Làm sao thu hút khách hàng hiệu quả bằng game hóa? Hãy bỏ túi ngay các nguyên tắc gamification UX design quan trọng sau đây của Woay.
Game hóa đang được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng để nâng cao trải nghiệm người dùng hiện nay. Nhưng làm sao để giải pháp này thật sự phát huy hiệu quả? Các nguyên tắc gamification UX design quan trọng sau đây sẽ giúp bạn tăng tương tác của người dùng và đạt được các mục tiêu kinh doanh nhanh chóng.
Bài viết liên quan:
Gamification UX design có thể giúp nền tảng tăng tương tác người dùng
(Nguồn: uxmag.com)
Theo thống kê, toàn bộ dân số trên thế giới sẽ dành ra khoảng 3 tỷ giờ mỗi tuần để chơi game. Đây là dấu hiệu cho thấy trò chơi luôn có một sức hút mạnh mẽ đối với mọi người.
Việc thêm các yếu tố trò chơi sẽ giúp ứng dụng/sản phẩm của bạn trông hấp dẫn hơn và đem đến rất nhiều lợi ích về mặt thiết kế UX (trải nghiệm người dùng):
Với những ưu điểm nổi trội kể trên, game hóa đang ngày càng phổ biến trong UX, đến mức nhiều người dùng cảm thấy ngạc nhiên khi trang web không có yếu tố game. Vì vậy, để không “phụ sự kỳ vọng” của khách hàng, bạn nên bắt kịp trào lưu và thêm ngay gamification UX vào sản phẩm/dịch vụ/chiến lược kinh doanh của mình.
Game Heo Đất của Momo đã giúp ứng dụng thu hút được lượng lớn người dùng trung thành (Nguồn: momo.vn)
Một trong những ví dụ thành công nhất của gamify tại Việt Nam chính là Momo. Để cải thiện trải nghiệm người dùng và tạo ra lượng lớn loyalty user, ứng dụng đã ra mắt hàng loạt tựa game như: Lắc Xì, Mega day, Heo Đất,…
Theo thống kê từ Momo, nhu cầu chơi game trên app của người dùng luôn ở mức cao và thường xuyên (trung bình khoảng 4 lần/tuần). Đặc biệt, user thường sẽ gắn bó khoảng 6 tháng đối với trò chơi mà họ yêu thích. Việc đầu tiên mà 30% người dùng thực hiện sau khi mở app là để tìm khuyến mãi và cho Heo đất ăn.
Các thương hiệu có thể sử dụng các cơ chế, yếu tố khác nhau để đưa game hóa vào ứng dụng hoặc trang web. Vậy cần phải bắt đầu từ đâu? Hãy cùng điểm qua 9 yếu tố gamification UX design phổ biến sau đây:
Việc giới hạn thời gian hoàn thành một số tác vụ nhất định sẽ tăng thêm tính hấp dẫn, căng thẳng và khơi dậy cảm giác “sợ bỏ lỡ” (FOMO – Fear of missing out) của người dùng. Bằng cách này, bạn có thể tạo động lực để thúc đẩy khách hàng thực thi nhiệm vụ hoặc đưa ra quyết định. Đối với hầu hết mọi người, sự ràng buộc về mặt thời gian sẽ giúp họ tăng tốc đáng kể.
Hiệu ứng ràng buộc là động lực để thực thi nhiệm vụ
(Nguồn: Darya Bohushynska)
Mọi người đều thích phần thưởng. Trao huy hiệu và sticker sau khi hoàn thành nhiệm vụ sẽ thúc đẩy user sử dụng ứng dụng nhiều hơn. Có thể nói huy hiệu chính là chứng nhận cho sự nỗ lực của người dùng. Gợi ý, bạn nên đưa ra các nhiệm vụ thú vị và có tính thử thách. Như vậy, người dùng sẽ cảm thấy phấn khích, hào hứng hơn khi nhận được huy hiệu.
Huy hiệu & stickers là một yếu tố game được dùng rất phổ biến hiện nay
(Nguồn: Pinterest)
Thanh tiến độ là một yếu tố gamification UX design được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Bạn có thể bắt gặp yếu tố này rất nhiều trong phần hướng dẫn cài đặt app hoặc ứng dụng học tập. Việc sử dụng Progress bars sẽ giúp user theo dõi được tiến trình của họ theo thời gian thực và biết rõ cần nỗ lực bao lâu nữa để hoàn thành mục tiêu.
Thanh tiến độ thể hiện thời gian thực để thành mục tiêu
(Nguồn: Maéva Laurent)
Cạnh tranh với bạn bè có thể thúc đẩy người dùng tương tác với ứng dụng/trang web nhiều hơn. Việc tạo ra Leaderboards sẽ giúp user biết được vị trí chính xác của mình, từ đó nỗ lực hơn để đạt được thứ hạng cao.
Đi kèm với bảng xếp hạng, bạn nên chuẩn bị các phần thưởng xứng đáng (voucher mua hàng, tiền mặt, sản phẩm miễn phí,…) cho người thuộc top 3, top 5 hoặc top 10. Như vậy, khách hàng sẽ có được tinh thần cạnh tranh mạnh mẽ và tham gia tích cực hơn.
Bảng xếp hạng giúp tạo động lực cạnh tranh cho người dùng
(Nguồn: freshworks.com)
Tặng điểm, tiền thưởng vào tài khoản ảo hoặc ví điện tử là một trong những yếu tố gamification UX design đơn giản nhất mà thương hiệu có thể sử dụng để thu hút người dùng.
Đối với bất kỳ hành động nào của user, bạn đều có thể tặng thưởng một số điểm tương ứng (ví dụ, tặng điểm mỗi ngày khi người dùng đăng nhập, điểm danh).
Gamification được ứng dụng trong thiết kế các yếu tố về điểm thưởng
(Nguồn: Max Osichka)
Hãy biến toàn bộ quá trình người dùng tương tác với nền tảng của bạn thành một hành trình thú vị với nhiều giai đoạn khác nhau. Mỗi khi user vượt qua được một cột mốc, bạn có thể trao thưởng và thay đổi giao diện thiết kế ứng dụng/trang web để tạo sự mới mẻ. Như vậy, khách hàng của bạn sẽ được trải nghiệm cảm giác đang tham gia vào một câu chuyện hấp dẫn, thú vị.
Lộ trình người dùng thực hiện có thể ứng dụng gamification để tạo sự mới mẻ
(Nguồn: Purrweb UI)
Ngoài huy hiệu và sticker, giải thưởng & thành tích cũng là một yếu tố gamification UX design quan trọng. Đây là yếu tố tạo động lực rất lớn cho người dùng. Phần thưởng có thể là chiết khấu, voucher, sản phẩm miễn phí hoặc quyền mở khóa các tính năng độc đáo của ứng dụng,…
Giải thưởng và thành tích cũng là yếu tố về gamification UX quan trọng
(Nguồn: Noah Elhadedy)
Những thử thách nhỏ với thời gian giới hạn có thể thúc đẩy người dùng tương tác và hoàn thành các tác vụ nhanh chóng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên kết hợp những nhiệm vụ đơn lẻ này thành một chuỗi thử thách kéo dài trong một ngày, một tuần, hai tuần,… với phần thưởng lớn hơn. Việc này sẽ giúp khách hàng gắn bó lâu hơn với nền tảng của bạn và dần hình thành lượng loyalty user lớn.
Ứng dụng gamification vào các phần thử thách trong các product khi thiết kế (Nguồn: Remdev Studio)
Người dùng luôn thích được bạn bè khen ngợi về thành tích của họ. Do đó, trong giao diện thiết kế gamification UX design, hãy tích hợp thêm nút share để user có thể thoải mái chia sẻ huy hiệu, giải thưởng, thứ hạng,… lên mạng xã hội. Bằng cách đó, bạn sẽ làm cho người dùng cảm thấy thỏa mãn, đồng thời thu hút được nhiều sự chú ý hơn từ những khách hàng tiềm năng.
Tương tác trên mạng xã hội cũng là yếu tố giúp tăng trải nghiệm người dùng (Nguồn: wewin.com.vn)
Game hóa mang lại rất nhiều lợi ích cho thương hiệu nhưng đây cũng là một lĩnh vực phức tạp và dễ mắc sai lầm nếu không có tầm nhìn, kế hoạch thực thi chính xác. Do đó, để đạt được hiệu quả tối ưu, bạn cần lưu ý các điểm sau khi sử dụng yếu tố trò chơi trong thiết kế UX:
Việc sử dụng các yếu tố trò chơi một cách hời hợt sẽ không thể thu hút người dùng về lâu dài. Đơn cử, nếu bạn chỉ phát huy hiệu hoặc điểm thưởng nhưng không cung cấp cho người dùng các giá trị cụ thể ngoài đời thực thì sẽ không thể thúc đẩy họ lặp lại hoặc duy trì tương tác theo thời gian.
Nói cách khác, đối với hoạt động gamification trong marketing, bản thân điểm thưởng và huy hiệu không phải là phần thưởng thật sự. Phần thưởng mà người dùng mong muốn chính là những gì họ có thể đạt được trong thế giới thực bằng cách hoàn thành nhiệm vụ. Ví dụ, khi người dùng nhận được huy hiệu sau khi hoàn thành chuỗi bài tập thể dục trong 30 ngày thì sẽ đồng nghĩa với việc sức khỏe của họ được nâng cao.
Do đó, để chiến dịch game hóa đạt hiệu quả thu hút lâu dài, bạn nên gắn hệ thống huy hiệu, điểm thưởng với một giá trị thực tế nào đó (cho phép user quy đổi điểm thành voucher mua hàng, chiết khấu,…).
Mỗi nhóm người dùng sẽ có cách phản ứng khác nhau đối với các yếu tố trò chơi. Do đó, game hóa cần được điều chỉnh phù hợp và cá nhân hóa theo hành vi, nhu cầu, chân dung của khách hàng.
Ví dụ đối với app Duolingo, người muốn học ngôn ngữ thông thạo sẽ đánh giá cao bảng xếp hạng, hệ thống điểm. Còn người chỉ muốn trang bị kiến thức phổ thông để chuẩn bị du lịch nước ngoài thì sẽ thích các nhiệm vụ nhỏ và đơn giản hơn.
Không nên áp dụng một hình thức thiết kế gamification cho tất cả các nhóm đối tượng (Nguồn: Medium)
Game hóa giúp các nền tảng trở nên thu hút và gần gũi hơn đối với người dùng. Nhưng nếu lạm dụng quá mức các yếu tố gamification UX design thì rất có thể sẽ gây phản tác dụng.
Ví dụ, nếu trong một cuộc khảo sát dài, lại xuất hiện quá nhiều thanh tiến trình hoặc thông báo bật lên (pop-up) thì sẽ khiến user cảm thấy xao nhãng và thậm chí gây phiền toái. Hoặc đối với ứng dụng tài chính, nếu thiết kế giao diện có quá nhiều hình ảnh game thì có thể làm giảm độ tin cậy của nền tảng.
Do đó, bạn nên sử dụng các yếu tố game một cách chọn lọc và để chúng xuất hiện vào khoảng thời gian thích hợp (người dùng chuẩn bị thoát khỏi trang/ứng dụng, đã lâu không đăng nhập hoặc từ bỏ giỏ hàng,…).
Ngoài ra, hãy đưa ra các nhiệm vụ đơn giản, dễ thực hiện và xứng đáng để hoàn thành theo quan điểm của người dùng.
Với những chia sẻ trên đây, hy vọng bạn đã hiểu hơn về gamification UX design và biết cách ứng dụng trò chơi hóa hiệu quả. Theo dõi ngay các bài viết trên trang blogs hoặc fanpage của Woay để cập nhật những thông tin hấp dẫn liên quan Gamification.