Gamification marketing là chiêu thức tiếp thị đang rất được ưa chuộng hiện nay. Thông qua các yếu tố trò chơi, giải pháp này có thể giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng nhanh chóng và tạo ra đột phá về doanh thu. Nhưng nếu muốn chiến dịch game hóa đạt hiệu quả cao thì chúng ta cần thực hiện rất nhiều giai đoạn khác nhau.

Với mong muốn giúp bạn dễ dàng hơn khi xây dựng hoạt động tiếp thị bằng game, sau đây Woay xin giới thiệu loạt bài viết với chủ đề “Cách tăng hiệu quả tiếp thị bằng gamification”.

Và để mở đầu của series này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một yếu tố cực kỳ then chốt trong tiếp thị, đó là “Phương pháp xác định đối tượng mục tiêu”!

Bài viết liên quan:

gamification-marketing-dang-bung-no-trong-nhung-nam-gan-day

Gamification marketing đang bùng nổ trong những năm gần đây
(Nguồn: Goama)

1. Khái niệm về đối tượng mục tiêu

Trước khi tìm hiểu về cách xác định đối tượng mục tiêu, chúng ta cần nắm rõ khái niệm target audience trong chiến dịch tiếp thị bằng gamification marketing là gì?

Hiểu một cách đơn giản thì đối tượng mục tiêu là nhóm người tiêu dùng, khách hàng chính mà doanh nghiệp bạn đang hướng đến.

Mỗi nhóm đối tượng sẽ có một số đặc trưng chung về hành vi và nhân khẩu học (độ tuổi, giới tính, nơi ở, thu nhập, sở thích,...). Ví dụ, vận động viên của môn thể thao mạo hiểm thường nằm trong trong độ tuổi từ 18 đến 25.

Target audience chính là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến các quyết định của doanh nghiệp khi thực hiện chiến dịch tiếp thị. Nhắm đúng đối tượng mục tiêu sẽ giúp chiến dịch của bạn tiếp cận khách hàng tốt hơn và đạt hiệu quả tối ưu.

doi-tuong-muc-tieu-se-quyet-dinh-huong-di-cua-chien-dich-game-hoa

Đối tượng mục tiêu sẽ quyết định hướng đi của chiến dịch game hóa
(Nguồn: myhfa.org)

2. Lợi ích khi hiểu đúng đối tượng mục tiêu trong marketing

Những năm gần đây, gamification trong marketing đang chứng tỏ sức mạnh của mình và mang đến rất nhiều hiệu quả trong việc thúc đẩy tương tác với khách hàng, tăng tỷ lệ chuyển đổi, nâng cao doanh số, tạo dấu ấn thương hiệu,…

Đặc biệt, với sự trợ giúp của Woay - giải pháp thiết kế minigame tổng thể trong 5 phút, trò chơi hóa đã dần trở nên “phổ cập” hơn và được đông đảo doanh nghiệp SME tại Việt Nam ưa chuộng.

Tuy nhiên, nếu ngay từ đầu, doanh nghiệp không tìm hiểu đúng đối tượng mục tiêu thì chắc chắn sẽ không thể phát huy được tối đa các ưu thế của trò chơi hóa.

Việc xác định rõ target audience sẽ mang đến cho bạn những lợi ích rất lớn như:

  • Giúp tiếp cận với khách hàng thật sự có nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ, từ đó tăng hiệu quả và nâng cao tỷ lệ chuyển đổi của chiến dịch gamification marketing.
  • Giảm chi phí cho hoạt động tiếp thị nhờ việc tập trung vào đối tượng phù hợp ngay từ đầu.
  • Rút ngắn thời gian và nguồn nhân lực cần thiết cho kế hoạch.
  • Tăng khả năng tương tác của người dùng với chiến dịch marketing của doanh nghiệp.
  • Hỗ trợ tăng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.

Vì vậy, việc xác định đối tượng khách hàng mục tiêu là một bước rất quan trọng trước khi thực hiện bất kỳ hoạt động tiếp thị bằng game nào.

Xác định đối tượng mục tiêu sẽ cần khá nhiều thời gian và công sức nhưng điều đó vẫn rất “đáng đồng tiền bát gạo” và rẻ hơn nhiều so với cái giá bạn phải trả cho một chiến dịch tiếp thị sai phương hướng.

xac-dinh-dung-doi-tuong-muc-tieu-se-giup-ban-dua-ra-ke-hoach-marketing-chinh-xac-hieu-qua-hon

Xác định đúng đối tượng mục tiêu sẽ giúp bạn đưa ra kế hoạch marketing chính xác, hiệu quả hơn (Nguồn: pvm.vn)

3. Cách xác định đối tượng mục tiêu chính xác

Hiện nay, có 3 cách phổ biến để xây dựng hình ảnh đối tượng mục tiêu chuẩn xác cho chiến dịch gamification marketing, cụ thể như sau:

3.1 Tổng hợp dữ liệu từ khách hàng hiện tại

Thông tin từ khách hàng hiện tại (giới tính, độ tuổi, nơi ở, nghề nghiệp, thói mua hàng/dùng mạng internet, sở thích,…) chính là cơ sở để doanh nghiệp phác họa rõ nét chân dung đối tượng mục tiêu cho chiến dịch marketing của mình. Bạn có thể lấy được dữ liệu này thông qua các nguồn như:

  • Google Analytics: Với công cụ này, bạn sẽ thu thập được các dữ liệu nhân khẩu học của khách hàng trên website của mình như: độ tuổi, giới tính, vị trí truy cập.
  • Hệ thống CRM: CRM là hệ thống quản lý dữ liệu khách hàng của doanh nghiệp. Dựa vào hệ thống này, bạn sẽ nắm bắt được các thông tin khách hàng như: lịch sử mua hàng, số lần truy cập, tần suất tương tác,… từ đó đưa ra phương án gamification phù hợp nhất.
  • Các kênh social của doanh nghiệp: Hành vi, sở thích của user được thể hiện rõ thông qua các báo cáo về lượt like, bình luận, chia sẻ,… trên kênh social doanh nghiệp. Ngoài ra, bạn cũng có thể hỏi trực tiếp những người theo dõi mình xem họ muốn gì trên Instagram Stories, Facebook Stories. Bất kể mức độ tương tác bạn nhận được là tích cực hay tiêu cực thì đều có ích cho chiến dịch marketing sau này.
  • Nghiên cứu, khảo sát: Lưu ý, bạn chỉ nên đưa ra 5 – 10 câu hỏi và đặt vấn đề thật ngắn gọn vì khách hàng không muốn lãng phí quá nhiều thời gian để hoàn thành khảo sát. Ngoài ra, nên tặng phần thưởng cho người tham gia để tạo động lực.

ban-co-the-khao-sat-khach-hang-hien-tai-de-xay-dung-chan-dung-doi-tuong-muc-tieu

Bạn có thể khảo sát khách hàng hiện tại để xây dựng chân dung đối tượng mục tiêu
(Nguồn: saasgenius.com)

3.2 Sử dụng dữ liệu từ social

Muốn chiến dịch gamification social media marketing trở nên viral, bạn phải hiểu được người dùng mạng xã hội đang suy nghĩ, quan tâm gì.

Để làm được điều này, ngoài việc tận dụng nguồn data user có sẵn trên kênh social của doanh nghiệp, chúng ta cũng nên dùng thêm các công cụ phân tích dữ liệu khác:

Facebook Audience Insights

Đây là công cụ giúp bạn hiểu rõ các đối tượng người dùng trên Facebook (sở thích, giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, thu nhập,…). Không chỉ cho biết xu hướng của khách hàng hiện tại, Facebook Audience Insights còn giúp bạn nắm bắt được “tâm ý” của khách hàng tiềm năng.

Thông qua công cụ này, bạn sẽ có được data từ 3 nhóm đối tượng: người dùng Facebook, người đã like page, người nằm trong danh sách Custom Audience.

Các Social Listening Tool của bên thứ ba

Nếu chiến dịch gamification marketing hướng đến đối tượng khán giả ở các nền tảng mạng xã hội khác ngoài Facebook (ví dụ như Instagram, Twitter, Youtube,…) thì bạn sẽ cần sử dụng thêm các công cụ Social Listening Tool khác của bên thứ ba. Một số sự lựa chọn nổi bật có thể kể đến như:

  • Hubspot: Công cụ này giúp bạn cập nhật nhanh các comment, mention của user và đưa ra các so sánh. Hubspot hiện tương tích với hầu hết nền tảng social như: Facebook, Instagram, Twitter, Youtube, LinkedIn.
  • Hootsuite, BuzzSumo, Buffer: Đây là 3 cụ phân tích user trên các nền tảng Facebook, Instagram, Twitter, YouTube, LinkedIn và Pinterest,… rất thích hợp để hỗ trợ chiến dịch gamification marketing đa kênh (omnichannel).

hubspot-la-mot-cong-cu-phan-tich-social-kha-hieu-qua-hien-nay

Hubspot là một công cụ phân tích social khá hiệu quả hiện nay
(Nguồn: twistarticle.com)

3.3 Nghiên cứu đối thủ

Sẽ là một sự thất bại lớn nếu bạn cố tình sao chép đối thủ cạnh tranh của mình. Tuy nhiên, những doanh nghiệp cùng ngành thường có nhóm khách hàng tương đồng. Do đó, việc nghiên cứu, theo dõi đối thủ sẽ giúp bạn nắm bắt được tình hình thị trường, đặc điểm hành vi người dùng và ưu/nhược điểm của các doanh nghiệp đang cạnh tranh trực tiếp với mình.

Từ những số liệu kể trên, chúng ta sẽ đưa ra được phương án tiếp thị hiệu quả, cải thiện trải nghiệm của người dùng và tạo ra hiệu ứng tương tác tốt hơn so với đối thủ.

Vậy dựa vào đâu để phân tích? Câu trả lời là nên sử dụng các công cụ phân tích chuyên nghiệp của bên thứ ba. Thông qua các tool này, bạn sẽ biết được thị trường mục tiêu nào mà đối thủ nhắm đến, nỗ lực gamification marketing của họ có hiệu quả hay không. Một số công cụ gợi ý mà bạn có thể tham khảo gồm có: Ahrefs, SEMrush, MozBar,…

Ngoài ra, bạn cũng có thể trực tiếp vào trang social của đối thủ, tìm đến những bài post minigame. Sau đó, hãy nghiên cứu profile của các user đã tương tác với bài viết xem họ thuộc độ tuổi nào, làm nghề gì, đã like fanpage nào,… Tổng hợp những đặc điểm này, bạn phác họa được chân dung đối tượng mục tiêu.

Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt hơn, khi tìm kiếm target audience thông qua đối thủ, bạn cần lưu ý một số điểm sau:

  • Nếu copy 100% đặc điểm đối tượng mục tiêu từ đối thủ để đưa vào chiến dịch gamification marketing, bạn sẽ phải cạnh tranh trực tiếp với họ. Do đó, nên tìm thêm các nguồn data khác và tiến hành chia nhỏ nhóm đối tượng để tiếp cận dễ dàng hơn.
  • Trước khi nghiên cứu, cần phân loại, đánh giá các đối thủ dựa trên các tiêu chí như: độ nhận diện thương hiệu, quy mô lượng tương tác/truy cập,…
  • Chỉ nên chọn lọc 2-3 đối thủ mạnh, cạnh tranh trực tiếp để tiến hành phân tích, tránh lãng phí thời gian và công sức.
  • Cần lưu ý về thời điểm phân tích để có dữ liệu chính xác hơn.

ban-co-the-tim-hieu-doi-tuong-muc-tieu-thong-qua-viec-phan-tich-doi-thu

Bạn có thể tìm hiểu đối tượng mục tiêu thông qua việc phân tích đối thủ
(Nguồn: hotjar.com)

Xác định đúng đối tượng mục tiêu là yếu tố cực kỳ quan trọng, có thể ảnh hưởng đến sự thành bại của toàn bộ hoạt động tiếp thị. Bạn cần tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn và sàng lọc dữ liệu kỹ lưỡng để có được kết quả chuẩn xác nhất.

Muốn tạo ra chiến dịch gamification marketing hiệu quả cao, chúng ta còn phải trải qua rất nhiều giai đoạn khác. Và “tìm kiếm target audience” chỉ là bước khởi đầu. Do đó, để nâng cao sức mạnh của game hóa, đừng quên đón đọc các bài viết tiếp theo trong series “Cách tăng hiệu quả tiếp thị bằng gamification” của Woay nhé!

Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi Woay.

Đăng bởi: admin