Starbucks hẳn không còn là một cái tên quá xa lạ đối với người tiêu dùng trên toàn thế giới. Thương hiệu hiện đang có mặt trên 83 quốc gia khác nhau, với hơn 32,000 cửa hàng trong chuỗi cung ứng F&B của mình.

Vào năm 2017, khi doanh nghiệp dần mở rộng toàn cầu, với lượng khách hàng ngày một tăng lên, đế chế cà phê nước Mỹ nhận ra rằng cần phải thay đổi chương trình khách hàng thân thiết của mình để tăng thêm trải nghiệm cho khách hàng. Và app Starbucks Reward ra đời.

Ứng dụng sử dụng ngôi sao làm đơn vị tích điểm cho khách hàng thân thiết. Cứ với mỗi đơn hàng, khách hàng sẽ tích lũy được số lượng sao nhất định. Và Starbucks cũng có những phần thưởng từng chặng cho khách hàng để có thể phân nhỏ mục tiêu, tối ưu động lực để khách hàng tích điểm hơn.

Kết quả thu về

Kết quả đạt được thực sự là ngoài mong đợi:

  • Doanh thu tăng thêm 2,65 tỷ USD đến từ chương trình phần thưởng.
  • Sau 2 năm kể từ khi áp dụng, số lượng thành viên thân thiết tăng thêm 25%, tổng lên đến 16 triệu thành viên (2019).
  • Doanh thu tăng 4,6% so với quý cùng kỳ năm trước, lên đến 6,31 tỷ USD.

Thoạt nghe thì có vẻ đơn giản, nhưng chiến dịch phát triển app Starbucks Reward của Starbucks đã ứng dụng cực kỳ thành công 3 trên 8 các động lực thuộc mô hình Octalysis. Đó là: động lực Tiến triển và thành quả, Tính sở hữu và Yếu tố mới lạ và sự tò mò. Đánh trực tiếp vào đối tượng khách hàng tiềm năng chính của thương hiệu, the Explorer.

Bạn muốn hiểu hơn về cách Starbucks ứng dụng Gamification vào việc xây dựng hệ thống loyalty program? Đọc thêm tại đây nhé.

KẾT LUẬN:

Có thể thấy rằng, cùng với việc tích hợp các dịch vụ khác nhau vào trong ứng dụng khách hàng thân thiết của mình, Starbucks đã cho người dùng thấy rằng sự thấu hiểu của họ đối với các trải nghiệm cũng như cảm nhận của người tiêu dùng.

Woay mong rằng bài viết trên sẽ mang lại một cái nhìn khác cho mọi người trong việc xây dựng chương trình khách hàng thân thiết. Từ đó, mang lại một trải nghiệm mới đối với người tiêu dùng của bạn.

Đăng bởi: admin