Khi thị trường kinh doanh ngày càng biến động, đòi hỏi doanh nghiệp cần tạo lợi thế cạnh tranh để nổi bật và tồn tại. Đó không chỉ là điểm mạnh nhất thời mà còn là nền tảng để doanh nghiệp phát triển bền vững. Vậy cụ thể lợi thế cạnh tranh được hiểu là gì? Làm thế nào để xác định và tối ưu lợi thế hiệu quả. Theo dõi bài viết của Woay để tìm hiểu ngay.

Lợi thế cạnh tranh là gì?

Lợi thế cạnh tranh là các đặc điểm, yếu tố hay chiến lược giúp doanh nghiệp vượt trội so với các đối thủ trên thị trường. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể thu hút và duy trì lòng tin khách hàng, tăng cường vị thế và phát triển bền vững.

Lợi thế cạnh tranh giúp doanh nghiệp nổi bật và dẫn đầu thị trường

Lợi thế cạnh tranh giúp doanh nghiệp nổi bật và dẫn đầu thị trường

Việc sở hữu lợi thế cạnh tranh hỗ trợ doanh nghiệp:

  • Duy trì vị thế vững chắc trên thị trường: Thông qua việc tạo ra sự khác biệt rõ ràng và mang lại giá trị nổi bật so với đối thủ, doanh nghiệp có thể củng cố sức cạnh tranh, giữ thị phần khi môi trường kinh doanh ngày càng biến động.

  • Gia tăng doanh thu và lợi nhuận: Khả năng mang đến các sản phẩm/ dịch vụ vượt trội góp phần thu hút sự chú ý và niềm tin của khách hàng. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể thiết lập mức giá tốt hơn, nâng cao biên lợi nhuận và tối ưu hóa kết quả kinh doanh.

  • Phát triển bản sắc thương hiệu riêng: Doanh nghiệp dễ dàng khẳng định tên tuổi của mình bằng cách xây dựng một hình ảnh thương hiệu độc đáo, đáng tin cậy, gắn liền với giá trị tích cực và khả năng thấu hiểu nhu cầu của khách hàng. Bản sắc riêng tạo giúp khách hàng ghi nhớ, trung thành lâu dài với thương hiệu.

  • Mở rộng tiềm năng tăng trưởng: Sở hữu các yếu tố khác biệt mang tính chiến lược mở ra nhiều hướng phát triển mới. Điều này hỗ trợ doanh nghiệp nắm bắt cơ hội nhanh và dẫn đầu trong ngành trước những thay đổi của thị trường.

  • Xây dựng tệp khách hàng trung thành: Bằng cách mang đến trải nghiệm chất lượng và dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tâm, doanh nghiệp dễ dàng giữ chân khách hàng hiện hữu, thu hút thêm khách hàng tiềm năng, tạo ra cộng đồng ủng hộ thương hiệu lâu dài.

Tệp khách hàng trung thành là nền tảng giúp doanh nghiệp phát triển bền vững

Tệp khách hàng trung thành là nền tảng giúp doanh nghiệp phát triển bền vững

Cách xác định lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp

Làm thế nào để xác định được lợi thế của doanh nghiệp so với các đối thủ? Phía bên dưới là 4 bước chi tiết nhất:

Bước 1: Tiến hành nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh

Trước khi triển khai bất kỳ chiến lược kinh doanh nào, việc nghiên cứu thị trường là bước quan trọng nhất. Nhờ vậy, doanh nghiệp nắm bắt nhu cầu của khách hàng, xu hướng tiêu dùng và mức độ cạnh tranh của các sản phẩm tương tự.

Song song đó, việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh cũng là bước không thể bỏ qua. Ở đây, doanh nghiệp cần xác định: Điểm mạnh và điểm yếu, cách đối thủ tiếp cận và phục vụ khách hàng. Việc hiểu rõ “chân dung” đối thủ giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược phù hợp, định vị tốt hơn trên thị trường.

Bước 2: Đánh giá doanh nghiệp

Doanh nghiệp cần xác định rõ năng lực hiện tại, tiềm năng phát triển và khả năng cạnh tranh trong thời gian tới để định vị đúng chỗ đứng của mình trên thị trường.

Một phương pháp hiệu quả để thực hiện điều này là áp dụng mô hình SWOT. Qua đó, doanh nghiệp dễ dàng phân tích cụ thể các điểm mạnh, điểm yếu, đồng thời nhận diện được các cơ hội và thách thức đang hoặc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh.

Đánh giá doanh nghiệp để xác định xác định lợi thế cạnh tranh

Đánh giá doanh nghiệp để xác định xác định lợi thế cạnh tranh

Bước 3: Thiết lập bản đồ đối thủ trên thị trường

Để xác định rõ vị trí của doanh nghiệp trong bức tranh tổng thể của thị trường, doanh nghiệp cần lập danh sách các đối thủ hiện diện. Sau đó, tiến hành phân loại dựa trên các tiêu chí cụ thể như:

  • Mức độ cạnh tranh.

  • Sức mạnh và mức độ ảnh hưởng trên thị trường.

  • Đánh giá của khách hàng.

Bước 4: Xác định điểm nổi bật của doanh nghiệp

Thông qua việc so sánh với những đối thủ hiện có trên thị trường và phân tích nội lực, doanh nghiệp sẽ xác định được ưu thế mà doanh nghiệp đang sở hữu. Đó là các điểm mạnh mà đối thủ chưa có hoặc chưa thể làm tốt bằng. Chính những sự khác biệt này tạo ra nền tảng để doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững, phát triển hiệu quả trong chiến lược phát triển và tiếp cận thị trường.

Các cách tối ưu hoá lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp

Để phát huy tối đa lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp cần áp dụng những chiến lược hiệu quả để nâng cao giá trị và sự khác biệt. Dưới đây, Woay sẽ giới thiệu một số cách tối ưu hiệu quả.

Tạo bản sắc doanh nghiệp

Xây dựng bản sắc riêng cho doanh nghiệp thông qua hình ảnh, màu sắc, ngôn ngữ, … trên các ấn phẩm như logo, banner, bao bì, các phương tiện truyền thông. Bản sắc đó cần phải thể hiện tính cách, tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến, giúp tạo nên sự khác biệt trên thị trường.

Doanh nghiệp cần tạo bản sắc riêng

Doanh nghiệp cần tạo bản sắc riêng

Tạo sự uy tín

Lòng tin của khách hàng được xây dựng dựa trên các yếu tố như thái độ phục vụ, tác phong làm việc, sự tận tâm đối với họ. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải tổ chức, quản lý các hoạt động kinh doanh chuyên nghiệp, có đạo đức khiến khách hàng tin tưởng và yên tâm lựa chọn sản phẩm/ dịch vụ.

Cung cấp sản phẩm và dịch vụ chất lượng

Một cách để gia tăng lợi thế cạnh tranh đó là tập trung cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ đang cung cấp. Mỗi trải nghiệm mua sắm, sử dụng của khách hàng cần đảm bảo chất lượng và giá trị tốt nhất dành cho họ.

Thu hút và giữ chân nhân sự tài năng

Cuộc cạnh tranh tìm kiếm đội ngũ nhân tài luôn khốc liệt vì việc tìm người giỏi và phù hợp không hề đơn giản. Doanh nghiệp cần xây dựng môi trường làm việc thân thiện, hòa đồng, tôn trọng lẫn nhau. Cùng với đó chế độ phúc lợi, chính sách phát triển của doanh nghiệp hấp dẫn để thu hút và giữ chân nhân viên xuất sắc.

Thu hút và giữ chân nhân sự tài năng cho doanh nghiệp

Thu hút và giữ chân nhân sự tài năng cho doanh nghiệp

Hợp tác với với những doanh nghiệp khác

Hợp tác cùng với các doanh nghiệp khác sẽ giúp doanh nghiệp của bạn gia tăng lợi thế cạnh tranh hiệu quả. Lúc này cả 2 bên cần phải thương lượng, trao đổi khách hàng với nhau và chiết khấu cho nhau khi có hợp tác thành công.

Ứng dụng công nghệ

Áp dụng công nghệ hiện đại kịp thời giúp doanh nghiệp tạo lợi thế, nâng cao vị thế trên thị trường. Công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền vững trong môi trường kinh doanh ngày càng khốc liệt.

Tạo mối quan hệ thân thiết với khách hàng

Giữ chân khách hàng hiện hữu bằng cách thiết lập chương trình khách hàng thân thiết với nhiều phần thưởng và ưu đãi hấp dẫn. Từ đó, họ cảm nhận được sự quan tâm đặc biệt từ doanh nghiệp. 

Ở đây, doanh nghiệp có thể nâng cao chất lượng dịch vụ thông qua đào tạo kỹ năng giao tiếp và tư vấn chuyên nghiệp cho nhân viên, đảm bảo phản hồi nhanh chóng mọi yêu cầu của khách hàng. Ngoài ra, việc duy trì liên lạc định kỳ giúp cập nhật các thông tin mới và ưu đãi đặc biệt, tạo sự gắn kết lâu dài. 

Tạo mối quan hệ bền chặt với khách hàng

Tạo mối quan hệ bền chặt với khách hàng

Tạo lợi thế cạnh tranh bằng cách tạo ra các trải nghiệm thú vị cho khách hàng

Trong bối cảnh thị trường kinh doanh khốc liệt, chất lượng sản phẩm và giá cả hợp lý chính là yếu tố cần để giữ chân khách hàng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đang tìm kiếm lợi thế bền vững còn có thể gia tăng cơ hội bằng việc tạo ra những trải nghiệm thú vị, khác biệt cho khách hàng. 

Một trong những chiến lược hiệu quả nhất hiện nay là ứng dụng Gamification trong hành trình trải nghiệm người dùng.

Ứng dụng Gamification (trò chơi hóa) tạo lợi thế cạnh tranh

Ứng dụng Gamification (trò chơi hóa) tạo lợi thế cạnh tranh

 Những lợi ích gamification đem lại:

  • Thỏa mãn nhu cầu "chơi" và "thưởng" tự nhiên của con người: Con người vốn có xu hướng tìm kiếm niềm vui và các phần thưởng. Khi tích hợp các yếu tố trò chơi như điểm số, phần thưởng, khách hàng sẽ cảm thấy hứng thú và tương tác tự nhiên hơn.

  • Khuyến khích tương tác chủ động: Gamification thúc đẩy khách hàng tích cực tham gia, khám phá, kết nối với thương hiệu, gia tăng nhận diện và tạo ấn tượng sâu sắc.

  • Xây dựng mối quan hệ cảm xúc tích cực: Các hoạt động vui nhộn tạo cảm xúc tích cực, hình thành sự gắn bó bền chặt giữa khách hàng và thương hiệu, vượt ra ngoài mối quan hệ mua bán.

  • Tăng lòng trung thành và giá trị vòng đời khách hàng (CLV): Khách hàng tham gia trò chơi có tần suất mua hàng cao. Đặc biệt, họ có thể giới thiệu thương hiệu rộng rãi, giúp doanh nghiệp nâng cao giá trị vòng đời khách hàng, giảm chi phí marketing.

Cùng khám phá một số cách ứng dụng Gamification để nâng cao trải nghiệm khách hàng:

  • Mini game trên website hoặc landing page giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi. Ví dụ dụ như vòng quay may mắn, quiz nhận mã giảm giá.

  • Chương trình khách hàng thân thiết có yếu tố thi đua nhằm tăng tần suất mua hàng. Doanh nghiệp có thể đưa ra các chương trình tích điểm xếp hạng thành viên, đua top nhận thưởng hàng tháng.

  • Gamification tích hợp trong app hoặc sản phẩm giúp tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng và cải thiện giá trị vòng đời khách hàng (CLV). Ở đây, doanh nghiệp có thể thiết kế một số hoạt động dành cho khách hàng như: Nhiệm vụ hàng ngày, huy hiệu thành tích, mốc thưởng khi sử dụng app thường xuyên.

  • Gamification trong chiến dịch marketing tạo hiệu ứng lan truyền và thu hút cộng đồng. Thông qua các thử thách chia sẻ video, minigame trên mạng xã hội kèm hashtag, sự kiện countdown có phần thưởng hấp dẫn.

Ví dụ về tạo lợi thế cạnh tranh thành công

Để hiểu rõ hơn về lợi thế cạnh tranh, chúng ta hãy cùng nhìn vào hai thương hiệu nổi bật: bia Tiger và Vinamilk.

Tiger

Tiger là thương hiệu bia thuộc tập đoàn Heineken, ra đời năm 1932 tại Singapore. Hiện tại, dòng sản phẩm này đã có mặt tại hơn 50 quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Lợi thế cạnh tranh của hãng bia Tiger

Lợi thế cạnh tranh của hãng bia Tiger

Tiger sở hữu nhiều lợi thế như:

  • Thương hiệu mạnh với biểu tượng chú hổ đặc trưng và hơn 90 năm phát triển.

  • Chất lượng sản phẩm ổn định và hương vị dễ uống.

  • Giá cả bán ra hợp lý, phù hợp với nhiều phân khúc khách hàng.

  • Phân phối rộng rãi trên thị trường trong nước và toàn cầu.

  • Chiến lược marketing hiệu quả, đặc biệt hướng đến giới trẻ châu Á. Tại Việt Nam, Tiger là một trong những thương hiệu bia được ưa chuộng nhất.

Vinamilk

Vinamilk là công ty sữa hàng đầu Việt Nam và Đông Nam Á, thành lập năm 1976. Hiện tại Vinamilk có quy mô sản xuất lớn nhất cả nước.

Lợi thế cạnh tranh của Vinamilk 

Lợi thế cạnh tranh của Vinamilk 

Lợi thế cạnh tranh của hãng sữa Vinamilk gồm:

  • 13 nhà máy hiện đại, công suất vượt 250.000 tấn/năm.

  • Hệ thống phân phối rộng, phủ khắp trong và ngoài nước.

  • Chất lượng sản phẩm cao, từ nguồn sữa tươi sạch.

  • Thương hiệu uy tín với hơn 40 năm phát triển, gắn liền với hình ảnh thân thiện, gần gũi.

Cả Tiger và Vinamilk đều cho thấy rằng, việc xây dựng lợi thế bền vững chính là chìa khóa giúp doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ trên thị trường.

Lợi thế cạnh tranh không đến từ may mắn, mà từ chiến lược đúng đắn và sự thấu hiểu khách hàng. Nếu quý khách hàng muốn tạo dấu ấn khác biệt và xây dựng tệp khách hàng trung thành, hãy liên hệ ngay với Woay để tìm hiểu chi tiết về giải pháp gamification giúp doanh nghiệp bứt phá.

 

Đăng bởi: Woay - Content Writer