Xã hội, văn hóa, tâm lý… là các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi khách hàng quan trọng nhất mà doanh nghiệp cần quan tâm khi thiết kế các chiến lược kinh doanh.
Trong bối cảnh thị trường ngày càng cạnh tranh và sự phát triển của công nghệ số, việc thấu hiểu hành vi khách hàng trở thành yếu tố then chốt giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh. Việc hiểu rõ các yếu tố về tâm lý, xã hội, văn hóa,... có tác động lớn đến hành vi khách hàng sẽ giúp các doanh nghiệp thích ứng với thị trường và chinh phục được khách hàng hiệu quả hơn. Hãy cùng khám phá chi tiết hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi khách hàng trong bài viết dưới đây.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi khách hàng bao gồm: văn hóa, xã hội, cá nhân và tâm lý.
Văn hóa là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi tiêu dùng của khách hàng, bao gồm ba khía cạnh chính:
Nền văn hóa: Mỗi quốc gia hay vùng lãnh thổ đều có nền văn hóa riêng với những giá trị và chuẩn mực đặc trưng. Những yếu tố này ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi tiêu dùng của khách hàng, từ đó tạo nên sự đa dạng trong hành vi mua sắm.
Nhánh văn hóa: Các nhánh văn hóa được hình thành từ sự khác biệt về dân tộc, địa lý, nghề nghiệp, trình độ học vấn và tín ngưỡng. Mỗi nhánh có những điểm chung riêng, có thể trở thành một phân khúc thị trường tiềm năng.
Tầng lớp xã hội: Tầng lớp xã hội là sự phân chia tương đối ổn định trong xã hội, dựa trên nhiều yếu tố như thu nhập, nghề nghiệp, học vấn và tài sản. Mỗi tầng lớp có đặc trưng riêng về giá trị sống, sở thích và hành vi tiêu dùng. Khi vị trí xã hội thay đổi, hành vi mua sắm cũng có thể biến đổi theo.
Văn hóa là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi khách hàng
Hành vi tiêu dùng của mỗi cá nhân chịu ảnh hưởng bởi các nhóm tham khảo hay những người xung quanh có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến quan điểm và quyết định mua sắm. Các nhóm tham khảo thường gặp là:
Nhóm sơ cấp: Bao gồm gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, những người gần gũi, thường xuyên tương tác và ảnh hưởng mạnh đến thói quen, lối sống của người tiêu dùng.
Nhóm thứ cấp: Là các tổ chức như công đoàn, nhóm tôn giáo... dù không thường xuyên nhưng vẫn có tác động đáng kể, nhất là khi có sự đồng thuận về giá trị và mục tiêu.
Nhóm ngưỡng mộ hoặc tẩy chay: Nhóm này có mức độ ảnh hưởng tùy theo sự phù hợp của phong cách sống, cách nhìn nhận và hành vi tiêu dùng đối với các thành viên.
Gia đình: Là nhóm có ảnh hưởng xã hội gần gũi và bền vững nhất. Các thành viên trong gia đình thường tác động qua lại trong quá trình ra quyết định mua sắm.
Ngoài ra, vai trò và địa vị xã hội của khách hàng cũng ảnh hưởng đến nhu cầu và cách mua sắm của họ. Vị trí xã hội của một người được xác định qua nghề nghiệp, thu nhập, học vấn. Người ở địa vị cao thường có xu hướng lựa chọn sản phẩm thể hiện đẳng cấp, trong khi nhóm khác có thể ưu tiên yếu tố thiết thực hoặc giá cả.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi khách hàng bao gồm yếu tố xã hội
Mỗi cá nhân đều có những đặc điểm riêng biệt về độ tuổi, thu nhập, nghề nghiệp, tính cách và môi trường sống. Những yếu tố này tạo nên sự khác biệt rõ rệt trong hành vi tiêu dùng.
Tuổi tác: Nhu cầu tiêu dùng ở các nhóm tuổi là khác nhau, vì vậy cần hiểu đúng về đặc điểm của mỗi nhóm tuổi để tiếp cận đến họ với các sản phẩm phù hợp.
Nghề nghiệp: ảnh hưởng trực tiếp đến thói quen tiêu dùng. Người làm văn phòng sẽ ưu tiên trang phục công sở, trong khi người lao động phổ thông thường chọn sản phẩm thực dụng và bền bỉ.
Tính cách, sở thích, nhu cầu: ảnh hưởng đến cả cách mua hàng lẫn loại sản phẩm được lựa chọn.
Thu nhập: quyết định khả năng chi tiêu của khách hàng. Thu nhập càng cao, họ càng có xu hướng chi nhiều hơn cho các sản phẩm cao cấp, giải trí hoặc du lịch, ngược lại họ sẽ ưu tiên hàng thiết yếu và giá cả hợp lý.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi khách hàng có thể giúp vẽ ra chân dung khách hàng
Tâm lý là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi khách hàng mạnh mẽ, quyết định cách họ cảm nhận, suy nghĩ và hành động trước sản phẩm, thương hiệu và thông điệp marketing.
Hành vi mua sắm thường bắt nguồn từ nhu cầu, cả về thể chất lẫn tinh thần. Doanh nghiệp cần hiểu rõ nhu cầu của từng nhóm khách hàng để đưa ra thông điệp chạm đúng "điểm đau", từ đó thúc đẩy hành vi tìm hiểu và mua hàng.
Người tiêu dùng thường chọn sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu phản ánh đúng giá trị và phong cách sống của họ. Mối quan hệ bền vững sẽ được tạo ra khi thương hiệu và khách hàng chia sẻ cùng một tầm nhìn và giá trị.
Ngoài giới thiệu sản phẩm, quảng cáo còn góp phần định hình cảm xúc và nhận thức của người tiêu dùng, kể cả khi chưa có nhu cầu thực sự. Do đó, những quảng cáo thật sự ấn tượng sẽ giúp tăng độ tin tưởng và khả năng hành động của khách hàng.
Theo đó, dựa trên các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi khách hàng kể trên, người tiêu dùng sẽ có xu hướng tìm kiếm các điều sau trong hoạt động tiếp thị, marketing của doanh nghiệp.
Người tiêu dùng ngày càng đánh giá cao các hoạt động mang tính tương tác với thương hiệu và sản phẩm. Ứng dụng gamification chính là xu hướng có thể tạo ra trải nghiệm này cho khách hàng bằng cách ứng dụng các cơ chế của trò chơi (tích điểm, thăng hạng, phần thưởng, thử thách) vào các hoạt động marketing và bán hàng.
Cụ thể, ứng dụng Gamification giúp cải thiện các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi khách hàng một cách hiệu quả nhờ:
Tăng tương tác: Khuyến khích khách hàng tương tác thường xuyên hơn với thương hiệu.
Thúc đẩy lòng trung thành: thông qua các chương trình khách hàng thân thiết gồm các hoạt động như: tích điểm, đổi quà, và chương trình thành viên.
Thu thập dữ liệu: Doanh nghiệp có thể thu thập thông tin về sở thích và hành vi của khách hàng một cách tự nhiên thông qua các trò chơi hoặc thử thách.
Tạo sự lan truyền: gamification khuyến khích người dùng chia sẻ thành tích của mình lên mạng xã hội, giúp quảng bá thương hiệu một cách tự nhiên.
Gamification giúp tăng tương tác giữa khách hàng với thương hiệu
Khách hàng hiện đại ngày càng kỳ vọng vào các phương thức thanh toán tiện lợi, nhanh chóng. Các lựa chọn như “mua trước, trả sau”, ví điện tử (MoMo, ZaloPay) hay thanh toán không tiếp xúc đang ngày càng phổ biến. Doanh nghiệp muốn tăng tỉ lệ chuyển đổi cần tích hợp đa dạng hình thức thanh toán, cá nhân hóa theo từng nhóm khách hàng để gia tăng trải nghiệm liền mạch và thuận tiện.
Tính thuận tiện là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi khách hàng
Việc tích hợp thương mại điện tử trực tiếp trên các nền tảng mạng xã hội như TikTok, Facebook hay Instagram đã và đang định hình lại hành vi tiêu dùng. Người dùng có thể xem, tương tác và đặt hàng mà không cần rời khỏi ứng dụng. Nội dung video và hình ảnh ngắn đang chiếm ưu thế, khiến hình thức “mua sắm cảm xúc” tăng mạnh. Đây là cơ hội cho thương hiệu tiếp cận khách hàng nhanh và trực tiếp hơn bao giờ hết.
Khách hàng hiện nay không còn trung thành với một kênh mua sắm duy nhất. Họ có thể tra cứu sản phẩm online nhưng lại mua tại cửa hàng, hoặc ngược lại. Chiến lược tiếp thị đa kênh không chỉ giúp giữ chân khách hàng mà còn gia tăng cơ hội bán chéo hiệu quả. Việc đồng bộ trải nghiệm giữa online và offline là yếu tố sống còn trong việc xây dựng lòng trung thành thương hiệu.
Người tiêu dùng hiện đại có xu hướng lựa chọn kỹ lưỡng hơn, ưu tiên các sản phẩm chất lượng, bền lâu và đáng tin cậy thay vì mua nhiều nhưng rẻ. Vì vậy, các doanh nghiệp nên tập trung vào giá trị thực sự của sản phẩm thay vì chỉ chạy theo các chiến dịch giảm giá ồ ạt. Chất lượng sẽ là yếu tố giữ chân khách hàng lâu dài.
Ý thức bảo vệ môi trường ngày càng len sâu vào thói quen tiêu dùng. Người tiêu dùng ưu tiên sản phẩm có bao bì tái chế, thân thiện với thiên nhiên hoặc đến từ các thương hiệu thể hiện trách nhiệm xã hội. Việc đầu tư vào các giải pháp phát triển bền vững không chỉ nâng cao hình ảnh thương hiệu mà còn mở rộng tệp khách hàng trung thành.
Ứng dụng sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) và thực tế ảo (VR) đang là xu hướng giúp tái định hình trải nghiệm khách hàng. AI giúp cá nhân hóa nội dung, hỗ trợ tư vấn tự động 24/7 và dự đoán hành vi tiêu dùng. Trong khi đó, VR mang lại cảm giác thử nghiệm sản phẩm trong môi trường ảo – từ đó rút ngắn hành trình mua sắm. Sự kết hợp của hai công nghệ này hứa hẹn tạo ra trải nghiệm tiêu dùng đột phá trong tương lai gần.
Xu hướng ứng dụng công nghệ sẽ giúp tối ưu trải nghiệm của khách hàng
Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng thông minh, nhanh nhạy và có nhiều lựa chọn hơn, việc nắm bắt đúng xu hướng hành vi sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững. Từ tối ưu trải nghiệm thanh toán đến tích hợp công nghệ mới như AI, VR – tất cả đều cần một chiến lược tiếp cận sáng tạo, phù hợp với nhu cầu và tâm lý của khách hàng hiện đại.
Tại Woay.vn, chúng tôi giúp doanh nghiệp ứng dụng gamification – trò chơi hóa trải nghiệm khách hàng – để tạo ra các chiến dịch marketing tương tác, nâng cao tỷ lệ chuyển đổi và giữ chân khách hàng hiệu quả. Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp đổi mới cách tiếp cận người tiêu dùng, liên hệ với Woay ngay hôm nay để được tư vấn và bắt đầu hành trình chuyển đổi thương hiệu thông minh hơn, hấp dẫn hơn!