,... Lúc này, comment là chỉ số được gán trọng số lớn hơn.

Công thức: 

Comment-weighted ER = (Tổng bình luận x2) + Tổng tương tác khác : Phạm vi tiếp cận mỗi bài đăng X 100%

Công thức tính tỷ lệ tương tác có trọng số

Công thức tính tỷ lệ tương tác có trọng số

  • Ưu điểm: Công thức này cho phép bạn gán trọng số cao hơn cho một hành động tương tác cụ thể mà bạn muốn ưu tiên (ví dụ: bình luận, chia sẻ) để đánh giá hiệu quả chiến dịch một cách chi tiết hơn.

  • Nhược điểm: Công thức tính trên dễ bị hiểu lầm thành tỉ lệ cam kết nên thường không được các chuyên gia social media sử dụng nhiều. 

Các cách giúp làm tăng engagement rate hiệu quả

Dưới đây là 9 cách hiệu quả để tăng tương tác với người dùng trên các mạng xã hội:

 Phân tích hiệu quả tương tác thường xuyên

Cách giúp làm tăng engagement rate - Phân tích hiệu quả tương tác

Cách giúp làm tăng engagement rate - Phân tích hiệu quả tương tác

Việc theo dõi và phân tích dữ liệu tương tác không chỉ là một công việc định kỳ mà còn là nền tảng cho mọi chiến lược. Hãy sử dụng các công cụ phân tích có sẵn trên nền tảng (như Facebook Insights, Instagram Analytics) để xem loại nội dung nào được người dùng yêu thích nhất, bài đăng nào có nhiều bình luận hay chia sẻ, và khung giờ nào có lượng tương tác cao nhất. Bằng cách hiểu rõ những gì đang hoạt động hiệu quả, bạn có thể nhân rộng công thức thành công và tránh lãng phí tài nguyên vào những nội dung không phù hợp.

Xây dựng chiến lược tương tác có mục tiêu rõ ràng

Cách giúp làm tăng engagement rate - Xây dựng chiến lược tương tác có mục tiêu rõ ràng

Cách giúp làm tăng engagement rate - Xây dựng chiến lược tương tác có mục tiêu rõ ràng

Trước khi bắt tay vào thực hiện, hãy xác định mục tiêu tương tác của bạn một cách cụ thể. Bạn muốn tăng lượt bình luận, lượt chia sẻ, hay chỉ đơn giản là lượt thích? Mục tiêu có thể là tăng 20% lượng bình luận trong quý tới, hoặc đạt 500 lượt chia sẻ cho một chiến dịch mới. Một chiến lược có mục tiêu rõ ràng sẽ giúp bạn tập trung nguồn lực và dễ dàng đo lường sự thành công hơn.

Với mỗi mục tiêu, hãy suy nghĩ các nội dung phù hợp để thu hút người dùng tương tác, chẳng hạn như tổ chức tặng quà, minigame, khảo sát thăm dò ý kiến, đặt câu hỏi, đăng meme,  trả lời bình luận bằng video,…

Có thể bạn quan tâm: 

Thấu hiểu đối tượng người dùng

Cách giúp làm tăng engagement rate - Thấu hiểu đối tượng người dùng

Cách giúp làm tăng engagement rate - Thấu hiểu đối tượng người dùng

Hiểu rõ đối tượng người dùng bao gồm nhân khẩu học, thói quen, hành vi, nhu cầu,...  Càng hiểu cặn kẽ về người dùng xung quanh, bạn dễ dàng tạo ra nội dung chạm đến cảm xúc và nhu cầu của họ, từ đó thúc đẩy họ tương tác một cách tự nhiên.

Tạo nội dung hữu ích, có giá trị thực tiễn

Cách giúp làm tăng engagement rate - Tạo nội dung hữu ích, có giá trị thực tiễn

Cách giúp làm tăng engagement rate - Tạo nội dung hữu ích, có giá trị thực tiễn

Ngày nay, người dùng không chỉ lướt mạng để giải trí mà còn để tìm kiếm thông tin hữu ích. Hãy biến kênh của bạn thành một nguồn tài nguyên quý giá. Nội dung hữu ích có thể là các bài hướng dẫn chi tiết, những mẹo vặt hữu ích, infographics tóm tắt kiến thức, hoặc chia sẻ kinh nghiệm thực tế. Để tạo ra những nội dung chất lượng, bạn cần phân tích chân dung người dùng, tham khảo đối thủ và theo dõi liên tục các chủ đề được người dùng quan tâm.

Đừng bỏ lỡ:

Duy trì tương tác chủ động

Cách giúp làm tăng engagement rate - Duy trì tương tác chủ động

Cách giúp làm tăng engagement rate - Duy trì tương tác chủ động

Hãy trả lời tin nhắn hay bình luận của khách hàng một cách nhanh chóng để giúp duy trì cuộc trò chuyện. Hãy đặt những câu hỏi mở, tổ chức các cuộc thăm dò ý kiến (poll), hoặc tạo ra những thử thách nhỏ để khuyến khích mọi người cùng tham gia. Tương tác chủ động là chìa khóa để xây dựng một cộng đồng sôi nổi và gắn kết.

Thể hiện sự gần gũi và tính cách thương hiệu

Hãy thể hiện sự gần gũi, chân thật và cá tính riêng của thương hiệu qua giọng văn, hình ảnh và những câu chuyện hậu trường. Khi thương hiệu của bạn có "cá tính", người dùng sẽ cảm thấy gắn bó và muốn tương tác như với một người bạn.

Một số cách để gắn kết thương hiệu với người dùng như: thích và trả lời bình luận của họ, trò chuyện với người dùng với giọng văn hài hước, gần gũi, chia sẻ về văn hóa của thương hiệu thông qua video, hình ảnh.

Cá nhân hóa trải nghiệm và phản hồi nhanh chóng

Bạn có thể chủ động phản hồi nhanh hơn bằng cách soạn trước câu trả lời, lên danh sách những nguồn thông tin hữu ích để trả lời người dùng nhanh chóng. Hơn nữa, hãy cá nhân hóa trải nghiệm bằng cách gọi tên họ, trả lời trực tiếp câu hỏi của họ thay vì dùng câu trả lời chung chung. 

Khám phá ngay:

Lên lịch đăng bài có chiến lược

Cách giúp làm tăng engagement rate - Lên lịch đăng bài có chiến lược

Cách giúp làm tăng engagement rate - Lên lịch đăng bài có chiến lược

Hãy phân tích dữ liệu để tìm ra khung giờ vàng cho kênh của bạn và xây dựng một lịch đăng bài khoa học, đều đặn. Một chiến lược đăng bài thông minh sẽ giúp nội dung của bạn tiếp cận đúng người, đúng thời điểm.

Tăng tỷ lệ tương tác qua gamification

Ứng dụng gamification tăng tương tác giữa thương hiệu với khách hàng của Droppii  Ứng dụng gamification tăng tương tác giữa thương hiệu với khách hàng của Droppii 

Ứng dụng các yếu tố trò chơi vào nội dung là một chiến lược vô cùng hiệu quả. Bạn có thể tổ chức các mini-game, thử thách theo tuần/tháng, tạo bảng xếp hạng hay chương trình tích điểm để khuyến khích người dùng tương tác nhiều hơn. Gamification không chỉ làm nội dung trở nên hấp dẫn hơn mà còn giúp khách hàng cảm thấy hứng thú, chủ động gắn bó lâu dài với thương hiệu và kênh truyền thông của bạn.

Như vậy, Engagement Rate là thước đo để xác định chiến dịch truyền thông có đang đi đúng hướng hay không, tỉ lệ tương tác càng cao đồng nghĩa với việc chi phí quảng cáo càng rẻ, doanh thu tăng và khả năng lan tỏa thương hiệu càng mạnh mẽ. Với 9 cách làm tăng Engagement Rate được WOAY.VN chia sẻ trên đây, hy vọng rằng bạn sẽ có thêm những chiến lược hiệu quả để không chỉ tăng lượt tương tác mà còn xây dựng được một cộng đồng khách hàng trung thành và gắn kết.

Xem ngay: 

 

Đăng bởi: Woay - Content Writer