Chiến dịch Back to School 2025 là cơ hội vàng để doanh nghiệp tiếp cận và thu hút khách hàng Gen Z, phụ huynh học sinh. Để thành công mùa tựu trường năm nay, doanh nghiệp cần hiểu rõ hành vi, sở thích và vận dụng chiến lược phù hợp, tạo trải nghiệm hấp dẫn, cá nhân hóa. Hãy cùng Woay khám phá cách triển khai hiệu quả!

Khám phá mùa Back to School: Vì sao đây là dịp “vàng” cho doanh nghiệp?

Mùa Back to School chính thức kéo dài từ cuối tháng 7 đến giữa tháng 9, m Ngay từ cuối tháng, nhiều bậc phụ huynh đã bắt đầu lên kế hoạch mua sắm các vật dụng cần thiết như sách vở, balo, đồng phục, giày dép, laptop, máy tính bảng và phụ kiện công nghệ. Tâm lý “đầu năm học phải đầy đủ, tươm tất” khiến người tiêu dùng không ngần ngại chi tiêu, đặc biệt là với các sản phẩm phục vụ việc học tập.

Mùa Back to School là thời điểm vàng để chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập

Mùa Back to School là thời điểm vàng để chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập

Đây là thời điểm nhu cầu mua sắm bùng nổ mạnh mẽ, mở ra hàng loạt cơ hội cho doanh nghiệp:

  • Gia tăng doanh số rõ rệt: Thị trường thiết bị học tập và công nghệ tăng trưởng mạnh mẽ. Đặc biệt, nhóm sản phẩm ICT ghi nhận mức tăng từ 25-40% so với tháng trước, cho thấy sức mua đang ở mức rất cao.

  • Tiếp cận đa dạng tệp khách hàng: Phụ huynh, học sinh các cấp và sinh viên, đặc biệt là tân sinh viên đều sẵn sàng chi tiêu lớn để đầu tư cho năm học mới, từ vật dụng học tập, công nghệ đến thời trang và phụ kiện.

  • Tăng cường nhận diện thương hiệu và tạo điểm chạm sớm: Doanh nghiệp có thể tận dụng dịp này để tăng độ phủ thương hiệu, xây dựng thiện cảm với khách hàng ngay từ đầu năm học, đặc biệt trong lĩnh vực bán lẻ, F&B, ngân hàng và dịch vụ số.

Các ngành hàng nên áp dụng chương trình Back to School

Để áp dụng các chương trình Back to School hiệu quả, doanh nghiệp cần xác định xem ngành hàng của mình có phù hợp không. Cụ thể dưới đây là một số ngành hàng nên áp dụng các chương trình này:

Ngành văn phòng phẩm, sách vở cần triển khai chương trình Back to School

Ngành văn phòng phẩm, sách vở cần triển khai chương trình Back to School

  • Thời trang (đồng phục, balo, giày dép, phụ kiện): Đây là nhóm sản phẩm thiết yếu khi học sinh, sinh viên cần chuẩn bị trở lại trường. 

  • Văn phòng phẩm, sách vở: Sách giáo khoa, tập vở, bút, thước,… luôn nằm trong giỏ hàng mùa tựu trường.

  • Thiết bị công nghệ (laptop, tablet, phụ kiện…): Tân sinh viên và học sinh cấp 2, 3 có nhu cầu lớn về thiết bị học tập. 

  • Đồ gia dụng, nội thất phòng học: Góc học tập ngày càng được chú trọng, đặc biệt với học sinh tiểu học và Gen Z. Sản phẩm như đèn học, kệ sách, ghế chống gù, … cần thực hiện ngay chương trình Back to School.

  • F&B (trà sữa, quán ăn vặt cho học sinh/sinh viên): Lượng học sinh, sinh viên quay lại trường kéo theo nhu cầu ăn uống tăng mạnh, chạy các chương trình ưu đãi là cần thiết.

Các hình thức khuyến mãi Back to school phổ biến

Để tận dụng tối đa sức mua trong mùa tựu trường, nhiều doanh nghiệp đã triển khai đa dạng hình thức khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng và gia tăng doanh số. Dưới đây là các hình thức khuyến mãi Back to School phổ biến:

  • Giảm giá % trên toàn bộ sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm liên quan: Đây là hình thức quen thuộc nhưng luôn hiệu quả, đặc biệt áp dụng đối với các sản phẩm như balo, văn phòng phẩm, laptop, đồng phục, … phù hợp nhu cầu mua sắm đầu năm học.

  • Combo ưu đãi mua nhiều tặng quà: Các gói combo (ví dụ: “balo + hộp bút + bình nước”) giúp phụ huynh và học sinh mua sắm tiện lợi. Khi đó, họ có cảm giác “mua nhiều lời hơn”, còn doanh nghiệp dễ dàng giá trị đơn hàng.

Combo ưu đãi mua nhiều tặng quà

Combo ưu đãi mua nhiều tặng quà

  • Freeship toàn quốc hoặc cho đơn hàng từ X đồng: Hỗ trợ phí vận chuyển là yếu tố quan trọng với khách hàng online, đặc biệt ở các tỉnh. Đây là cách doanh nghiệp khuyến khích khách hàng mua sắm nhiều hơn và giảm tỷ lệ bỏ giỏ hàng.

  • Tặng voucher cho lần mua sau: Không chỉ khuyến khích mua lại, hình thức này còn giúp kéo dài tương tác của khách với thương hiệu sau mùa Back to School.

  • Loyalty program tích điểm tặng quà cho học sinh - sinh viên: Chương trình thành viên với chính sách tích điểm - đổi quà - ưu đãi riêng giúp giữ chân khách hàng trẻ, tạo kết nối bền vững trong cả năm học.

  • Gói quà mùa tựu trườn độc quyền: Thiết kế các “set sản phẩm tựu trường” theo từng độ tuổi hoặc nhu cầu học tập, vừa tiện mua – vừa có tính sáng tạo, dễ tạo ấn tượng trên kệ hàng và kênh online.

Có thể bạn quan tâm:

Xu hướng mới: Ứng dụng Gamification vào chương trình Back to school

Khách hàng ngày càng ngày càng bội thực với các chương trình khuyến mãi tương tự nhau. Vậy câu hỏi đặt ra là làm thế nào để tạo sự khác biệt và thu hút khách hàng? Khi đó, doanh nghiệp có thể ứng dụng Gamification vào chiến dịch Back to School. Đây được xem là xu hướng mới giúp thương hiệu tạo ra khác biệt rõ rệt.

Ứng dụng Gamification vào chương trình Back to School

Ứng dụng Gamification vào chương trình Back to School

Những lợi ích tuyệt vời khi áp dụng Gamification trong mùa Back to School:

  • Tạo trải nghiệm vui nhộn, khác biệt: Thay vì chỉ giảm giá thông thường, Gamification biến việc mua sắm trở thành một hoạt động thú vị. Từ đó, thương hiệu dễ dàng ghi điểm trong tâm trí khách hàng.

  • Thu hút nhóm khách hàng trẻ như Gen Z, học sinh - sinh viên: Đây là nhóm khách hàng yêu thích sự tương tác, tốc độ và giải trí. Các minigame, thử thách nhẹ nhàng giúp họ cảm thấy được “chơi” thay vì chỉ bị “bán hàng”.

  • Tăng tỉ lệ tương tác: Các hoạt động như quay thưởng, săn mã, mở quà… khiến người mua hàng chủ động tham gia thay vì chỉ lướt qua như các banner khuyến mãi truyền thống.

  • Kéo dài thời gian khách hàng ở lại trên website/app: Gamification giúp giữ chân người dùng lâu hơn, tăng khả năng chuyển đổi và khám phá thêm nhiều sản phẩm/dịch vụ khác.

  • Tạo hiệu ứng viral trên mạng xã hội: Các trải nghiệm vui vẻ, phần thưởng hấp dẫn dễ sẽ được người mua chia sẻ lên story, bài viết, … Nhờ vậy, hình ảnh thương hiệu được lan tỏa nhanh hơn mà không tốn quá nhiều ngân sách quảng cáo.

Gamification giúp lan tỏa hình ảnh thương hiệu nhanh chóng

Gamification giúp lan tỏa hình ảnh thương hiệu nhanh chóng

Đừng bỏ lỡ:

Một số ý tưởng Gamification dễ triển khai cho mùa Back to School

Một số ý tưởng Gamification đơn giản, dễ áp dụng giúp tăng tương tác mùa Back to School:

  • Vòng quay may mắn: Người tham gia sẽ nhận được mã giảm giá, quà tặng hoặc ưu đãi độc quyền. Hình thức này đơn giản, dễ triển khai, luôn tạo cảm giác hồi hộp, hấp dẫn.

  • Săn mã giảm giá ẩn: Mã giảm giá được “giấu” trong các trang sản phẩm, banner hoặc minigame. Người dùng phải chủ động tìm kiếm, từ đó tăng lượt xem và tỷ lệ chuyển đổi.

  • Trò chơi tích điểm: Tích điểm thông qua mỗi đơn hàng, lượt đăng nhập hoặc hành động (chia sẻ, mời bạn bè, ...). Sau đó, khách hàng sẽ dùng số điểm đó để đổi quà hoặc nhận ưu đãi theo cấp độ. Rất hiệu quả trong việc giữ chân và tăng giá trị vòng đời khách hàng.

Tổ chức các trò chơi tích điểm khi triển khai Gamification mùa Back to School

Tổ chức các trò chơi tích điểm khi triển khai Gamification mùa Back to School

  • Chia sẻ khoảnh khắc “Back to School” để nhận quà: Khách hàng đăng ảnh, video hoặc story về hành trình tựu trường (mua sắm, góc học tập, …) kèm hashtag chiến dịch để nhận ưu đãi.

  • Đua top check-in nhận thưởng: Áp dụng dành cho cửa hàng offline hay sự kiện Back to School. Khách sẽ check-in tại địa điểm thương hiệu, tích điểm hoặc xếp hạng theo lượt tương tác để nhận phần quà đặc biệt.

  • Mini game vui (giải đố, đếm ngược ngày tựu trường, ....): Các trò chơi đơn giản được tích hợp trên web/app: Ghép từ, chọn nhanh, đếm ngược tới ngày khai giảng, … giúp tạo không khí vui vẻ, tăng thời gian ở lại và kích thích mua hàng.

Khám phá ngay:

Cách triển khai chương trình Back to school hiệu quả

Back to School là thời điểm vàng để thương hiệu thu hút khách hàng và tăng doanh số. Để chương trình đạt hiệu quả, cần có chiến lược triển khai rõ ràng:

  • Chọn ý tưởng phù hợp với ngành hàng & nhóm khách hàng mục tiêu: Mỗi ngành có đặc thù khác nhau. Ví dụ thời trang có thể chạy combo mix đồ, còn công nghệ thì phù hợp với ưu đãi trả góp, tặng kèm phụ kiện cho sinh viên.

  • Truyền thông rõ ràng & đồng bộ: Chủ đề “Back to School” cần được thể hiện nhất quán từ banner website, poster cửa hàng đến nội dung trên mạng xã hội. Qua đó, doanh nghiệp có thể tạo cảm giác liền mạch và thu hút đúng nhóm khách hàng đang quan tâm.

  • Thiết kế trải nghiệm mượt mà trên cả mobile & desktop: Đảm bảo trang web hoặc ứng vận hành trơn tru, dễ thao tác trên điện thoại. Lý do là vì đây là thiết bị chính mà Gen Z, sinh viên dùng để mua sắm hằng  ngày.

  • Tối ưu kênh bán hàng đa nền tảng: Kết hợp hiệu quả giữa website, app, cửa hàng offline và kênh social commerce (Facebook, TikTok Shop, ...) để tiếp cận khách hàng ở mọi điểm chạm.

  • Chạy remarketing cho nhóm khách hàng cũ: Tận dụng data khách hàng từng mua hàng vào năm học trước để gửi email, tin nhắn ưu đãi cá nhân hóa. Gửi tin nhắn nhắc nhở họ quay lại đúng mùa mua sắm cao điểm.

  • Theo dõi và đo lường hiệu quả chiến dịch: Ghi nhận những chỉ số như tỷ lệ tham gia, tỷ lệ chuyển đổi, lượng đơn hàng, doanh số và mức độ viral. Sau khi có số liệu, doanh nghiệp dễ dàng đưa ra giải pháp tối ưu trong quá trình chạy và rút kinh nghiệm cho năm sau.

Theo dõi và đo lường hiệu quả chiến dịch Back to school

Theo dõi và đo lường hiệu quả chiến dịch Back to school

Trong trường hợp doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm triển khai Gamification, Woay là nền tảng hỗ trợ thiết kế game marketing nhanh chóng mà không cần đội ngũ kỹ thuật. Với thư viện mẫu game đa dạng, Woay giúp tối ưu quy trình thiết kế, quản lý và đo lường hiệu quả chiến dịch, đồng thời tiết kiệm chi phí và thời gian triển khai

Triển khai chiến dịch Back to School 2025 thành công đòi hỏi sự sáng tạo và am hiểu sâu sắc về khách hàng mục tiêu. Bằng cách áp dụng đúng chiến thuật và công cụ phù hợp, doanh nghiệp sẽ xây dựng được mối quan hệ bền vững, tăng doanh thu và ghi dấu ấn mạnh mẽ trong mùa tựu trường. 

Xem ngay:



Đăng bởi: Woay - Content Writer