Với hàng trăm ý tưởng kinh doanh lớn nhỏ khác nhau, mô hình Startup Việt bắt đầu bước vào giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ. Tuy nhiên, các Startup hiện nay đều đối diện với những khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn vốn đầu tư cũng như thu hút các khách hàng tiềm năng tại thời điểm ban đầu. Gần 20% doanh nghiệp đã không trụ vững trong năm đầu tiên. Vì vậy, việc ứng dụng kỹ thuật Growth Hacking đã và đang trở thành một giải pháp đột phá, tối ưu dành cho họ.

Vậy, Growth Hacking là gì?

Growth Hacking là một trong những chiến lược được các start up ưu tiên sử dụng thời gian gần đây.

Growth Hacking là việc tăng số lượng người tiếp cận với doanh nghiệp từ 0 lên đến hàng triệu người dùng trong một khoảng thời gian ngắn. Bằng cách sử dụng phễu Growth Hacking, doanh nghiệp chuyển đổi khách hàng từ tiềm năng sang khách mua hàng.

Growth Hacker làm công việc gì?

  • Marketing: A/B testing, Conversion Optimization, SEO, Copywriting, Email Marketing, Social Media...
  • Data Analyst: Spreadsheets, Statistics, SQL, No SQL, pandas...
  • Coding: HTML, CSS, JS, jQuery, Apls, Scripting Languages...

Một Growth Hacker giỏi sẽ là người biết cách đặt mục tiêu, chọn kênh để thu hút khách hàng, đẩy mạnh chiến lược đo lường và đo lường hiệu quả các chiến lược tăng trưởng cho doanh nghiệp.

Phễu Growth Hacking (Growth Hacking Funnel):

Growth Hacking Funnel được cấu thành từ 5 giai đoạn sau:

1. Tiếp nhận:

Đầu tiên, ở giai đoạn tiếp nhận, các Growth Hacker quan tâm đến việc tiếp cận và thu hút người dùng ghé qua trang đích thông qua các kênh truyền thông, các website hay các trang mạng xã hội…

Doanh nghiệp có thể sử dụng các quảng cáo, giới thiệu trực tiếp hoặc xây dựng các sản phẩm dùng thử tiếp cận khách hàng.

Việc thành công trong giai đoạn này nghĩa là doanh nghiệp bạn đã có một landing page tốt thu hút khách hàng thành công và hoàn thành bước đầu tiên trong quá trình Growth Hacking.

2. Khai thác:

Đây là giai đoạn doanh nghiệp bắt đầu chuyển đổi người dùng thành các khách hàng tiềm năng. Các Growth Hacker bắt đầu thực hiện các chiến lược tối ưu hóa điểm chạm khách hàng, khuyến khích người dùng thực hiện các tương tác như đăng ký mail, đăng ký tài khoản hay để lại bất kỳ thông tin nào cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, có đến 96% lượng người truy cập trang web chưa sẵn sàng tương tác với bạn. Việc yêu cầu thông tin thẻ tín dụng hay các thông tin cá nhân quá chi tiết sẽ khiến một số người dùng rời khỏi trang web trước khi ra các quyết định mua hàng.

Việc doanh nghiệp cần làm là xác định các điểm đã bỏ rơi khách hàng và kích thích họ quay lại điểm bị gián đoạn để hoàn thành hành trình khách hàng.

3. Giữ lại:

Ở giai đoạn này, việc doanh nghiệp cần làm là gia tăng vòng đời cũng như giá trị khách hàng. Doanh nghiệp có thể giữ chân khách hàng cũ thông qua việc tạo thẻ thành viên, tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng cũng như giải quyết tốt phản hồi của khách hàng.

Đối với một số doanh nghiệp, việc khách hàng không quay trở lại là vì doanh nghiệp chưa thực sự giải quyết được vấn đề của khách hàng hay cách thức sử dụng dịch vụ chưa được rõ ràng đối với họ. Hãy thử phát triển thêm tính năng hướng dẫn sử dụng mới và sử dụng hệ thống CRM, email marketing, SMS marketing, in-app notification hay chatbot để hỗ trợ việc giữ chân khách hàng.

4. Lợi nhuận:

Sau khi hoàn thành tốt giai đoạn giữ chân khách hàng, doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận hơn. Việc xây dựng chiến lược doanh thu hợp lý thường dựa trên giá trị đơn hàng trung bình cho mỗi lần sử dụng và giá trị trọn đời khách hàng mang lại cho bạn.

Giá trị trọn đời của khách hàng quyết định sự trung thành của khách hàng với doanh nghiệp.

Cách tốt nhất để tăng doanh thu là việc duy trì tỷ lệ 3:1 giữa giá trị trọn đời của khách hàng (CLV) và chi phí sở hữu khách hàng (CAC). Ngoài ra, thu thập ý kiến phản hồi của khách hàng cũng giúp bạn hiểu được sở thích nhóm khách hàng của bạn. Từ đó, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa sản phẩm để tăng sự hài lòng của khách hàng cũng như tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

5. Giới thiệu:

Đây là giai đoạn mở rộng phễu tăng trưởng bằng cách tạo thêm những điểm chạm với các mối quan hệ của khách hàng. Khách hàng lúc này đóng vai trò trung gian trong việc kết nối doanh nghiệp bạn với gia đình, bạn bè và đồng nghiệp của họ. Doanh nghiệp có thể tặng cho khách hàng của mình các voucher, các gói khuyến mãi hay các phần thưởng hấp dẫn khi khách hàng giới thiệu thành công.

→ Việc áp dụng phễu Growth Hacking một cách có đầu tư sẽ mang lại lượng khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp, nâng cao tỷ lệ chuyển đổi và tiết kiệm chi phí cho các hoạt động Marketing.

Các chiến lược Growth Hacking hiệu quả:

  • A/B testing: Là một trong những cách Growth Hacking phổ biến nhất. Thông qua A/B testing, bạn sẽ nhanh chóng xác định được ưu nhược điểm của mình từ các đánh giá và tương tác người dùng trên Internet.
  • Hiện pop up khi khách hàng định rời đi: Việc xuất hiện pop up tư vấn khi khách hàng chuẩn bị rời đi đôi khi có thể làm thay đổi quyết định của khách hàng cũng như giải quyết được những khó khăn khách hàng đang gặp phải.
Liên tục đưa ra những chiến lược mới và thực hiện A/B testing để tìm ra hướng đi đúng đắn cho doanh nghiệp của mình.
  • Cá nhân hóa website của bạn dựa trên các nhóm đối tượng khách hàng: Khi website của bạn có quá nhiều sản phẩm mà không được phân chia danh mục hợp lý sẽ tạo khó khăn cho khách hàng trong việc tìm kiếm sản phẩm phù hợp. Vì vậy, doanh nghiệp cần phân chia các danh mục dựa trên giới tính, độ tuổi… để tối ưu hóa quá trình mua hàng của khách.
  • Tạo các chương trình giới thiệu: Việc tạo các chương trình giới thiệu để truyền thông và lợi dụng tâm lý đám đông cũng là một trong những chiến lược Growth Hacking có thể tạo ra những hiệu quả cần thiết. Doanh nghiệp có thể xây dựng các chương trình khuyến mãi, tạo thêm các quyền lợi cũng như tăng điểm thưởng khi khách hàng giới thiệu bạn bè của mình sử dụng sản phẩm.
  • Thiết lập các quảng cáo Re-targeting: Quảng cáo Re-targeting sẽ giúp doanh nghiệp thu hút những khách hàng truy cập nhưng chưa thực hiện mua hàng. Phương pháp này hoạt động bằng cách theo dõi những người truy cập website và sau đó hiển thị quảng cáo sản phẩm của bạn trên các trang mạng xã hội hay các website khác. Chiến lược này hoạt động mạnh mẽ vì quảng cáo đúng thời điểm và đúng nhu cầu nên có khả năng thúc đẩy khách hàng quay trở lại website.

Tóm lại, Growth Hacking là một chiến lược cần đầu tư kỹ lưỡng để thu được lượng users lớn trong khoảng thời gian ngắn nhất. Growth Hacking tuyệt đối không dễ dàng như mọi người thường lầm tưởng. WOAY hy vọng bài viết trên sẽ giúp các doanh nghiệp SMEs có thêm các kiến thức cơ bản về Growth Hacking và xây dựng được chiến lược phù hợp cho doanh nghiệp của mình.

Đăng bởi: admin