Trong thời đại công nghệ số phát triển như hiện nay thì việc áp dụng Content & Gamification đã trở thành chiến lược không thể thiếu trong kinh doanh, đặc biệt là các công ty SMEs (công ty vừa và nhỏ). Việc sử dụng Gamification marketing nhằm tăng sự tương tác và tiếp cận với khách hàng, thúc đẩy doanh số bán hàng của doanh nghiệp. Vậy làm thế nào để áp dụng được Content & Gamification vào các chiến dịch marketing hiệu quả cho SMEs. Hãy cùng Woay tìm hiểu thêm các thông tin qua bài viết này nhé!

Bài viết liên quan:

gamification-marketing-chia-khoa-de-thuc-day-doanh-so-ban-hang

Gamification marketing chìa khóa để thúc đẩy doanh số bán hàng
(Nguồn: Aamplify)

1. Gamification marketing là gì?

Vậy gamification là gì? Gamification trong marketing là một phương pháp tiếp thị mà áp dụng các cơ chế của trò chơi vào hoạt động marketing để tạo ra những trải nghiệm tương tác hấp dẫn cho khách hàng. Khi được ứng dụng đúng cách, Gamification sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, như tăng tương tác và tham gia của khách hàng, tăng doanh số bán hàng.

Gamification không giống như việc sản xuất một trò chơi hoàn toàn mới, mà nó sử dụng các tài nguyên có sẵn của doanh nghiệp như nội dung, hình ảnh và sản phẩm để tạo ra những trò chơi tương tác thu hút khách hàng. Điều này giúp cho khách hàng dễ dàng tiếp cận và trải nghiệm những trò chơi này hơn so với các công cụ truyền thống khác.

Các ứng dụng của gamification marketing là vô số. Một số điển hình bao gồm:

  • Tạo ra một trải nghiệm tương tác thú vị và hấp dẫn cho khách hàng, từ đó tăng sự tham gia của họ với thương hiệu.
  • Các trò chơi và thử thách có thể giúp tạo ra một môi trường giải trí và cạnh tranh, từ đó tăng độ trung thành của khách hàng với thương hiệu.
  • Các mini game có thể giúp thúc đẩy khách hàng đến cửa hàng hoặc trang web của thương hiệu và tăng tần suất mua hàng, từ đó tăng độ nhận diện cho thương hiệu.

gamification-tao-nen-su-thu-vi-cho-khach-hang

Gamification tạo nên sự thú vị cho khách hàng
(Nguồn: So9)

2. Content marketing là gì?

Content marketing là một phương pháp tiếp thị được sử dụng để tạo ra và chia sẻ những nội dung giá trị và thu hút khách hàng mục tiêu. Thay vì trực tiếp quảng cáo sản phẩm hoặc dịch vụ, content marketing tập trung vào việc cung cấp thông tin hữu ích và giải đáp các thắc mắc của khách hàng, từ đó xây dựng một mối quan hệ tin cậy và tăng khả năng chuyển đổi khách hàng thành người mua hàng.

Content có thể được triển khai thông qua nhiều hình thức khác nhau như blog, video, podcast, trang web, tạp chí điện tử, ebook, hướng dẫn sử dụng sản phẩm, và nhiều hình thức khác để áp dụng cho chiến lược marketing trở nên hiệu quả. Đồng thời nếu tạo nên được những nội dung giá trị, những thông điệp ý nghĩa và hữu ích thì doanh nghiệp đó còn có thể tạo được lòng tin tăng sự tín nhiệm trong lòng khách hàng.

Có thể thấy rằng content hiện nay không chỉ là một xu hướng mà là yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công trong chiến dịch marketing của tất cả các doanh nghiệp. Khi áp dụng những content hiệu quả và thu hút thì doanh nghiệp sẽ nhận lại những lợi ích như:

  • Tăng nhận thức thương hiệu và tăng sự tin cậy của khách hàng.
  • Tăng tương tác tạo nên vòng lặp đối với những khách hàng cũ để họ quay lại với thương hiệu và trở thành khách hàng trung thành.
  • Tăng khả năng bán hàng.

content-hay-giup-tang-do-hieu-qua-cho-chien-dich-marketing

Content hay giúp tăng độ hiệu quả cho chiến dịch marketing
(Nguồn: First Page Strategy)

3. Gamification marketing có thể ứng dụng cho doanh nghiệp nào?

3.1 Gamification được doanh nghiệp SMEs áp dụng phổ biến

Gamification marketing được áp dụng rộng rãi ở nhiều loại hình kinh doanh từ tập đoàn lớn đến các doanh nghiệp SME (vừa và nhỏ). Đặc biệt, hình thức này rất phù hợp với các công ty SME, bởi vì khi thực hiện các minigame sẽ không cần phải tốn quá nhiều kinh phí vẫn tạo nên được sự kích thích đối với khách hàng.

Thay vì đầu tư hàng chục tỷ đồng cho một chiến dịch quảng cáo diện rộng, hoặc các quảng bá truyền thống theo lối mòn cũ thì với việc áp dụng các trò chơi để tăng tương tác và độ nhận diện thì có lẽ sẽ tối ưu hóa được chi phí nhưng cũng sẽ không giảm đi sức hút của chiến dịch. Đặc biệt thông qua việc thực hiện các trò chơi, minigame doanh nghiệp có thể đo lường được mức độ tương tác và sự hiệu quả của chiến dịch một cách nhanh chóng và dễ dàng.

doanh-nghiep-sm-es-phu-hop-voi-cac-minigame-de-tiet-kiem-kinh-phi-marketing

Doanh nghiệp SMEs phù hợp với các minigame để tiết kiệm kinh phí marketing
(Nguồn: Head Topics)

3.2 Ứng dụng gamification vào marketing

Tìm hiểu qua một ví dụ để mọi người có thể thấy rõ nét hơn về sự thành công của việc ứng dụng gamification vào các chiến dịch Marketing.

Ví dụ về Cỏ Mềm thương hiệu mỹ phẩm xanh, tập trung vào việc cung cấp các sản phẩm làm đẹp thuần thiên nhiên và an toàn cho sức khỏe. Với cam kết sử dụng nguyên liệu từ thiên nhiên nhằm hướng đến bảo vệ môi trường và sức khỏe của người dùng.

Với mong muốn truyền tải thông điệp sống xanh và phát triển thương hiệu một cách bền vững, Cỏ Mềm đã tìm đến Woay để có thể triển khai chiến dịch “game hóa” để có thể đưa sản phẩm tiếp cận gần hơn với khách hàng. Woay đã tìm hiểu về thương hiệu cũng như tìm hiểu về định hướng của Cỏ Mềm mà tạo nên một chiến dịch minigame phù hợp với thương hiệu.

Vòng quay may mắn là trò chơi đồng hành cùng với chiến dịch marketing lần này của thương hiệu Cỏ Mềm. Sau 3 ngày chiến dịch gamification marketing diễn ra thương hiệu đã đạt được những thành tích ấn tượng như:

  • Số lượng tham gia: Hơn 4.000 khách hàng
  • Số lượng người tiếp cận: 102.200 khách hàng
  • Số lượng tương tác: 6.000 lượng like, share, comment
  • Doanh số: Tăng 230 đơn hàng
  • Tỷ lệ chuyển đổi: Tăng 5% tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng thành công

Thông qua chiến dịch lần này có thể thấy được việc áp dụng minigame cũng đã thúc đẩy thành công chiến lượng quảng cáo sản phẩm tiếp cận gần hơn với khách hàng với một thông điệp “mỹ phẩm xanh - môi trường xanh”.

vong-quay-may-man-cua-thuong-hieu-co-mem-duoc-nhieu-nguoi-yeu-thich

Vòng quay may mắn của thương hiệu Cỏ Mềm được nhiều người yêu thích
(Nguồn: Woay)

3.3 Lý do doanh nghiệp lựa chọn gamification vào marketing

Qua minh chứng cụ thể có thể thấy các chiến dịch gamification đang trở thành một xu hướng phổ biến để kích thích sự tương tác của người dùng, với ba lý do chính sau:

  • Người dùng muốn nhận được thông điệp truyền thông thú vị thay vì lối mòn cũ và những minigame lại đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
  • Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ đã giúp các hình thức trải nghiệm game và trải nghiệm mua sắm được mới lạ, tăng sự tương tác bởi nhiều tệp khách hàng ở xa.
  • Gamification đã được tích hợp một cách khéo léo vào các hoạt động R&D, Content, Event, giúp tạo động lực mạnh mẽ hơn cho người dùng. Các chiến dịch thông minh giúp khách hàng tiếp cận với sản phẩm và dịch vụ một cách tốt nhất, đồng thời tạo ra trải nghiệm tích cực, thú vị và độc đáo cho người dùng.

4. Tại sao Gamification nên ứng dụng vào Content Marketing?

Sử dụng những minigame có chế đánh vào tâm lý khách hàng để kích thích sự tham gia và cạnh tranh giữa người dùng với mục đích truyền động lực tạo nên hành động mua hàng. Có câu nói quen thuộc của các marketer là “Content is King”. Tuy nhiên content mà kết hợp thêm với “game hóa” thì King như có thêm phép thuật, giống như 72 phép thần thông của Tề Thiên Đại Thánh. Với sức hút mạnh mẽ đã giúp thu hút khách hàng và tăng hiệu quả cho chiến dịch marketing.

Có thể thấy ở hiện tại thì việc ứng dụng gamification đã trở thành công cụ mạnh mẽ trong việc tăng cường hiệu quả của marketing và là công cụ không thể thiết trong các chiến dịch marketing, đặc biệt là đối với các công ty SME.

  • Tăng tính tương tác của người dùng với sản phẩm thông qua các trò chơi, thử thách, câu đố. Đồng thời cũng tạo nên những trải nghiệm tích cực, những ấn tượng đẹp về thương hiệu.
  • Minigame có thể tạo ra sự kích thích để khách hàng chia sẻ nội dung của bạn với người khác. Khi người dùng tham gia vào các trò chơi và hoạt động giải trí, họ có xu hướng chia sẻ trải nghiệm của mình với bạn bè và gia đình trên mạng xã hội, giúp lan truyền thông điệp của bạn đến nhiều người hơn.
  • Tăng tính tiếp cận và sự ghi nhớ thương hiệu nhờ vào những trải nghiệm tương tác mới lạ và những phần quà hấp dẫn mà doanh nghiệp gửi đến khách hàng.

Gamification và Content Marketing là hai chiến lược tiếp thị quan trọng để SMEs có thể tạo ra sự tương tác, tăng tầm nhìn, và tiếp cận khách hàng. Đây là một phương tiện tiếp cận khách hàng mới mẻ và đang phát triển nhanh chóng, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh online.

gamification-se-giup-content-marketing-them-phan-doc-dao-va-thu-vi

Gamification sẽ giúp content marketing thêm phần độc đáo và thú vị
(Nguồn: Freepik)

Qua những thông tin mà Woay vừa chia sẻ có thể thấy gamification marketing dần dần trở thành xu hướng trong các hoạt động quảng bá sản phẩm và thúc đẩy doanh số bán hàng hiệu quả. Nếu bạn đang kinh doanh và đang có nhu cầu tạo nên ứng dụng minigame thu hút người chơi thì liên hệ Woay để được tư vấn và hỗ trợ nhé!

Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi Woay

Đăng bởi: admin