Các chiến dịch quảng cáo là phương thức phổ biến nhất hiện nay nhằm giúp doanh nghiệp mạng sản phẩm lại gần hơn tới người tiêu dùng, dưới những hình thức cơ bản như bảng hiệu, poster, tờ rơi quảng cáo,... Với sự phát triển vượt bậc của các nền tảng mạng xã hội, những chiến dịch truyền thông cũng theo đó mà được số hóa mạnh mẽ hơn. Thế mạng xã hội thật sự là gì? Và sức ảnh hưởng của chúng lớn như thế nào tới các doanh nghiệp hiện nay?

Đầu tiên, để tổng quan một cách ngắn gọn nhất, nền tảng việc việc ứng dụng marketing trên mạng xã hội là đăng tải nội dung. Những doanh nghiệp chia sẻ nội dung của họ trên các nền tảng mạng xã hội khác nhau, mục đích là để hướng người xem truy cập vào website của nhãn hàng. Bên cạnh đó là hy vọng sẽ bán được sản phẩm của mình. Sản phẩm ở đây có thể là các mặt hàng cụ thể, hay cũng có thể là một loại dịch vụ bất kỳ.

Tuy vậy, các mạng xã hội dần dần đã phát triển và vượt xa hơn ngoài dự kiến. Không chỉ là nơi giúp quảng bá sản phẩm, mạng xã hội còn là sân chơi để các thương hiệu phô diễn nên cá tính của mình. Trong việc ứng dụng marketing trên mạng xã hội ở thời điểm hiện tại, có 5 điều “cốt lõi” thường được đưa ra nhằm tối ưu hóa các chiến dịch truyền thông.

Lập chiến lược truyền thông rõ ràng

Đầu tiên, câu hỏi cần được đặt ra ở đây là “Đâu là mục tiêu của doanh nghiệp mình?” và làm sao để có thể xây dựng hình ảnh thương hiệu thông qua mạng xã hội. Rất nhiều doanh nghiệp hiện nay đã tiến hành sử dụng mạng xã hội như một công cụ nhằm tăng độ phổ biến thương hiệu. Và việc xây dựng một cộng đồng xoay quanh thương hiệu đồng thời cũng giúp thúc đẩy doanh nghiệp tiến tới mục tiêu chung một cách triệt để hơn.

Thêm vào đó, việc chọn nền tảng mạng xã hội phù hợp cũng là điểm mấu chốt mà doanh nghiệp cần lưu tâm. Nhất là khi đây sẽ là cầu nối trực tiếp giữa thương hiệu và người dùng. Rất nhiều nền tảng khác nhau dần trở nên phổ biến và trở thành nơi mua sắm của người dùng.

Bên cạnh đó, có rất nhiều cách thức mà doanh nghiệp có thể sử dụng để mạng thương hiệu cũng như sản phẩm đến gần hơn tới người dùng. Việc này sẽ tạo nên cảm giác hứng thú cho người dùng nói chung và của doanh nghiệp nói riêng. Thêm vào đó, việc luôn phiên sử dụng các hình thức khác nhau cũng tạo cảm giác hứng thú, tăng tương tác hơn cho tệp khách hàng tiềm năng.

Đăng tải nội dung

Việc lên kế hoạch và đăng tải nội dung của bạn hoàn toàn phải được cô đọng một cách chính xác. Theo thống kê, có đến 3 tỷ người truy cập các nền tảng mạng xã hội mỗi ngày, nên với việc trau chuốt cho nội dung, bạn hoàn toàn có thể thu hút người dùng về phía mình một cách tự nhiên nhất.

Đồng thời, việc đăng bài không theo một khung giờ nhất định có thể làm giảm năng suất của người xem đối với nội dung. Hãy chọn đăng tải nội dung vào các giờ cao điểm trong ngày. Từ đó, bạn sẽ có thể tối ưu hóa lượng truy cập cũng như người xem nội dung của mình một cách nhanh chóng hơn.

Học cách lắng nghe và tương tác

Như đã nói ở trên, sự phát triển của doanh nghiệp cũng tỉ lệ thuận với việc nhận được nhiều phản hồi trái chiều hơn từ dư luận. Sẽ có nhiều bình luận xuất hiện ở các bài đăng của bạn hơn, hay những tin nhắn trực tiếp tới doanh nghiệp bạn cũng sẽ tăng lên. Theo dõi và ghi nhận những phản hồi này sẽ giúp cho doanh nghiệp bạn hiểu rõ điều gì đang xảy ra, những phản ứng tích cực hay tiêu cực về thương hiệu. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có hướng đi phù hợp hơn trong việc phát triển sản phẩm cũng như nội dung truyền tải tới người tiêu dùng.

Tuy nhiên, đôi khi có một số những phản hồi không đề cập trực tiếp đến doanh nghiệp, điều này làm cho sự tương tác bị hạn chế. Vì thế hãy sử dụng các ứng dụng hỗ trợ trong việc theo dõi lượt truy cập như HubSpot, Agora Pulse, Mention, TweetDeck,...

Phân tích hành vi của khách hàng

Các doanh nghiệp luôn luôn muốn theo dõi các số liệu về lượt truy cập và lượt theo dõi của mình, từ đó tìm ra phương thức truyền thông hiệu quả nhất. Và mạng xã hội chỉ có thể hỗ trợ phần nào trong việc này. Để có cái nhìn sâu hơn, doanh nghiệp có thể sử dụng một số công cụ hỗ trợ cho việc phân tích số liệu trên mạng xã hội, từ đó có thể nắm rõ hơn về định hướng cho sản phẩm của chính mình.

Quảng cáo sản phẩm

Một trong những bước cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng trong việc sử dụng mạng xã hội là việc quảng bá sản phẩm. Với nền tảng tài chính vững chắc hơn, các doanh nghiệp cũng theo đó đầu tư nhiều hơn vào các chiến dịch truyền thông. Việc quảng cáo trên mạng xã hội cho phép gia tăng độ nhận diện thương hiệu, cũng như mang sản phẩm đến gần hơn tới khách hàng nhờ vào tệp người dùng cực lớn. Bạn có thể tạo các đối tượng mục tiêu dựa trên các con số nhân khẩu học, sở thích, hay hành vi của họ,...

Khi có nhiều dự án được thực hiện song song, các doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ quảng cáo để tối ưu hóa việc giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng. Hơn thế nữa, dịch vụ quảng cáo có thể hạn chế phần nào rắc rối cũng như áp lực đến với doanh nghiệp trong quá trình vận hành dự án.

Lời Kết

Để kết lại, việc chạy các chiến dịch truyền thông quảng bá sản phẩm trên mạng xã hội đã, đang và sẽ vẫn là một phương thức cực kỳ hiệu quả với doanh nghiệp. Tuy vậy, giữa hàng trăm, hàng nghìn doanh nghiệp quảng bá trên khắp các nền tảng Facebook, Instagram, Tiktok,... làm sao để thương hiệu có thể nổi bật hơn? Một giải pháp hiệu quả, chi phí không cao nhưng vẫn đảm bảo hiệu ứng truyền thông bùng nổ mà những cái tên lớn như Grab, Momo, Co-op Smile,... đã sử dụng là minigame.

Vậy họ đã làm như thế nào? Bạn có muốn tự mình trải nghiệm không? Truy cập app.woay.vn để tự thiết kế ra một minigame cho riêng mình nhé.

Đăng bởi: admin