Trong mọi hoạt động đầu tư, doanh nghiệp luôn cần một chỉ số để đo lường mức độ hiệu quả của đồng tiền bỏ ra. Đó chính là ROI, vậy chỉ số này là gì, tại sao lại quan trọng đến vậy và làm thế nào để cải thiện chỉ số này trong các chiến dịch marketing hiện đại? Bài viết sau Woay cung cấp cho bạn cái nhìn toàn diện từ khái niệm đến thực tiễn ứng dụng.

ROI là gì?

ROI là viết tắt của Return on Investment, tức là tỷ suất lợi nhuận trên đầu tư. Đây là chỉ số thể hiện mức độ sinh lời từ khoản đầu tư của bạn. ROI giúp đánh giá liệu chiến dịch marketing có mang lại lợi nhuận tương xứng với số tiền đã chi hay không.

ROI là chỉ số vô cùng quan trọng với doanh nghiệp

ROI là chỉ số vô cùng quan trọng với doanh nghiệp

Cách tính ROI

ROI = (Lợi nhuận ròng / Chi phí đầu tư) x 100

Ví dụ: Bạn đầu tư 20 triệu vào một chiến dịch quảng cáo và thu về lợi nhuận 50 triệu. ROI = (50 - 20)/20 x 100 = 150%. Điều này có nghĩa là bạn đã thu được gấp 1.5 lần số tiền đã bỏ ra.

Không có một con số cố định, nhưng thông thường, ROI > 100% được coi là khả quan. Tuy nhiên, giá trị tốt còn phụ thuộc vào ngành nghề, kênh tiếp thị, mục tiêu chiến dịch. Một số ngành có ROI thấp nhưng vẫn hiệu quả vì giá trị thương hiệu hoặc khách hàng tiềm năng dài hạn.

ROI có cách tính vô cùng đơn giản, dễ dàng

ROI có cách tính vô cùng đơn giản, dễ dàng

Vì sao phải đo lường chỉ số ROI?

Việc đo lường ROI là thiết yếu trong mọi hoạt động marketing vì mang lại nhiều lợi ích thiết thực, giúp doanh nghiệp duy trì sự minh bạch trong quản lý tài chính, chiến lược và hiệu quả thực thi.

Đo lường hiệu quả đầu tư

Không thể chỉ nhìn vào số lượt hiển thị, lượt tương tác hay lượt click để đánh giá thành công của chiến dịch marketing. Những chỉ số này thường chỉ phản ánh mức độ quan tâm ban đầu, chưa cho thấy kết quả thực sự về doanh thu. Chỉ số ROI giúp bạn trả lời câu hỏi cốt lõi: "Liệu những gì chúng ta đầu tư có sinh lời không?" Đây là cách đo lường duy nhất cho thấy tỷ lệ sinh lời rõ ràng và dễ hiểu.

Tối ưu hóa ngân sách

Nguồn ngân sách marketing luôn có giới hạn. Việc đo ROI giúp bạn biết chính xác kênh nào đang hoạt động hiệu quả và xứng đáng được đầu tư thêm. Chẳng hạn, nếu Google Ads đang mang lại ROI 200%, trong khi TikTok Ads chỉ 60%, bạn biết nên ưu tiên ngân sách cho kênh nào. Từ đó, bạn tối ưu hóa được từng đồng chi phí và tránh lãng phí vào những chiến lược không sinh lời.

Đưa ra quyết định chính xác

Trong bối cảnh cạnh tranh cao, ra quyết định nhanh và đúng là yếu tố sống còn. ROI cung cấp dữ liệu thực tế giúp nhà quản lý xác định xem nên tiếp tục, điều chỉnh hay dừng chiến dịch. Thay vì dựa trên cảm tính, dữ liệu ROI giúp bạn đưa ra quyết định khách quan, minh bạch và sát với mục tiêu kinh doanh.

Giao tiếp nội bộ dễ dàng

Trong các cuộc họp báo cáo với lãnh đạo, cổ đông hoặc nhà đầu tư, ROI là chỉ số "ngôn ngữ chung" mà mọi người đều hiểu. Thay vì nói chiến dịch có nhiều lượt view, bạn chỉ cần đưa ra ROI, con số thể hiện rõ lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp thu được. Điều này giúp dễ dàng thuyết phục các bên liên quan và nâng cao sự chuyên nghiệp trong quản lý chiến dịch.

ROI cần phải đo để đảm bảo hiệu quả kinh doanh

ROI cần phải đo để đảm bảo hiệu quả kinh doanh

Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số ROI

Chỉ số ROI không phải lúc nào cũng thể hiện đúng bản chất nếu bạn không đánh giá trong đúng ngữ cảnh hoặc bỏ qua những yếu tố quan trọng. Sau đây là những yếu tố cần đặc biệt lưu ý:

Chi phí ẩn

Nhiều doanh nghiệp chỉ tính chi phí quảng cáo khi tính ROI, nhưng thực tế, bạn cần cộng tất cả chi phí liên quan đến chiến dịch: chi phí sản xuất nội dung, chi phí nhân sự vận hành, công cụ CRM, phần mềm thiết kế, quản lý dự án, phí nền tảng... Những khoản chi này ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận ròng. Nếu không được tính đúng, ROI có thể bị phóng đại hoặc sai lệch nghiêm trọng.

Thời gian đánh giá

ROI nên được đo trong khung thời gian phù hợp. Có những chiến dịch cần thời gian dài để tạo hiệu quả, chẳng hạn chiến dịch xây dựng thương hiệu, remarketing hay SEO. Nếu đo ROI quá sớm có thể bạn thấy chỉ số thấp và vội vàng cắt bỏ chiến lược tiềm năng. Thay vào đó, bạn nên đặt các mốc thời gian đánh giá ROI ngắn hạn và dài hạn riêng biệt để có cái nhìn toàn diện.

Chất lượng khách hàng

Không phải mọi đơn hàng đều có giá trị ngang nhau. Một khách hàng mua một lần duy nhất không mang lại nhiều giá trị như khách hàng trung thành. Vì thế, ROI chỉ dựa vào doanh thu ngắn hạn có thể đánh giá sai hiệu quả chiến dịch. Hãy tính thêm các chỉ số bổ sung như Customer Lifetime Value (CLV) để có cái nhìn chính xác hơn về giá trị khách hàng mang lại theo thời gian.

Mục tiêu chiến dịch

ROI không thể tách rời mục tiêu của chiến dịch. Có những chiến dịch không nhắm đến doanh số mà hướng đến tăng độ phủ thương hiệu, xây dựng cộng đồng hay khai phá thị trường mới. Trong những trường hợp này, ROI đo lường bằng doanh thu có thể không chính xác. Cần thiết lập các chỉ số ROI riêng như ROI truyền thông, ROI khách hàng tiềm năng để phù hợp với mục tiêu chiến dịch.

ROI có nhiều yếu tổ ảnh hưởng đến bản thân

ROI có nhiều yếu tổ ảnh hưởng đến bản thân

Các cách cải thiện chỉ số ROI

Có rất nhiều cách để cải thiện ROI, dưới đây là một số phương pháp mà bạn có thể tham khảo.

Phân bổ ngân sách phù hợp

Một trong những sai lầm phổ biến là chia đều ngân sách cho tất cả các kênh marketing. Thực tế cho thấy không phải kênh nào cũng mang lại hiệu quả như nhau. Dựa vào dữ liệu từ các chiến dịch trước, bạn có thể xác định được kênh nào đang tạo ra ROI cao hơn và từ đó tập trung đầu tư vào kênh đó.

Hiểu rõ mục tiêu chiến dịch

ROI chỉ thực sự có ý nghĩa khi được đánh giá trong đúng bối cảnh mục tiêu chiến dịch. Nếu bạn đang chạy chiến dịch để xây dựng thương hiệu thì việc đòi hỏi ROI cao về mặt doanh thu là sai lệch. Ngược lại, nếu mục tiêu là bán hàng thì ROI cần phản ánh rõ ràng hiệu quả chuyển đổi. Vì vậy, trước khi triển khai bất kỳ hoạt động marketing nào, bạn cần xác định cụ thể đang hướng đến doanh số, thu hút khách hàng mới hay tăng độ nhận diện thương hiệu? Khi mục tiêu rõ ràng, cách đo lường ROI chính xác và sát thực tế hơn.

Thử nghiệm và lựa chọn kênh tiếp thị tốt nhất

Không có công thức chung cho tất cả doanh nghiệp. Mỗi sản phẩm, dịch vụ, ngành nghề có thể phù hợp với một nền tảng tiếp thị khác nhau. Chính vì vậy, thử nghiệm là bước bắt buộc. Bạn hãy tiến hành các chiến dịch A/B testing giữa các kênh như Google Ads, Facebook, TikTok, Zalo, email marketing...để so sánh tỷ lệ chuyển đổi, chi phí thu hút khách hàng và ROI tổng thể.

ROI có rất nhiều cách để cải thiện chỉ số

ROI có rất nhiều cách để cải thiện chỉ số

Chăm sóc khách hàng trung thành

Việc duy trì khách hàng cũ luôn có chi phí thấp hơn rất nhiều so với việc thu hút khách hàng mới. Đó là lý do tại sao các doanh nghiệp thành công luôn đầu tư vào chương trình chăm sóc khách hàng thân thiết. Khi khách hàng được tích điểm, nhận phần thưởng, hưởng ưu đãi riêng theo cấp độ, họ quay lại nhiều lần, tăng giá trị vòng đời khách hàng.

Có kế hoạch theo dõi ROI

Không ít doanh nghiệp mắc lỗi khi chỉ đo ROI vào cuối chiến dịch. Việc này khiến bạn khó nắm bắt xu hướng và không kịp thời điều chỉnh khi chiến dịch hoạt động kém hiệu quả. Giải pháp là xây dựng hệ thống theo dõi ROI định kỳ, theo tuần, theo tháng hoặc theo từng chặng cụ thể trong chiến dịch. 

Bạn hãy sử dụng các công cụ như Google Analytics, CRM tích hợp, UTM tracking hoặc dashboard BI để theo dõi chi tiết hiệu quả từng kênh, từng nhóm khách hàng. Việc này không chỉ giúp tăng ROI mà còn hỗ trợ đưa ra quyết định chiến thuật nhanh chóng và chính xác hơn.

Những lưu ý khi đo lường ROI

ROI cao không có nghĩa là chiến dịch đó hoàn hảo. Bạn cần xem xét chất lượng khách hàng, khả năng mở rộng và mức độ phù hợp với thương hiệu.

  • Không nên đánh giá ROI trong thời gian quá ngắn nếu sản phẩm có vòng đời dài.

  • ROI không đo lường hiệu quả truyền thông mềm như thương hiệu, nhận diện, cảm xúc người dùng nhưng lại là yếu tố quan trọng.

ROI không đo lường hiệu quả truyền thông mềm

ROI không đo lường hiệu quả truyền thông mềm

Ứng dụng Gamification để cải thiện ROI

Gamification là việc áp dụng các yếu tố trò chơi như điểm, huy hiệu, bảng xếp hạng, nhiệm vụ...vào môi trường phi trò chơi như marketing. Mục tiêu là tăng tương tác, tạo động lực và duy trì hành vi người dùng.

Ứng dụng Gamification để cải thiện ROI

Ứng dụng Gamification để cải thiện ROI

Gamification không chỉ tạo ra trải nghiệm thú vị mà còn thúc đẩy hành vi mua hàng, tăng sự trung thành và giảm chi phí marketing.

  • Tăng tỷ lệ chuyển đổi: Khi khách hàng tham gia trò chơi như quay thưởng, giải quiz, thử thách nhận quà, họ có xu hướng thực hiện hành vi nhanh hơn như đăng ký, mua hàng hoặc chia sẻ link. 

  • Tăng giá trị vòng đời khách hàng: Thông qua các cơ chế tích điểm, xếp hạng thành viên hoặc nhận huy hiệu, khách hàng cảm thấy được công nhận và có động lực quay lại nhiều lần hơn. Họ không chỉ mua thêm mà còn giới thiệu cho người khác.

  • Giảm chi phí thu hút khách hàng mới: Gamification giúp tạo viral khi người dùng chia sẻ mini game, chương trình thưởng điểm, mời bạn nhận quà...Các hành động này tạo nên referral traffic tự nhiên giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng mới mà không cần chi nhiều cho quảng cáo.

Kết luận

Chỉ số ROI là kim chỉ nam giúp doanh nghiệp ra quyết định thông minh và hiệu quả hơn trong marketing. Không chỉ là con số thể hiện lợi nhuận, chỉ số còn phản ánh chất lượng chiến lược, cách sử dụng ngân sách và tầm nhìn dài hạn. Bằng việc hiểu rõ khái niệm, cách tính và cải thiện, đặc biệt thông qua các công cụ hiện đại như gamification, doanh nghiệp không chỉ bán hàng tốt hơn mà còn xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng. Nếu doanh nghiệp bạn đang tìm kiếm giải pháp gamification, hãy liên hệ ngay với Woay để nhận thông tin chi tiết.

Đăng bởi: Woay - Content Writer