Bạn đang tìm kiếm giải pháp để bứt phá doanh số bán hàng? Bài viết này Woay sẽ cung cấp định nghĩa chi tiết về doanh số bán hàng, đồng thời khám phá những phương pháp, chiến lược để thúc đẩy doanh thu và đạt được mục tiêu kinh doanh trong môi trường cạnh tranh hiện nay. 

Doanh số bán hàng là gì?

Doanh số bán hàng là tổng số tiền/ tổng doanh thu mà doanh nghiệp đạt được trong một khoảng thời gian cụ thể. Khoảng thời gian này có thể là một ngày, một tuần, một tháng, một quý hoặc một năm. Doanh số có thẻ bao gồm doanh thu và doanh số tiền bán hàng nhưng không bị phụ thuộc hoàn toàn vào doanh thu.

Khái niệm về doanh số bán hàng 

Khái niệm về doanh số bán hàng 

Doanh số bán hàng là chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả của các hoạt động marketing, sale - bán hàng và quản lý sản phẩm. Dựa trên tổng doanh số, doanh nghiệp có thể đánh giá được mức độ thành công trong việc thu hút, giữ chân khách hàng và tối ưu hóa quá trình bán hàng. Việc đo lường và phân tích chi tiết về doanh số bán hàng sẽ giúp các doanh nghiệp biết được mức độ thành công hiện tại, đồng thời đưa ra các chiến lược phát triển sản phẩm, dịch vụ mới để phù hợp hơn với nhu cầu từ thị trường. 

Định nghĩa doanh số bán hàng

Định nghĩa doanh số bán hàng 

Cách tính doanh số bán hàng

Công thức tính doanh số bán hàng cơ bản là:

Doanh số = Số lượng sản phẩm/dịch vụ bán ra × Giá bán

Trong đó: 

  • Số lượng sản phẩm/dịch vụ bán ra là tổng số sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp đã bán được trong 1 khoảng thời gian nhất định.

  • Giá bán là mức giá của sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp bán cho khách hàng.

Ví dụ: Một cửa hàng bán được 100 chiếc áo với giá 200.000 VNĐ/chiếc trong tháng 3. Doanh số bán hàng của cửa hàng đó trong tháng 3 là: 100 × 200.000 = 20.000.000 VNĐ.

Điểm khác biệt giữa doanh thu và doanh số bán hàng

Doanh số và doanh thu là 2 định nghĩa hoàn toàn khác nhau nhưng lại thường hay bị nhầm lẫn do cách tính gần giống nhau. Dưới đây là bảng so sánh sự khác biệt giữa doanh thu và doanh số bán hàng dựa trên các tiêu chí: định nghĩa, phạm vi, cách tính và ý nghĩa.

Điểm khác biệt giữa doanh thu và doanh số bán hàng

Điểm khác biệt giữa doanh thu và doanh số bán hàng

Dưới đây là bảng so sánh giữa doanh số và doanh thu: 

So sánh

Doanh số 

Doanh thu

Định nghĩa

Tổng số tiền mà doanh nghiệp thu về từ hoạt động bán hàng hóa, dịch vụ.


Doanh số đơn thuần là con số cho thấy lượng sản phẩm bán ra và tổng thu nhập mà chưa trừ đi các khoản chi phí liên quan

Là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp nhận về sau khi đã trừ đi các chi phí liên quan: tiền chiết khấu, phí hoàn trả sản phẩm, các khoản giảm giá (nếu có), …

Phạm vi

Tính trên tổng số thu được từ hoạt động bán hàng

Bao gồm cả số tiền thu được từ các hoạt động cho thuê tài sản, tiền lãi,... hoặc các lợi ích đầu tư như cổ phiếu, trái phiếu,...

Cách tính

Doanh số = Số lượng sản phẩm/dịch vụ bán ra × Giá bán

Doanh thu = Giá trị hàng hóa/dịch vụ bán ra trong kỳ.

Ý nghĩa

Đánh giá được hiệu quả của hoạt động kinh doanh trong một khoảng thời gian cụ thể.

Thước đo đánh giá lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được, từ đó đánh giá hiệu quả kinh doanh, hiệu quả làm việc của nhân viên, hoạt động kế toán thu ,...

Tầm quan trọng của doanh số với doanh nghiệp

Doanh số bán hàng không chỉ đơn thuần là con số thể hiện lượng hàng hóa hoặc dịch vụ được tiêu thụ, mà còn đóng vai trò then chốt, ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào, đặc biệt trong môi trường kinh doanh cạnh tranh như hiện nay. 

Theo dõi kết quả kinh doanh

Doanh số là một chỉ số cốt lõi để đánh giá hiệu suất hoạt động kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định. Việc theo dõi doanh số giúp doanh nghiệp nắm bắt được xu hướng thị trường, đánh giá hiệu quả của các chiến lược bán hàng và marketing, và so sánh với các mục tiêu đã đặt ra. Phân tích doanh số theo sản phẩm, khu vực, kênh bán hàng và thời gian giúp doanh nghiệp nhận diện được điểm mạnh, điểm yếu và đưa ra các điều chỉnh kịp thời để tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh.

Doanh số bán hàng giúp theo dõi kết quả kinh doanh

Doanh số bán hàng giúp theo dõi kết quả kinh doanh

Đảm bảo nguồn thu cho doanh nghiệp

Doanh số bán hàng là nguồn thu chính yếu để trang trải các chi phí hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm chi phí sản xuất, chi phí marketing, chi phí nhân sự, chi phí quản lý và các chi phí khác. Một doanh số ổn định và tăng trưởng là nền tảng tài chính vững chắc để doanh nghiệp duy trì hoạt động liên tục, đảm bảo khả năng thanh toán và tái đầu tư cho tương lai. Ngoài ra, doanh số cũng ảnh hưởng đến khả năng đánh giá từ các bên liên quan như ngân hàng, nhà đầu tư, đối tác kinh doanh. Khi doanh số tốt và ổn định, doanh nghiệp sẽ dễ dàng huy động vốn, thu hút đầu tư, vay vốn và thiết lập các đối tác kinh doanh mới. 

Doanh số bán hàng đảm bảo nguồn thu cho doanh nghiệp

Doanh số bán hàng đảm bảo nguồn thu cho doanh nghiệp

Thúc đẩy doanh nghiệp tăng trưởng

Doanh số tăng trưởng là động lực và thước đo quan trọng của sự phát triển. Khi doanh số tăng, doanh nghiệp có thêm nguồn lực để mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, mở rộng thị trường và kênh phân phối. Sự tăng trưởng doanh số không chỉ mang lại lợi nhuận cao hơn mà còn nâng cao vị thế cạnh tranh và giá trị thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường.

Doanh số bán hàng tăng trưởng thúc đẩy doanh nghiệp phát triển 

Doanh số bán hàng tăng trưởng thúc đẩy doanh nghiệp phát triển 

Thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên.

Doanh số đạt và vượt mục tiêu thường đi kèm với các chính sách khen thưởng, hoa hồng và các đãi ngộ hấp dẫn cho đội ngũ nhân viên bán hàng và các bộ phận liên quan. Điều này tạo ra động lực làm việc cao hơn, tinh thần cạnh tranh tích cực và sự gắn kết với mục tiêu chung của doanh nghiệp. Khi nhân viên thấy được sự đóng góp của mình vào sự tăng trưởng doanh số và được ghi nhận xứng đáng, họ sẽ cảm thấy có trách nhiệm hơn và nỗ lực hơn nữa để đạt được những thành công mới.
Doanh số cao thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên

Doanh số cao thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên

Tìm hiểu 6 cách tăng doanh số bán hàng hiệu quả cho doanh nghiệp

Để đạt được sự tăng trưởng doanh số bền vững và hiệu quả trong các hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần áp dụng một chiến lược đa dạng, tập trung vào nhiều khía cạnh khác nhau của hoạt động bán hàng. Dưới đây là 6 cách tăng doanh số bán hàng hiệu quả mà doanh nghiệp cần nắm vững:

Cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ

Đây là nền tảng cốt lõi để thu hút và giữ chân khách hàng. Sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao không chỉ đáp ứng nhu cầu của khách hàng mà còn tạo ra trải nghiệm tích cực, khuyến khích họ quay lại mua hàng và giới thiệu cho người khác. Doanh nghiệp cần liên tục nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, nâng cấp chất lượng sản phẩm hiện có, đảm bảo quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt, đồng thời không ngừng cải thiện và đổi mới dịch vụ để đáp ứng sự thay đổi của thị trường và mong đợi của khách hàng.
Tăng chất lượng sản phẩm, dịch vụ

Tăng chất lượng sản phẩm, dịch vụ

Đầu tư vào hoạt động Marketing

Marketing đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nhận diện thương hiệu, tiếp cận khách hàng tiềm năng và thúc đẩy nhu cầu mua hàng. Doanh nghiệp cần xây dựng một chiến lược marketing toàn diện, kết hợp các kênh online (mạng xã hội, website, email marketing, SEO, quảng cáo trực tuyến...) và offline (sự kiện, quảng cáo truyền thống, PR...). Việc nghiên cứu thị trường và đối tượng mục tiêu kỹ lưỡng sẽ giúp doanh nghiệp triển khai các chiến dịch marketing hiệu quả, truyền tải thông điệp hấp dẫn và đúng thời điểm, từ đó tăng cường khả năng tiếp cận và chuyển đổi khách hàng.

Marketing doanh nghiệp thông qua kênh online, offline

Marketing doanh nghiệp thông qua kênh online, offline

Tăng trải nghiệm khách hàng

Một trải nghiệm mua hàng và sau bán hàng tích cực sẽ xây dựng lòng trung thành của khách hàng, khuyến khích họ quay lại mua hàng và trở thành những "đại sứ thương hiệu" tự nguyện. Doanh nghiệp cần đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhiệt tình và có kiến thức về sản phẩm, xây dựng quy trình hỗ trợ khách hàng nhanh chóng và hiệu quả, lắng nghe và phản hồi tích cực mọi ý kiến của khách hàng, đồng thời xây dựng các chương trình chăm sóc khách hàng thân thiết.

Tăng trải nghiệm khách hàng

Tăng trải nghiệm khách hàng

Tăng cường sự hợp tác giữa doanh nghiệp với các đối tác

Hợp tác chiến lược có thể mở ra những kênh phân phối mới, tiếp cận tệp khách hàng tiềm năng và tạo ra doanh số bán hàng mới. Doanh nghiệp có thể hợp tác với các nhà phân phối, đại lý hoặc tham gia vào các sự kiện, hội chợ triển lãm để mở rộng mạng lưới kinh doanh. Việc lựa chọn đối tác phù hợp và xây dựng mối quan hệ win-win sẽ mang lại lợi ích đáng kể cho cả hai bên không chỉ thúc đẩy tăng trưởng doanh số mà còn giúp tăng độ nhận diện thương hiệu.

ăng cường kết nối, hợp tác với đối tác để mở rộng mạng lưới khách hàng

Tăng cường kết nối, hợp tác với đối tác để mở rộng mạng lưới khách hàng

Tạo khan hiếm cho sản phẩm 

Tạo ra cảm giác khan hiếm có thể kích thích tâm lý "sợ bỏ lỡ" (FOMO), từ đó thúc đẩy khách hàng đưa ra quyết định mua hàng nhanh hơn. Doanh nghiệp có thể áp dụng các chiến lược như giới hạn số lượng sản phẩm, chỉ bán trong một khoảng thời gian nhất định, hoặc tạo ra các phiên bản đặc biệt, độc quyền. Tuy nhiên, việc tạo khan hiếm cần được thực hiện một cách có chiến lược, đảm bảo sự công bằng và lợi ích của khách hàng.

Tạo sự khan hiếm cho sản phẩm để kích thích mua hàng

Tạo sự khan hiếm cho sản phẩm để kích thích mua hàng

Hoạt động chiết khấu đúng thời điểm

Các chương trình chiết khấu và khuyến mãi có thể là công cụ hiệu quả để kích cầu mua sắm, đặc biệt trong các dịp lễ, Tết, hoặc khi doanh nghiệp muốn xử lý hàng tồn kho. Tuy nhiên, việc chiết khấu cần được lập kế hoạch cẩn thận, nhắm đúng đối tượng khách hàng và thực hiện vào thời điểm phù hợp để tối đa hóa hiệu quả và tránh ảnh hưởng đến giá trị thương hiệu.

Hoạt động chiết khấu đúng thời điểm giúp tăng doanh số bán hàng 

Hoạt động chiết khấu đúng thời điểm giúp tăng doanh số bán hàng 

Gamification – Giải pháp tăng doanh số bán hàng cho doanh nghiệp

Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, việc tìm kiếm những phương pháp sáng tạo để thu hút khách hàng, tăng cường tương tác và thúc đẩy hành vi mua hàng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Gamification, hay "game hóa", nổi lên như một giải pháp đầy tiềm năng, mang đến một luồng gió mới trong chiến lược bán hàng của doanh nghiệp. Bằng cách ứng dụng các yếu tố và cơ chế trò chơi vào quy trình bán hàng, gamification không chỉ tạo ra trải nghiệm mua sắm thú vị mà còn khéo léo khuyến khích khách hàng mua hàng, từ đó giúp doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng.

Tổ chức minigame trên nền tảng online cho doanh nghiệp

Tổ chức minigame trên nền tảng online cho doanh nghiệp

Khi khách hàng được tương tác với mô hình gamification, họ sẽ được hướng dẫn từng bước và nhận phản hồi về kết quả lập tức. Đây chính là điểm độc đáo của Gamification, vô hình chung kích thích sự tò mò, thích thú và đam mê chinh phục của người chơi.

Case study thực tế ứng dụng gamification của Yola 

Case study thực tế ứng dụng gamification của Yola 

Ứng dụng Gamification vào kinh doanh để thúc đẩy doanh số bán hàng là một ý tưởng hay. Khách hàng có thể tích lũy điểm khi mua hàng, giới thiệu bạn bè hoặc hoàn thành các nhiệm vụ nhỏ, sau đó đổi điểm lấy chiết khấu, quà tặng hoặc các ưu đãi đặc biệt. Huy hiệu được trao cho những khách hàng đạt được các cột mốc mua sắm nhất định, tạo cảm giác được công nhận và khuyến khích họ tiếp tục ủng hộ thương hiệu.

Case study thực tế ứng dụng gamification của Momo

Case study thực tế ứng dụng gamification của Momo 

Đối với các chương trình khách hàng thân thiết hoặc các sự kiện bán hàng đặc biệt, việc tạo ra bảng xếp hạng những khách hàng có tổng giá trị mua hàng cao nhất hoặc tần suất mua hàng nhiều nhất sẽ tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh và khuyến khích họ mua sắm nhiều hơn.

Bên cạnh đó, bạn có thể tạo hiệu ứng “săn lùng” với các chương trình ưu đãi có giới hạn thời gian, số lượng. Áp dụng các trò chơi như "vòng quay may mắn" với các giải thưởng giá trị, các chương trình "giờ vàng" với ưu đãi đặc biệt hoặc các sản phẩm phiên bản giới hạn với số lượng có hạn sẽ thôi thúc và khuyến khích khách hàng đưa ra quyết định mua hàng nhanh chóng.

Thông qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về khái niệm doanh số bán hàng. Đây là thước đo quan trọng trong kinh doanh, là cơ sở để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp sáng tạo để thúc đẩy doanh số và tăng mức độ tương tác của khách hàng, hãy khám phá ngay nền tảng gamification của Woay. Với các trò chơi marketing như vòng quay may mắn, bốc thăm trúng thưởng hay minigame tích điểm đổi quà, Woay giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng, tăng tỷ lệ chuyển đổi và xây dựng lòng trung thành hiệu quả hơn bao giờ hết.

 

Đăng bởi: Woay - Content Writer