M&M's là một trong những thương hiệu chocolate hàng đầu thế giới, thuộc tập đoàn sản xuất bánh kẹo Mars. Được thành lập vào tháng 10 năm 1941, thương hiệu chocolate nổi tiếng này đã có mặt trên khắp 100 quốc gia khác nhau và nhận được đông đảo sự ưa thích của người dùng.

Vào năm 2010, M&M's thực hiện chiến dịch quảng bá dòng sản phẩm kẹo vị bánh Pretzel của mình. Mục tiêu là tạo sự bùng nổ, nhằm mang thương hiệu lại gần với tệp khách hàng tiềm năng.

Kịch bản của Eye-Spy Pretzel thì cũng đơn giản thôi. Thương hiệu bánh kẹo của Mars đã tung ra một bức hình trên nền tảng Facebook, và thách thức người dùng tìm được ‘Quý Ngài Pretzel’ giữa muôn vàn những viên M&M's màu sắc.

Chiến dịch Eye-Spy Pretzel thu về những hiệu quả như thế nào?

  • Hơn 26.000 lượt like mới cho thương hiệu.
  • Nhận được hơn 11.000 lượt bình luận.
  • Hơn 6.000 lượt chia sẻ bài đăng.

Và chiến dịch marketing của M&M's đã góp phần tạo nên cột mốc lịch sử cho quá trình xây dựng định nghĩa của thuật ngữ Gamification đến từ giới học thuật. Hơn thế, nhờ ứng dụng những động lực thuộc mô hình Octalysis, chiến dịch này đã gặt hái được những thành công đáng nể trên. Mặc dù chi phí bỏ ra là không quá nhiều.

Vậy, M&M's đã ứng dụng những động lực cốt lõi nào vào chiến dịch?

Chính là Nhiệm vụ và lý tưởng cần thực hiện. M&M's đưa ra nhiệm vụ. Người chơi phản hồi và thực hiện. “Thôi xong! Chúng mình lạc mất Mr. Pretzel rồi! Bạn có thể giúp chúng mình tìm anh ấy được không?” - Orange. Bằng cách đưa là lời “kêu cứu”, M&M's tạo cho người chơi cảm giác ‘mình là người được chọn’ để tham gia thử thách tìm Mr. Pretzel. Từ đó, việc tìm thấy Mr. Pretzel mang đến một cảm giác thú vị, hay ho và thoả mãn hơn.

Ngoài ra, động lực Ảnh hưởng xã hội và Khả năng gợi nhớ, kết hợp cùng với Yếu tố mới lạ và sự tò mò cũng góp phần mang lại cho chiến dịch những hiệu ứng bùng nổ.

Bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn về chiến dịch Eye-Spy Pretzel và cách M&M's ứng dụng Gamification thông qua hai động lực còn lại? Truy cập vào đây để đọc thêm nhé.

KẾT LUẬN

Chỉ cần một sự tác động đến từ việc ứng dụng Gamification vào thời điểm đó, M&M's đã tạo nên một hiện tượng trong văn hóa đại chúng đối với sản phẩm của mình. Bên cạnh đó, chiến dịch đã giúp tăng độ nhận diện thương hiệu cho dòng bánh kẹo Mr.Pretzel nhiều hơn bao giờ hết.

Vậy đối với các sản phẩm ngày nay thì sao nhỉ? Khi công nghệ và các công cụ giúp hỗ trợ trong việc thiết kế càng trở nên đa dạng, các thương hiệu lớn như Momo, Grab, Co.op Smile, Run Escape cũng đã ứng dụng minigame rất nhiều cho các dịch vụ của họ. Như nền tảng Woay của chúng mình cũng là một công cụ tích hợp và thiết kế minigame rất đa dạng nè!

Hãy tham gia Woay - Nền tảng thiết kế minigame và tự tạo ngay cho mình một minigame nhé! Chúng mình luôn có một đội ngũ tư vấn tận tình nếu bạn đang tìm kiếm một minigame hoành tráng hơn dành cho thương hiệu của mình nè!

Đăng bởi: admin