Đăng bởi: Võ Thái Thảo. Ngày đăng:12/08/2023
Cuối năm luôn là khoảng thời gian các doanh nghiệp tập trung cho hoạt động truyền thông bán hàng, tăng doanh số. Tuy nhiên năm 2020 lại là một năm hoàn toàn khác biệt so với những năm trước đó. Đại dịch COVID đã khiến các doanh nghiệp Việt Nam, toàn cầu.. phải liên tục thay đổi, thích ứng, linh hoạt để tiếp tục duy trì hoạt động kinh doanh.
Vậy thời điểm nhạy cảm như vậy, chúng ta cần lưu ý điều gì? Hãy cùng Woay điểm qua 3 lưu ý nổi bật cho marketing mùa cuối năm 2020 nhé.
Theo báo cáo của Nielsen & Infocus, hành vi của người tiêu dùng thay đổi rất nhanh và gần như khác biệt sau đại dịch. 83% người tiêu dùng không còn sử dụng các hoạt động ăn uống bên ngoài cửa hàng nữa. Đặc biệt, số lượng người tiêu dùng rất ít nấu ăn tại nhà, nay bắt đầu chuyển hướng tích trữ đồ ăn và tự nấu ăn tăng đến 44%.
Vào mỗi cuối năm, ngành hàng FMCG luôn háo hức đón chờ việc “vung tay” của người tiêu dùng. Bia, rượu, đồ ăn nhanh, bánh kẹo, thực phẩm đóng gói.. là những mặt hàng luôn nằm trong list mua sắm. Tuy nhiên thật bất ngờ, cũng trong nghiên cứu trên của Nielsen & Infocus, 49% người được khảo sát cho biết họ không mua bia rượu nữa. Thay vào đó là sự gia tăng đáng kể của việc chi tiêu để mua sắm chăm sóc cho bản thân (44%) và chăm sóc cho nhà cửa (67%).
Có đại dịch này mới biết, trong những lúc khó khăn nhất, gian nan nhất, con người sẽ quay về chăm sóc chính mình. Lựa chọn cho mình những thứ tốt nhất, an toàn nhất. Thay vì đầu tư khoản chi phí cho bia rượu hay những sản phẩm “phù phiếm khác”.
Để tìm hiểu kỹ hơn những chuyển mình của thị trường, doanh nghiệp hoàn toàn có thể tham khảo những thông tin được khảo sát từ các nguồn tin tưởng. Hoặc bạn có thể liên hệ với các đối tác ở đây để làm các khảo sát của riêng doanh nghiệp mình nhé. Woay xin phép list một cái tên ở đây để bạn tham khảo nhé:
Để làm truyền thông, trước tiên chúng ta phải đưa ra thông điệp truyền thông. Bạn có thể thử tham khảo công thức sau.
Ví dụ: Một cửa hàng bán đồng hồ xây dựng thông điệp truyền thông như sau.
Sau đó, để truyền tải thông điệp truyền thông này, theo kiểu cũ, có phải chúng ta sẽ làm như sau?
Đối với cách làm cũ này, bạn hoàn toàn có thể ứng dụng hầu hết cho các sản phẩm cho tất cả các mùa trong năm. Tuy nhiên đối với mùa mua sắm cuối năm, đặc biệt là sau đợt đại dịch COVID này, người dùng hoàn toàn có quyền được lựa chọn khác đi. Khách hàng dần mong muốn tiếp nhận các thông tin vui nhộn hơn, mới lạ hơn, hấp dẫn hơn.
Để làm tốt được việc này, chúng ta hãy thử tham khảo 2 hình thức marketing vừa được phổ biến hơn, trong tầm 3 năm trở lại đây nhé:
Khi chúng ta sử dụng hình thức marketing này, chiến dịch của bạn sẽ trở nên:
Chi phí cho một chiến dịch Gamification Marketing, Music Marketing cũng không quá kén chọn, khắt khe. Với giá khởi điểm chỉ từ 500.000VND là bạn đã có thể sở hữu một chiến dịch hay ho rồi.
Trước khi bước vào phần nghiên cứu sâu hơn để bạn tìm được cách ứng dụng 2 hình thức marketing này, chúng ta cùng xem qua những chiến dịch mà gần đây các thương hiệu lớn đã ứng dụng thành công nhé.
Đầu tiên không thể nào bỏ qua MOMO. Một trong những ví điện tử chịu chi, chịu thử nhất trong lịch sử. Không thể nào không kể đến những chiến dịch thành công của MOMO. Như:
Song song với MOMO, Grab thực sự cũng không kém cạnh khi liên tục đưa ra các game đơn giản, giúp người dùng dễ dàng tham gia chỉ thông qua việc đổi điểm và click một lần đơn giản: Game Vòng Quay May Mắn. Chỉ cần một nền tảng game duy nhất là Vòng Quay May Mắn, Grab đã ứng dụng được cho rất nhiều chiến dịch với nhiều thông điệp khác nhau.
Link các game Vòng Quay May Mắn mà Grab đã từng ứng dụng:
Trong chiến dịch này, Grab tạo ra nhiệm vụ cho khách hàng phải trả lời đúng một câu hỏi để có 1 lần quay số.
Trong một chiến dịch khác, Grab chỉ cần khách hàng đổi điểm sẵn có trong Grab Rewards để có 1 lần quay số.
Cũng chỉ bằng nền tảng Game Xác Suất, áp dụng những kịch bản khác nhau, chiến dịch đã trở nên mới mẻ hơn, thú vị hơn. Đối với hành trình khách hàng trong game (customer journey map in game), càng nhiều điểm chạm chất lượng (quality touch point) càng giúp cho kết nối giữa thương hiệu - khách hàng được củng cố vững chắc.
Song song với việc ứng dụng Gamification Marketing đều đặn, thì Music Marketing cũng được Grab lồng ghép khéo léo các thông điệp truyền thông thú vị. Ví dụ: Grab Liên Hoàn Deal - Một chiến dịch hợp tác cùng với Suboi.
Vừa ra mắt được vài ngày thôi, nhưng chiến dịch này thực sự giúp Grab tiếp cận được đúng cách - đúng người - đúng thông điệp - đúng thời điểm. Vừa truyền tải được những thông điệp truyền thông vốn có. Vừa giữ chân được người dùng tương tác với ứng dụng nhiều hơn.
Trong chiến dịch lần này, Grab khéo léo lồng ghép vào những nhiệm vụ mang tính chất kích thích tiêu dùng, mua sắm, đi lại.. thông qua ứng dụng. Đấy là cốt lõi của Gamification. Chia sẻ nhiệm vụ -> User hoàn thành -> Nhận thưởng.
Ngoài ra, cũng rất vừa vặn khi Suboi hiện đang tham gia show Rap Việt, xuất hiện trên TV và các phương tiện truyền thông khác với tần suất dày đặc. Điều này càng khiến chiến dịch đạt được một thành công lớn, ngoài sức mong đợi. Chiến dịch thành công nhờ nhiều những yếu tố hợp lại. Đầu tư thời gian, tài chính.. là một phần. Phần lớn sự thành công của chiến dịch này là nhờ vào sự am hiểu khách hàng tiềm năng và những hành vi, thói quen thường nhật của họ.
Woay vừa cùng bạn nhìn qua một bức tranh lớn, các thương hiệu lớn, vậy còn đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa thì sao?
Trong mùa cuối năm này, hầu hết các doanh nghiệp nhỏ đều tập trung nhiều cho việc bán hàng -> tăng doanh số. Nên đối với góc nhìn của Woay, có lẽ Music Marketing không thực sự phù hợp. Music Marketing tăng tương tác của người dùng rất cao, độ phủ - nhận diện thương hiệu cũng được nâng tầm. Điều này rất khó phủ nhận. Tuy nhiên để trực tiếp ra sale một cách nhanh chóng, gọn gàng hơn, có lẽ Gamification Marketing là phù hợp hơn cả.
Có rất nhiều cách để chúng ta có thể ứng dụng Gamification Marketing, xây dựng Minigame trên Social Channel là một trong những cách đơn giản, ngắn hạn, ít tốn kém nhất có thể.
Nhìn quanh một vòng các shop nhỏ, tầm chục năm để lại đây từ khi Facebook xuất hiện, ạn có thể bắt gặp những game đơn giản như:
Tất cả những hình thức Minigame ở trên có giúp tăng được tương tác và doanh số đơn giản hay không? Hiệu quả không hẳn được chứng thực rõ ràng, chi tiết. Tuy nhiên có một ưu điểm cực kỳ lớn đó là hầu hết các Minigame này đều rất dễ để thực hiện, chi phí ít tốn kém, hầu hết chỉ tốn một ít chi phí cho quà tặng..
Đến phần này, Woay sẽ giúp bạn có thể ứng dụng Minigame một cách thông minh và đạt được hiệu quả cao hơn.
Chỉ mất 20p để vọc hệ thống và tạo ra được một Minigame thật ngầu như link này: https://maiantiem.woay.vn/
Với minigame này, bạn hoàn toàn có thể sở hữu một chiến dịch marketing:
Gamification Marketing tuy không quá mới, nhưng ở Việt Nam chưa có nhiều SMEs (doanh nghiệp vừa và nhỏ) đầu tư đúng cách, chỉn chu. Để ứng dụng đúng cách, bạn cần tham khảo qua về mô hình 08 động lực học Octalysis của Yu-kai Chou, để có đầy đủ cơ sở vững chắc hơn nhé. (Yu-kai Chou là chuyên gia hàng đầu nghiên cứu về Gamification và Behavior Design. Mô hình Octalysis chỉ ra 08 động lực chính thúc đẩy tất cả hành vi của con người. Có thể áp dụng trong marketing, kinh doanh, giáo dục…)
Sau khi tìm hiểu xong phần lý thuyết, bạn có thể liên hệ Woay ngay để được tư vấn chiến dịch thực tế nhé.
Điều gì quan trọng, thường để ở cuối và cần lặp lại nhiều lần.
Các chủ doanh nghiệp thường bỏ qua phần đo lường trong một chiến dịch. Đây là một điều cực kỳ nguy hiểm. Dù biết trong giai đoạn cuối năm, chúng ta sẽ bận bịu và mất rất nhiều thời gian cho các công việc khác. Nhưng chuyện đo lường sẽ giúp chúng ta nghiên cứu kỹ hơn về khách hàng. Có thêm dữ liệu lịch sử để làm cơ sở cho mùa bán hàng cuối năm 2021.
Đây thực sự là việc rất quan trọng.
Trước khi chúng ta bắt tay vào đo lường, thì xác định rõ mục tiêu là bước đầu tiên. Cực kỳ quan trọng. Vì đo lường thành công hay không, chiến dịch tốt hay không, đầu tiên phải có cái thước. Kỳ vọng của mỗi người mỗi khác nhau. Chúng ta hãy bỏ đi những mục tiêu cảm tính kiểu “Bán được hàng là được”. Bạn có thể tham khảo qua mục tiêu S.M.A.R.T. Đây là một bài học rất căn bản, cần áp dụng ngay lập tức bạn nhé!
Ví dụ:
Mục tiêu kiểu cũ “Bán được hàng”.
Okay vậy đến cuối chiến dịch, bán được 100 món bạn có cảm thấy hài lòng hay chưa? Và nếu được lựa chọn bán sạch sẽ kho hàng gồm 10.000 món hàng và việc bán được 100 món hàng có phải là 2 điều rất khác nhau.Mục tiêu cảm tính kiểu cũ sẽ giết chết những chiến dịch hay ho. Một mục tiêu đúng và đủ luôn cần phải có con số bạn nhé.
Bạn có thể tham khảo hình sau đây và ráp nối nó lại để sở hữu một mục tiêu kiểu 4.0 nhé.