Để chiến thắng trong cuộc đua ứng dụng, doanh nghiệp cần tối ưu tính năng của app và tích hợp gamification platform để thu hút người dùng.
Theo một báo cáo của Amplitude thì tính từ tháng 1/2020 đến tháng 12/2021, việc sử dụng mobile app đã đạt mức tăng trưởng lên đến 36%. Thực tế này đã đặt doanh nghiệp vào một cuộc chạy đua ứng dụng đầy khốc liệt. Vậy làm sao để chiến thắng? Trong bài viết này, Woay gamification platform hàng đầu Việt Nam sẽ đưa ra những hướng dẫn cụ thể để giúp bạn thu hút và giữ chân được nhiều người dùng hơn.
Bài viết liên quan:
Các doanh nghiệp đang rất nỗ lực trong cuộc đua ứng dụng
Trong những năm gần đây, xu hướng sử dụng thiết bị di động đang phát triển vô cùng mạnh mẽ. Đây chính là tiền đề để các ứng dụng lên ngôi. Nhiều nhà bán lẻ nhận thấy rằng các đơn đặt hàng online của họ hầu hết đều đến từ mobile app.
Theo Criteo, tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương, có đến 59% giao dịch trực tuyến được thực hiện trên ứng dụng. Một nghiên cứu khác tại Singapore, Thái Lan và Indonesia cũng cho thấy kết quả tương tự: 72% người dùng thích tương tác với nhà bán lẻ thông qua app hơn là mua sắm tại cửa hàng hoặc qua trang web.
Đặc biệt, tỷ lệ chuyển đổi trên các app cũng rất cao, lên đến 22%, trong khi đó tỷ lệ chuyển đổi trên web di động chỉ là 3% (theo Criteo). Không chỉ phục vụ cho nhu cầu mua sắm, khách hàng còn thích dùng app để cập nhật thông tin sản phẩm mới và tích điểm.
Như vậy, từ những dữ liệu mà gamification platform - Woay đã thu thập được, có thể thấy ứng dụng di động chính là xu hướng các doanh nghiệp cần theo đuổi để thu hút khách hàng.
Tốc độ tăng trưởng của ứng dụng di động ngày càng cao
Hiểu rõ vai trò của ứng dụng đối với hoạt động kinh doanh, rất nhiều doanh nghiệp đã dùng app để xây dựng hệ thống khách hàng thân thiết, tích điểm, đặt bàn, hoàn tiền,... nhằm mục đích thu hút, giữ chân khách hàng. Dưới đây là một số ví dụ điển hình:
Để chăm sóc khách hàng tốt hơn, vào cuối năm 2021, Circle K đã ra mắt ứng dụng dành cho khách hàng thân thiết - CK Club. Hiện tại, app đang được phát hành trên cả 2 nền tảng là Android và iOS.
Không chỉ đơn thuần là một ứng dụng di động cung cấp các thông tin ưu đãi, khuyến mãi, CK Club còn sử dụng online gamification platform để tạo ra sân chơi thú vị cho người dùng. Một số tính năng “game hóa” nổi bật của app có thể kể đến như: tích tem đổi quà, chơi game trúng thưởng, nhận quà khi giới thiệu bạn bè,...
Năm 2012, Tastemade có xuất phát điểm là một kênh Youtube dạy nấu ăn và giới thiệu về ẩm thực. Sau đó, vào năm 2015, Tastemade đã phát hành phiên bản ứng dụng di động cùng tên và đạt được thành công vang dội. Hiện app được đánh giá 4.7 sao trên Google Play và có hơn 1 triệu lượt tải về.
Có thể nói mobile app là sự mở rộng của Tastemade so với phiên bản trên website. Ứng dụng Tastemade cung cấp rất nhiều tính năng hữu ích, đánh đúng nhu cầu người dùng như: công thức nấu ăn, video hướng dẫn,... Nhờ có mobile app mà số lượng người dùng của Tastemade đã tăng trưởng nhanh chóng.
Vào năm 2016, Chick-fil-A – một chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh của Mỹ đã ra mắt một mobile app có tên là Chick-fil-A One. Với ứng dụng này, người dùng có thể:
Chick-fil-A One là ứng dụng bán hàng của Chick-fil-A
Ngoài ra, Chick-fil-A One cũng dựa trên gamification platform để tạo ra hệ thống tích lũy điểm và xếp hạng người dùng trung thành (thành viên thường, thành viên Bạc, thành viên Đỏ). Tùy theo mức độ tiêu dùng mà khách hàng sẽ nhận được những ưu đãi, khuyến mãi tương ứng.
Starbucks cũng là một ví dụ tuyệt vời khác về việc sử dụng mobile app để thu hút, giữ chân khách hàng. Năm 2009, thương hiệu đã phát hành app Starbucks để hỗ trợ việc thanh toán online. Sau đó, vào năm 2016, họ tiếp tục tích hợp thêm tính năng khách hàng thân thiết vào app. Kết quả, việc làm này đã giúp công ty tăng 40% doanh thu tại Mỹ.
Với ứng dụng Starbucks, người dùng có thể:
Trong một số chiến dịch, Starbucks cộng tác với gamification platform để game hóa hoạt động mua hàng trên app
Monobank – một ngân hàng số tại Ukraine đã phát triển ứng dụng tài chính với emoji là một chú mèo ngộ nghĩnh. Kể từ năm 2017 đến nay, app Monobank đã thu hút được hơn 5 triệu người dùng và trung bình mỗi ngày có khoảng 1,3 triệu người đang dùng ứng dụng này (theo Aroged).
Một tính năng cực kỳ thú vị trong ứng dụng Monobank đó là hệ thống huy hiệu (một yếu tố khá phổ biến, thường xuất hiện trên các gamification platform apps). Người dùng sẽ phải thực hiện một số nhiệm vụ nhất định mới có thể nhận được phần thưởng bị khóa. Điều này giúp thúc đẩy khách hàng tương tác nhiều hơn với ứng dụng.
The coffee House là một chuỗi quán cà phê rất nổi tiếng tại Việt Nam với hệ thống hơn 100 cửa hàng trên toàn quốc. Để chăm sóc khách hàng tốt hơn, năm 2016, thương hiệu đã cho ra mắt ứng dụng The Coffee House với rất nhiều tính năng như: đặt hàng, giao hàng tận nơi, nhận sao đổi quà, tìm kiếm cửa hàng gần nhất, The Coffee House Rewards, chơi game tích điểm,...
Ứng dụng The Coffee House có nhiều tính năng thú vị cho người dùng
Trong bối cảnh bùng nổ công nghệ 4.0, ứng dụng có tiềm năng phát triển rất lớn và đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc nâng cao lòng trung thành của khách hàng. Nhưng không phải bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể phát hành mobile app thành công.
Để đạt được mục tiêu thu hút, giữ chân người dùng, bạn cần phải: tối ưu hóa UX/UI của ứng dụng, tăng cường tính năng hữu ích và tích hợp các yếu tố game hóa dựa trên gamification platform. Cụ thể cách thực hiện như thế nào, hãy cùng Woay tìm hiểu ngay sau đây:
UI (User Interface) là giao diện người dùng. Còn UX (User Experience) chính là trải nghiệm của người dùng. Đây là hai yếu tố luôn song hành và được xem như chuẩn mực cơ bản để đánh giá một mobile app bất kỳ. Một ứng dụng được tối ưu UX/UI sẽ giúp người dùng tăng độ tin tưởng, từ đó tương tác nhiều hơn và nâng cao tỷ lệ mua hàng.
Dưới đây là một số điểm cần lưu ý để tối ưu UX/UI cho ứng dụng:
Tận dụng gamification platform để đưa các yếu tố trò chơi vào hành trình khách hàng là một giải pháp hiệu quả, giúp giữ chân người dùng lâu hơn trên ứng dụng. Các yếu tố game (luật chơi, giải thưởng, xếp hạng,...) sẽ giúp ứng dụng trở nên lôi cuốn, hấp dẫn hơn và giảm tỷ lệ bounce rate xuống mức thấp nhất. Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn:
Bạn có thể tạo ra hệ thống các nhiệm vụ và khuyến khích người dùng thực hiện để nhận thưởng
Nếu bạn muốn tìm một ví dụ thành công trong việc áp dụng gamification platform vào app thì Shopee chính là minh chứng điển hình. Là một trong những trang thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam, Shopee đã đưa ra hình thức “tích lũy xu sau khi mua hàng/đánh giá sản phẩm” để khuyến khích tương tác và giữ chân người dùng lâu hơn. Với cách làm khôn khéo này, lượt phản hồi và doanh số bán hàng trên Shopee đã tăng trưởng đáng kể.
Các mục tiêu về tăng trưởng, nâng cao doanh số sẽ là viển vông nếu ngay từ ban đầu, khách hàng không hề “để mắt” đến ứng dụng của bạn. Vì vậy, hãy tạo ra thật nhiều lý do để người dùng cảm thấy hứng thú và mở app của bạn. Dưới đây là một vài gợi ý:
Một ứng dụng bán hàng tốt nên có đầy đủ những tính năng như: thanh toán, đặt hàng trước, kiểm tra lịch sử mua hàng, hệ thống tích điểm thưởng, thông tin các sản phẩm hot, tìm kiếm theo vị trí,...
Theo Simform (2020), một người trung bình cài đặt khoảng 40 ứng dụng trên thiết bị di động của mình. Do đó, nếu không muốn bị “lãng quên”, bạn nên tạo ra các thông báo thú vị để nhắc nhở khách hàng truy cập app.
Tuy nhiên, cần lưu ý, không nên quá lạm dụng Push notification vì sẽ gây khó chịu cho người dùng và dẫn đến hậu quả bị xóa app. Bạn chỉ nên gửi thông báo khi có thông tin hot, chương trình khuyến mãi hoặc sản phẩm hot.
Bạn có thể gửi thông báo để nhắc nhở người dùng mở app
Nếu chỉ là các chương trình khuyến mãi thông thường thì có thể sẽ nhàm chán. Vì vậy, để tăng hứng thú cho người dùng, bạn nên đưa ra ưu đãi thông qua gamification platform. Bằng cách tạo ra các trò chơi có thưởng, doanh nghiệp sẽ đánh đúng vào tâm lý tò mò, thích khám phá, chinh phục thử thách của khách hàng. Ngoài ra, để nhận được phần thưởng, người dùng cần phải dành thời gian chơi game nên sẽ ở lại ứng dụng lâu hơn.
Có khá nhiều công ty đã xây dựng trò chơi tặng thưởng trên app và thành công. Momo là một ví dụ điển hình. Tính đến nay, nền tảng này đã ra mắt rất nhiều tựa game thú vị như: Lắc Xì, Học viện Momo, Thành phố Momo, MoMo Jump,... và nhận được sự hưởng ứng cực lớn từ phía người dùng. Đơn cử, game Vòng quay ‘deal’ luyện, sau khi phát hành đã giúp Momo tăng mức giao dịch lên gấp 10 lần.
Momo đã sử dụng rất nhiều yếu tố game hóa trên app để thu hút người dùng
Các ứng dụng di động khác như: Ví Zalo Pay, Grab, Shopee, Tiki,... cũng thường xuyên tạo ra các chương trình khuyến mãi dưới dạng game săn thưởng rất thú vị.
Game hóa là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để giúp ứng dụng của bạn trở nên gần gũi và thu hút hơn trong mắt người dùng. Vậy làm sao để đưa các yếu tố trò chơi vào app một cách nhanh chóng? Woay chính là sự lựa chọn tốt nhất dành cho bạn.
Nằm trong top gamification platform uy tín hàng đầu tại Việt Nam, Woay tự tin có thể giúp bạn tạo ra trò chơi độc đáo chỉ trong 5 phút. Nền tảng của chúng tôi hiện sở hữu rất nhiều tính năng tuyệt vời như:
Đặc biệt, nền tảng thiết kế minigame – Woay còn ghi điểm nhờ chi phí thấp và chính sách dùng thử miễn phí trong vòng 14 ngày.
Woay là nền tảng gamification hàng đầu Việt Nam hiện nay
Nếu bạn đang muốn tìm kiếm một gamification platform uy tín để hợp tác thì hãy liên hệ ngay với Woay. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp để tạo ra những tựa game ấn tượng, giúp giữ chân khách hàng và đột phá doanh thu.