Như bài viết hôm trước WOAY đã chia sẻ đến các bạn về 2 hình thức minigame Tag or Share thì WOAY vẫn nợ các bạn 1 tí về việc làm sao kết hợp Tag và Share lại với nhau cho ra đời 1 hình thức hoàn toàn mới. Đây cũng là lý do mà WOAY thực hiện bài viết tiếp theo này: TAG & SHARE.

Nếu bạn là độc giả mới thì truy cập link này để xem lại phần chia sẻ trước của WOAY nhé!

>>> https://www.woay.vn/tag-or-share

1. Ai đã làm? Họ đã làm như thế nào?

Tuy lạ mà quen, có thể bạn đã từng được bạn bè rủ rê hay chính bản thân bạn đã từng tham gia vào minigame dạng này từ lâu trước đây nhưng không biết đấy. Có 1 khoảng thời gian trào lưu thử thách bùng nổ mạnh mẽ trên mạng xã hội, đây cũng chính là minigame mà WOAY muốn nhắc đến trong bài viết này.

ImageBài viết chi tiết tại Đây.

ImageBài viết chi tiết tại Đây.

Hiện nay nhu cầu sống khỏe, ăn sạch, eco-friendly đang được quan tâm nhiều, vậy nên những hình thức thử thách 66 ngày sinh hoạt khỏe hay 10 days no-plastic đang được phổ biến rộng rãi. Các thương hiệu lớn cũng tận dụng trào lưu này để xây dựng những chiến dịch thử thách online, đa phần những bài viết này không yêu cầu tương tác bắt buộc như “bạn like fanpage của tôi, share bài viết thì tôi tặng bạn mã” mà chỉ đơn thuần là nêu ra thử thách hấp dẫn để bạn tự tag tên bạn bè mình vào, thông điệp thử thách phù hợp để bạn tự giác share về và nhân rộng tầm ảnh hưởng. Đây thuộc dạng minigame hướng tới tự thân tương tác hơn, không xuất hiện những call to action (CTA) nhất định.

Ví dụ như nhắc đến chiến dịch “Những cánh tay xanh” của Highlands coffee tháng 5 vừa qua, Highlands chẳng yêu cầu bạn thực hiện gì cả, bạn tự mang ly đựng nước cá nhân Highlands sẽ free upsize cho bạn, bạn không mang cũng chẳng sao cả. Vậy mà chiến dịch này nhận được hàng ngàn hình ảnh từ khách hàng tại phần bình luận hưởng ứng và hơn 2.500 lượt chia sẻ.

ImageBài viết chi tiết tại Đây.

Nếu tôi không có cửa hàng, tôi không kinh doanh ăn uống, tôi bán quần áo phụ kiện online vậy tôi sử dụng minigame này như thế nào? Bạn nghĩ sao nếu WOAY đề xuất với bạn cách thức sau: “tag 2 người bạn, share bài viết, shop tặng bạn 1 túi tote đi kèm với đơn hàng, NO plastic - eco friendly”. Hay:

ImageBài viết chi tiết tại Đây.

2. Ưu điểm:

  • Không có CTA nhất định: giảm thiểu khả năng đối tượng mục tiêu cảm thấy quá nhiều bước phức tạp, không muốn thực hiện.
  • Tạo hình ảnh đẹp cho thương hiệu khi lan truyền các thông điệp xã hội lớn.
  • Thu hút tương tác bằng chính thông điệp chiến dịch.
  • Phù hợp với hầu hết các thương hiệu với nhiều quy mô khác nhau.

3. Nhược điểm:

  • Không có CTA nhất định nên nếu thông điệp của bạn không đủ sức hút sẽ dễ xảy ra tình trạng tương tác kém, vậy nên nội dung và hình ảnh phải cực kỳ bắt mắt.
  • Bạn nghĩ gì nếu fanpage của bạn sở hữu lượt tương tác thật chỉ khoảng vài trăm? Chắc chắn thông điệp bạn có hay đến đâu đi chăng nữa mà không chạm được đúng đối tượng mục tiêu thì cũng thành công cốc mà thôi.
  • Dễ nhàm chán, khó có thể sử dụng nhiều lần. Ví dụ như thử thách ăn uống, qua lần đầu sử dụng khách hàng sẽ biết được mức độ khả thi của việc hoàn thành thử thách, vậy nên lần thứ 2 tổ chức những khách hàng đã thử và thất bại sẽ không còn hứng thú với chiến dịch nữa, vậy là… thất bại rồi.

Vậy nên, đây là hình thức minigame khá kén chọn và khó thực hiện. Cần đầu tư khá nhiều về thông điệp, nội dung và cách thức tiếp cận. Nếu ý tưởng bạn đang nghĩ ra đã được 1 brand khác thực hiện rồi thì hẳn đây không phải là một lựa chọn thích hợp đâu. Nếu cần WOAY hỗ trợ nhớ để lại comment nhé!

Đăng bởi: admin