Tăng trưởng doanh thu là một trong những chỉ số quan trọng nhất phản ánh hiệu quả hoạt động và tiềm năng phát triển đối với mọi mô hình doanh nghiệp. Việc nắm rõ cách tính tỷ lệ tăng trưởng doanh thu sẽ giúp bạn đánh giá đúng hiệu suất kinh doanh và định hướng chiến lược phù hợp. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về cách tính tỷ lệ tăng trưởng doanh thu một cách đơn giản, chính xác và dễ áp dụng vào thực tế. 

Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu là gì?

Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu (Revenue Growth Rate) là chỉ số thể hiện mức tăng doanh thu của một doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định — thường được tính theo quý hoặc theo năm. Đây là một chỉ số quan trọng giúp đánh giá khả năng mở rộng và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu là gì?

Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu là gì?

Đối với các công ty hoạt động trong lĩnh vực SaaS hoặc mô hình đăng ký (subscription), tăng trưởng doanh thu bền vững thường là mục tiêu ưu tiên hàng đầu. Nó phản ánh khả năng mở rộng thị trường, tối ưu hóa lợi nhuận và tạo ra giá trị cho cổ đông. Đồng thời, đây cũng là chỉ số hiệu suất chính (KPI) được sử dụng để đánh giá hiệu quả của các chiến lược kinh doanh như: marketing, phát triển sản phẩm, và giữ chân khách hàng.

Công thức tính tỷ lệ tăng trưởng doanh thu

Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu là chỉ số quan trọng giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả kinh doanh theo thời gian. Việc theo dõi chỉ số này thường xuyên sẽ giúp bạn xác định xu hướng phát triển, điều chỉnh chiến lược và dự đoán doanh thu trong tương lai.

Công thức tính tỷ lệ tăng trưởng doanh thu:

Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu = (Doanh thu kỳ sau - Doanh thu kỳ trước)/ Doanh thu kỳ trước x 100 

Ví dụ minh họa:

Giả sử doanh thu quý 1 năm 2023 của doanh nghiệp bạn là 100.000 USD, và đến quý 2 cùng năm, doanh thu tăng lên 120.000 USD. Áp dụng công thức ta được: 

% tăng trưởng doanh thu = (120.000 - 100.000)/ 100.000 x 100 = 20.000/ 100.000 x 100 = 0,2 x 100 = 20%

Như vậy, mức tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp từ quý 1 sang quý 2 năm 2023 là 20%.

Tại sao theo dõi tỷ lệ tăng trưởng doanh thu lại quan trọng?

Nắm vững cách tính tỷ lệ tăng trưởng doanh thu không chỉ giúp theo dõi tình hình kinh doanh, ghi nhận tài chính mà còn là chỉ số cốt lõi giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả kinh doanh và định hướng chiến lược dài hạn. 

Tính tỷ lệ tăng trưởng doanh thu giúp đánh giá  hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Tính tỷ lệ tăng trưởng doanh thu giúp đánh giá  hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Dưới đây là 3 lý do chính:

  • Đo lường sự tăng trưởng doanh nghiệp: Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu phản ánh trực tiếp sức khỏe tài chính và hiệu quả của các chiến lược như marketing, giữ chân khách hàng hay cải tiến sản phẩm. Đây là cơ sở để theo dõi đà phát triển và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh.

  • Cải thiện định giá doanh nghiệp: Đối với các mô hình kinh doanh hiện đại như subscription, tốc độ tăng trưởng doanh thu ổn định giúp nâng cao giá trị doanh nghiệp trong mắt nhà đầu tư. Điều này mở ra cơ hội tiếp cận vốn, hợp tác và mở rộng thị trường.

  • Phát hiện vấn đề kịp thời: Những biến động bất thường trong doanh thu có thể cảnh báo các vấn đề như mất khách hàng, chiến dịch kém hiệu quả hoặc thay đổi thị trường. Theo dõi thường xuyên giúp doanh nghiệp phản ứng nhanh, điều chỉnh kịp thời và duy trì tăng trưởng bền vững.

Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tăng trưởng doanh thu

Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu là chỉ số quan trọng phản ánh hiệu quả hoạt động và khả năng mở rộng của doanh nghiệp. 

Tỷ lệ tăng trưởng doanh thụ phụ thuộc vào nhiều yếu tố bên trong và ngoài doanh nghiệp

Tỷ lệ tăng trưởng doanh thụ phụ thuộc vào nhiều yếu tố bên trong và ngoài doanh nghiệp

Tuy nhiên, chỉ số này không chỉ phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh mà còn chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố từ bên trong và bên ngoài: 

  • Nền kinh tế: Tình hình kinh tế vĩ mô ảnh hưởng trực tiếp đến sức mua và hành vi tiêu dùng. Khi kinh tế ổn định, doanh nghiệp có nhiều cơ hội tăng trưởng; ngược lại, suy thoái kinh tế khiến người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, kéo theo doanh thu sụt giảm.

  • Quy mô doanh nghiệp: Doanh nghiệp nhỏ thường dễ đạt tốc độ tăng trưởng cao nhờ còn nhiều dư địa phát triển. Trong khi đó, doanh nghiệp lớn thường tăng trưởng chậm hơn do đã tiệm cận mức bão hòa.

  • Tài chính và vốn: Nguồn vốn dồi dào giúp doanh nghiệp đầu tư mở rộng, nâng cao năng lực cạnh tranh và thúc đẩy doanh thu. Ngược lại, thiếu hụt tài chính sẽ làm chậm tốc độ phát triển.

  • Cạnh tranh: Áp lực từ thị trường buộc doanh nghiệp liên tục đổi mới sản phẩm, cải thiện dịch vụ và tối ưu trải nghiệm khách hàng để giữ vững thị phần và doanh thu.

  • Quản lý nội bộ: Hiệu quả quản trị từ nhân sự đến quy trình vận hành sẽ giúp tối ưu chi phí,  linh hoạt trong chiến lược giúp nâng cao năng suất, từ đó giúp tăng trưởng doanh thu bền vững.

  • Công nghệ: Ứng dụng công nghệ trong tiếp thị và bán hàng sẽ giúp tiếp cận thị trường và khách hàng hiệu quả hơn, từ đó tối ưu hóa quy trình tăng trưởng.

Ứng dụng gamification để thúc đẩy tăng trưởng doanh thu

Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, việc duy trì sự quan tâm và tương tác của khách hàng là yếu tố then chốt để doanh nghiệp tăng trưởng bền vững. Gamification (trò chơi hóa) đã trở thành một chiến lược hiệu quả giúp thương hiệu kích thích hành vi mua hàng, nâng cao giá trị đơn hàng và lan tỏa hình ảnh thương hiệu một cách tự nhiên.

Tăng tần suất mua hàng nhờ các chương trình gamification

Những chương trình như tích điểm đổi quà, nâng hạng thành viên hay vòng quay may mắn được thiết kế dựa trên cơ chế trò chơi giúp khách hàng có thêm động lực quay lại mua sắm nhiều lần. Điều này trực tiếp làm tăng doanh thu lặp lại (repeat revenue) và gia tăng độ trung thành.

Tuy nhiên, cách làm này có một điều lưu ý là nếu phần thưởng không đủ hấp dẫn hoặc không phù hợp với sở thích khách hàng, họ sẽ dễ dàng bỏ cuộc giữa chừng. Do đó, doanh nghiệp cần đầu tư vào việc khảo sát và phân tích chân dung khách hàng (customer persona) để thiết kế chương trình trúng tâm lý.

Một hình thức gamification được tổ chức bởi Woay cho thương hiệu Envy

Một hình thức gamification được tổ chức bởi Woay cho thương hiệu Envy

Gia tăng giá trị đơn hàng bằng Gamification

Một trong những cách đơn giản nhưng hiệu quả để tăng doanh thu là khuyến khích khách hàng chi tiêu nhiều hơn trong mỗi lần mua sắm. Bạn có thể thiết kế các thử thách như: “Chi 500.000đ để nhận quà A”, hoặc “Hoàn thành 3 đơn hàng trị giá từ 1 triệu để tham gia bốc thăm trúng thưởng”. Cơ chế này không chỉ giúp tăng giá trị trung bình mỗi đơn hàng (AOV) mà còn tạo ra trải nghiệm mua sắm thú vị.

Kích thích lan tỏa thương hiệu

Gamification không chỉ hỗ trợ tăng doanh thu trực tiếp mà còn thúc đẩy marketing truyền miệng (word-of-mouth). Doanh nghiệp có thể tặng thưởng cho khách hàng khi họ:

  • Giới thiệu bạn bè sử dụng dịch vụ

  • Chia sẻ trải nghiệm mua sắm lên mạng xã hội

  • Để lại đánh giá tích cực về sản phẩm

Những hành động tưởng chừng đơn giản này lại có thể giúp thương hiệu tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng mà không tốn quá nhiều chi phí quảng cáo. Thay vì chạy theo các chương trình khuyến mãi truyền thống tốn kém, hãy thử ứng dụng gamification – trò chơi hóa trải nghiệm khách hàng để tạo ra sự khác biệt và hiệu quả bền vững.

Woay -  Nền tảng thiết kế minigame | Gamification marketing chuyên nghiệp

Woay -  Nền tảng thiết kế minigame | Gamification marketing chuyên nghiệp

Woay là đơn vị tiên phong trong việc thiết kế các chiến dịch gamification sáng tạo, dễ triển khai và mang lại hiệu quả thực tế trong việc thu hút, giữ chân và tăng giá trị khách hàng. Nếu bạn đang thử tìm kiếm những cách làm mới để tăng trưởng doanh thu cho doanh nghiệp, đừng ngần ngại liên hệ đến Woay để nhận tư vấn miễn phí ngay hôm nay! 

Đăng bởi: Woay - Content Writer