Ứng dụng Gamification vào marketing như cầu nối giúp gia tăng sự thân thiết và lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu.
Khống còn là mục đích bán hàng đơn thuần, các hoạt động marketing hiện nay chú trọng đến cung cấp giá trị cho khách hàng, gia tăng sự thân thiết và lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu. Chính vì thế xu hướng ứng dụng Gamification - cầu nối gia tăng sự khăng khít giữa khách hàng và doanh nghiệp cũng đang ngày càng trở nên mạnh mẽ. Cùng Woay tìm hiểu về cách ứng dụng vào hoạt động marketing để đem lại hiệu quả cao nhất trong bài viết dưới đây nhé.
Bài viết liên quan:
Ứng dụng Gamification đem lại hiệu quả cao trong hoạt động marketing
(Nguồn: CleverTap)
Theo nghiên cứu của Snipp, các thương hiệu ứng dụng gamification vào trong các chiến lược kinh doanh sẽ đem lại hiệu quả vượt trội hơn: mức độ tương tác của khách hàng với thông điệp tăng thêm 47%, mức độ trung thành và tin tưởng của khách hàng tăng 22% và mức độ nhận biết thương hiệu cũng tăng mạnh đến 15%.
Ngoài ra các nghiên cứu khác về việc đưa game vào marketing cũng cho thấy rõ trong khoảng 2000 doanh nghiệp hàng đầu thế giới thì có đến 2/3 công ty đã đưa game vào trong các chiến dịch thương mại của mình để nâng cao hiệu quả. Thị trường gamification tại Việt Nam cũng đạt được nhiều thành công rực rỡ nhờ vào việc thực hiện hình thức này một cách bài bản và đúng cách.
Gamification là cách thức hiệu quả giúp tăng doanh thu
(Nguồn: Techrepublic)
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay, việc giữ chân và gia tăng lòng trung thành của khách hàng là một bài toán khó đối với các doanh nghiệp. Cần kết hợp một cách chặt chẽ giữa các chiến lược tiếp thị và các chương trình khách hàng thân thiết để làm hài lòng khách hàng, tăng mức độ tương tác và thúc đẩy hành vi mua hàng.
Vậy làm thế nào để ứng dụng gamification một cách khéo léo và tự nhiên vào các chương trình khách hàng thân thiết? Để làm được điều đó doanh nghiệp cần trải qua 5 bước sau:
Khi đã hiểu rõ về đối tượng khách hàng của mình, doanh nghiệp cũng sẽ xác định được nên triển khai hoạt động gì trong chương trình khách hàng thân thiết. Hãy phát triển những hoạt động đánh vào động lực của khách hàng, thúc đẩy họ tương tác với thương hiệu.
Triển khai ứng dụng Gamification nhắm đúng đối tượng khách hàng mục tiêu
(Nguồn: Insider)
Đã từng có nhiều thương hiệu lớn đưa gamification vào việc phát triển và tìm kiếm khách hàng mới. Ví dụ như Uber đã tặng cho khách hàng thân thiết của mình những phần thưởng và các mức chiết khấu hấp dẫn khác nhau khi khách hàng cũ giới thiệu bạn bè mình sử dụng Uber. Từ đó, lượng khách hàng mới đã tăng lên một cách rõ rệt nhờ được các khách hàng cũ giới thiệu.
Thương hiệu Pizza nổi tiếng thế giới Domino Pizza cũng có những cách thu hút tương tự trên app của họ. Việc Domino Pizza xây dựng trò chơi để biến những khách hàng thân thiết thành đại sứ thương hiệu đã đem lại một nguồn doanh thu khổng lồ, tăng trưởng đến 30% chỉ trong một chiến dịch.
Starbucks cũng đã thúc đẩy mọi người ghé tới cửa hàng của họ nhiều hơn bằng cách đưa ra các chiết khấu chỉ dành riêng cho thành viên trong các chương trình khách hàng thân thiết của mình.
Việc ứng dụng hình thức gamification marketing giúp các doanh nghiệp tạo ra động lực thúc đẩy một hành vi nào đó của khách hàng, từ đó đạt được các mục tiêu mong muốn.
Đừng cố gắng khiến mọi thứ trở nên “cao siêu” hơn vì điều đó chỉ làm mất đi tính nhẫn nại của khách hàng. Khi ứng dụng gamification vào marketing, hãy xây dựng một trò chơi thú vị nhưng đơn giản nhất có thể để hầu hết khách hàng có thể hiểu được cách chơi.
Khách hàng cần phải thực hiện điều gì mới có được những lượt chơi mới để tiếp tục trò chơi? Phần thưởng đặt ra khi khách hàng đạt được những cột mốc quan trọng là gì? “Giải thưởng cuối cùng” mà các thương hiệu muốn khách hàng nỗ lực hết mình để đạt được là gì?
Để thu hút khách hàng đăng ký ban đầu và khơi gợi sự hào hứng, khi ứng dụng gamification, các doanh nghiệp có thể cân nhắc việc tặng ngay lập tức những phần thưởng nhỏ cho ai đăng ký tài khoản. Điều này sẽ giúp khách hàng hiểu được rằng nếu tham gia, họ sẽ nhận được những phần thưởng tương ứng đó.
Việc này không chỉ mang lại lợi ích cho khách hàng mà đối với doanh nghiệp, họ cũng nhận được giá trị bền vững khi có được lòng trung thành và gắn kết lâu dài của doanh nghiệp.
Ví dụ như hãng mỹ phẩm Neutrogena của Mỹ cũng đã triển khai chương trình đăng ký qua email để nhận quà ngay trên website chính thức của mình. Sau khi hoàn tất các bước đăng ký, khách hàng sẽ nhận được một phiếu voucher giảm 50% cho hóa đơn đầu tiên. Ngoài ra, với đơn hàng đầu tiên này, khách hàng cũng nhận được dịch vụ miễn phí vận chuyển. Đây là một hình thức giúp Neutrogena tạo được sự gắn bó lâu dài với khách hàng của mình suốt hơn một thập kỷ qua.
Neutrogena cho phép đăng ký email, chơi trò chơi nhận quà trên app
(Nguồn: Working Not Working)
Nên xây dựng một lộ trình rõ ràng cho khách hàng với phần thưởng càng lớn khi ở cấp bậc càng cao. Điều này sẽ kích thích tâm lý thích chinh phục của khách hàng từ đó giúp họ gắn bó lâu dài hơn. Đây chính là động lực tiến triển và thành quả trong xây dựng gamification. Nếu mức độ nào cũng như nhau và khách hàng không biết họ đang ở mức độ nào thì rất có khả năng là họ sẽ chẳng quan tâm đến chương trình khách hàng thân thiết nữa.
Một trong những ví dụ điển hình và chúng ta thường bắt gặp đó chính là thanh trạng thái hồ sơ trên Linkedin. Trong quá trình làm hồ sơ, Linkedin sẽ hiển thị các thang màu khác nhau để cho khách hàng biết rằng hồ sơ của họ đang ở mức nào, là mạnh, yếu hay trung bình. Để tạo dựng một hồ sơ ở mức “mạnh” thì khách hàng thường phải cung cấp thêm nhiều thông tin cần thiết để hồ sơ trở nên hoàn thiện hơn.
Xây dựng tiến trình tạo sự kích thích cho khách hàng khi tham gia
(Nguồn: E-Learning Heroes - Articulate)
Mạng xã hội đang là “ngôi nhà chung” lớn nhất giúp kết nối khách hàng và doanh nghiệp. Chính vì thế, việc tận dụng mạng xã hội là một cách thông minh để có thể thúc đẩy các chương trình khách hàng thân thiết. Mạng xã hội cũng giúp tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều so với các phương pháp Marketing Gamification trên các nền tảng khác.
Doanh nghiệp có thể cho phép người chơi chia sẻ hoạt động, thành công của mình lên các nền tảng mạng xã hội để có thể lan tỏa đến với nhiều người hơn, từ đó giúp tăng độ nhận diện thương hiệu đến với khách hàng.
Một ví dụ rõ rệt ở trường hợp này là Mì ăn liền Hảo Hảo. Mục tiêu của trò chơi là kích thích khách hàng tích điểm và đổi quà qua app Hảo Hảo. Người chơi có thể giới thiệu ứng dụng đến bạn bè bằng cách chia sẻ qua bài viết trên tường, bình luận tại bài viết của Fanpage Hảo Hảo…
Hảo Hảo ứng dụng gamification nhằm thu hút khách hàng tham gia và đổi điểm
(Nguồn: Mì ăn liền Hảo Hảo)
Điện thoại di động đang trở thành một vật “bất ly thân” của nhiều người. Chính vì thế các ứng dụng gamification nên được tối ưu hóa cả trên nền tảng app cho di động để đạt được thành công lớn nhất. Điều này sẽ giúp đơn giản hóa quá trình tiếp cận với khách hàng, giúp ích cho hoạt động tương tác giữa khách hàng với doanh nghiệp, với thương hiệu diễn ra liên tục, mọi lúc, mọi nơi.
Ví dụ như thương hiệu gà rán KFC tại Nhật Bản đã có một chiến thuật khéo léo để giới thiệu sản phẩm mới đến khách hàng thông qua trò chơi KFC Shrimp Attack, điều này đã mang lại sự thành công vượt trội cho sản phẩm. Theo báo cáo thì có khoảng 22% người chơi đã đổi phiếu thưởng tại cửa hàng và giúp doanh thu của cửa hàng tăng tới 106% so với năm trước.
Nền tảng di động giúp gia tăng sự kết nối với khách hàng
(Nguồn: Twitter)
Việc ứng dụng gamification vào các chương trình khách hàng thân thiết để gia tăng trải nghiệm khách hàng đang dần trở nên phổ biến với các doanh nghiệp trong thời đại số hiện nay. Hãy liên hệ Woay để được tư vấn giải pháp xây dựng chiến lược game hóa một cách hiệu quả nhé!
Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi Woay