Xác định đúng mục tiêu và tìm ý tưởng game phù hợp là bước cơ sở để doanh nghiệp xây dựng chiến dịch gamification trong marketing đạt hiệu quả cao. Nếu phạm phải sai lầm ngay từ giai đoạn này thì hoạt động game hóa của bạn gần như sẽ nắm chắc thất bại. Ở phần 1 đã nêu lên lợi ích của việc xác định mục tiêu, trong bài viết phần 2 này sẽ hướng dẫn cách xác định mục tiêu và tìm ý tưởng gamification trong marketing, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây!

Bài viết liên quan:

de-gamification-trong-marketing-dat-hieu-qua-cao-can-xac-dinh-dung-muc-tieu-va-co-y-tuong-phu-hop

Để gamification trong marketing đạt hiệu quả cao cần xác định đúng mục tiêu và có ý tưởng phù hợp (Nguồn: leancompetency.org)

4. Tại sao cần phải xác định mục tiêu marketing?

Một chiến dịch tiếp thị không có mục tiêu sẽ khiến bạn lãng phí rất nhiều tiền bạc và công sức. Bởi vì nếu không có một đích đến rõ ràng, chúng ta sẽ không thể đo lường được các giá trị và hiệu quả của hoạt động marketing.

Có thể nói mục tiêu marketing chính là cơ sở để doanh nghiệp định hướng kế hoạch tiếp thị của mình. Căn cứ vào các mục tiêu tổng quan và chi tiết, bạn sẽ biết được cần thực hiện các bước, nhiệm vụ cụ thể nào để đạt được thành công.

Việc xác định mục tiêu cho chiến dịch gamification trong marketing có vai trò rất lớn đối với doanh nghiệp, đơn cử như:

  • Đảm bảo thống nhất trong khâu quản lý: Đặt ra mục tiêu sẽ giúp các phòng ban có được hướng đi đúng và đưa ra các phương án nhất quán.
  • Cung cấp cơ sở tiêu chuẩn để đo lường, đánh giá hiệu quả: Dựa trên mục tiêu marketing ban đầu, doanh nghiệp có thể đưa ra các nhiệm vụ, KPI cụ thể để biết chiến dịch có hoạt động hiệu quả không.
  • Quản lý tài chính hiệu quả: Khi đã xác định được mục tiêu cho chiến dịch, doanh nghiệp sẽ có thể phân bổ ngân sách hợp lý hơn theo đúng định hướng của mình.

xac-dinh-dung-muc-tieu-se-giup-chien-dich-gamification-di-dung-huong-tiet-kiem-thoi-gian-va-chi-phi

Xác định đúng mục tiêu sẽ giúp chiến dịch gamification đi đúng hướng, tiết kiệm thời gian và chi phí
(Nguồn: sidecarglobal.com)

5. Xác định mục tiêu với phương pháp 5 Whys

Để xác định đúng mục tiêu cho chiến dịch gamification trong marketing, đầu tiên bạn cần hiểu được chính xác vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải. Mục tiêu cuối cùng của hoạt động game hóa chính là giải quyết khó khăn đó.

Vậy làm sao biết được doanh nghiệp đang gặp vấn đề gì? Bạn có thể áp dụng phương pháp 5 Whys của Sakichi Toyoda. Đây là một kỹ thuật giúp tìm ra nguyên nhân cốt lõi của vấn đề nhanh chóng dựa trên các câu hỏi tại sao.

Mỗi đáp án của câu hỏi trước sẽ là cơ sở, căn cứ cho câu hỏi tiếp theo. Và điều này sẽ liên tục được lặp lại cho đến khi gốc rễ vấn đề được phơi bày.

Mô hình 5 Whys thường xuất hiện với motip như sau:

  1. Tại sao [Vấn đề] xảy ra? -> [Câu trả lời 1]
  2. Tại sao [Câu trả lời 1] xảy ra? -> [Câu trả lời 2]
  3. Tại sao [Câu trả lời 2] xảy ra? -> [Câu trả lời 3]
  4. Tại sao [Câu trả lời 3] xảy ra? -> [Câu trả lời 4]
  5. Tại sao [Câu trả lời 4] xảy ra? -> [Câu trả lời 5]

ky-thuat-5-whys-se-giup-ban-tim-ra-nguyen-nhan-goc-re-cua-van-de-tu-do-xac-dinh-dung-muc-tieu-chien-dich

Kỹ thuật 5 Whys sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân gốc rễ của vấn đề, từ đó xác định đúng mục tiêu chiến dịch
(Nguồn: gitmind)

Để dễ hình dung hơn khi thiết lập mục tiêu gamification trong marketing, bạn có thể xem qua ví dụ sau đây của Woay:

Câu hỏi 1: Tại sao doanh số của sản phẩm mới thấp? – Vì khách hàng ít quan tâm.

Câu hỏi 2: Tại sao khách hàng ít quan tâm? – Vì khách hàng chưa hiểu rõ sản phẩm.

Câu hỏi 3: Tại sao khách hàng không hiểu rõ sản phẩm? – Vì truyền thông chưa tốt.

Câu hỏi 4: Tại sao? – Vì hình ảnh, nội dung tiếp thị khó hiểu.

Câu hỏi 5: Tại sao? – Vì sản phẩm có nhiều tính năng mới, khó giải thích rõ cho khách hàng.

Như vậy, trong ví dụ trên, để giải quyết gốc rễ của vấn đề, hoạt động game hóa phải giúp người dùng dễ dàng hiểu được tính năng của sản phẩm, từ đó thu hút sự quan tâm của khách hàng tiềm năng. Đó chính là mục tiêu cốt lõi mà chiến dịch gamification marketing cần thiết lập.

6. Mục tiêu gamification trong marketing

Theo nhận định của nhiều chuyên gia marketing, thông thường tiếp thị game hóa được xây dựng để phục vụ cho các mục tiêu cốt lõi như sau:

  • Tăng thời gian khách truy cập trang: Minigame thú vị xuất hiện đúng lúc trên pop-up có thể làm giảm tỷ lệ bounce rate và níu kéo khách hàng ở lại trang lâu hơn.
  • Tăng giá trị đơn hàng, tăng doanh số: Gamification có thể dùng để tạo động lực mua hàng cho người tiêu dùng. Ví dụ, khách có hóa đơn trên 100.000đ sẽ được chơi game vòng quay may mắn. Điều này sẽ thúc đẩy khách mua hàng nhiều hơn để được tham gia trò chơi.
  • Giáo dục, giúp khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm/thương hiệu: Việc ứng dụng gamification sẽ biến những thông tin khó hiểu, khô khan trở nên dễ hiểu hơn đối người dùng. Ví dụ, bạn có thể dùng thanh tiến trình để hướng dẫn user cài đặt ứng dụng đơn giản hơn.
  • Xây dựng lòng trung thành với thương hiệu bằng phần thưởng: Ví dụ, hệ thống tích điểm cho khách hàng thân thiết có thể làm gia tăng lòng trung thành của người tiêu dùng đối với thương hiệu.

xay-dung-long-trung-thanh-voi-thuong-hieu-la-muc-tieu-pho-bien-cua-chien-dich-game-hoa-trong-tiep-thi

Xây dựng lòng trung thành với thương hiệu là mục tiêu phổ biến của chiến dịch game hóa trong tiếp thị
(Nguồn: accountingseed.com)

7. Những ý tưởng gamification marketing không thể bỏ qua

Căn cứ vào mục tiêu đã xác định, giờ là lúc bạn cần đưa ra kế hoạch thiết kế game phù hợp. Nếu vẫn chưa biết phải bắt đầu thế nào thì hãy cùng tham khảo các ý tưởng sau của Woay:

7.1 Gamification giúp tăng thời gian truy cập

Bạn có thể dùng minigame Catch-me (trò chơi đuổi bắt) để giúp website bớt tẻ nhạt và níu giữ khách hàng ở lại lâu hơn.

Ý tưởng gamification trong marketing này được xây dựng như sau: Khi người dùng sắp rời khỏi trang, pop-up về trò chơi "Catch-me" sẽ hiện ra. Nếu họ chọn đồng ý tham gia, một hộp quà sẽ xuất hiện và tự động di chuyển trên trang. Và chỉ cần bắt được món quà này, người chơi sẽ nhận được phần thưởng hoặc mã giảm giá ngay lập tức.

tro-choi-duoi-bat-co-the-giup-website-thu-vi-hon-tu-do-tang-thoi-truy-cap-cua-khach-hang

Trò chơi đuổi bắt có thể giúp website thú vị hơn, từ đó tăng thời truy cập của khách hàng
(Nguồn: giosg.com)

7.2 Gamification giúp khách hàng hiểu về sản phẩm

Nếu muốn giới thiệu, giáo dục cho khách hàng về sản phẩm mới thì trò chơi câu đố (quiz game) sẽ là một sự lựa chọn hợp lý và hiệu quả.

Ví dụ, bạn có thể đưa ra các câu đố (dạng trắc nghiệm, giải ô chữ,…) liên quan đến tính năng sản phẩm và trao thưởng cho người may mắn. Như vậy, thông qua việc trả lời câu hỏi, người tiêu dùng sẽ hiểu sản phẩm một cách thấu đáo và rõ ràng hơn.

minigame-cho-cac-chuong-trinh-ra-mat-san-pham-moi

Minigame cho các chương trình ra mắt sản phẩm mới
(Nguồn: lingroup)

7.3 Gamification giúp tăng giá trị đơn hàng, doanh số

Vòng quay may mắn là một ý tưởng gamification trong marketing tuyệt vời giúp bạn nâng cao doanh số hiệu quả. Với màu sắc bắt mắt, sinh động và luật chơi đơn giản, chỉ cần quay là trúng thưởng, trò chơi này chắc chắn sẽ thu hút khách hàng rất tốt.

Tùy theo mục đích cụ thể mà chúng ta có thể thiết lập cách chơi khác nhau. Ví dụ, nếu muốn tăng giá trị đơn hàng, bạn có thể đưa ra luật: Những khách mua hàng trên 500 ngàn sẽ được tham gia chơi. Còn nếu chỉ đơn giản là muốn tăng doanh số thì nên đưa ra các phần thưởng như voucher giảm giá, ưu đãi,… để kích cầu khách hàng.

vong-quay-may-man-co-the-thuc-day-mua-hang-thong-qua-cac-phan-thuong-voucher-giam-gia

Vòng quay may mắn có thể thúc đẩy mua hàng thông qua các phần thưởng voucher giảm giá (Nguồn: vacci.vn)

7.4 Gamification giúp xây dựng lòng trung thành

“Trao thưởng cho lòng trung thành” sẽ là một cách hoàn hảo để doanh nghiệp giữ chân được các khách hàng cũ. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí gấp 5 lần so với việc tìm kiếm khách hàng mới.

Và để phục vụ cho mục đích đó, bạn có thể xây dựng một chiến dịch gamification trong marketing với hệ thống tích điểm cho khách hàng thân thiết hoặc tặng phần quà bí ẩn sau khi khách đạt đủ số lần mua hàng. Tổng số điểm thưởng có thể được quy đổi thành quà tặng hoặc voucher giảm giá trong lần mua hàng tiếp theo của người dùng.

Lưu ý, khi thực hiện hoạt động game hóa này, nên xây dựng thêm bảng xếp hạng và các mốc thành tích để tạo ra sự cạnh tranh, thúc đẩy khách mua hàng thường xuyên hơn.

Ngoài ra, các dạng trò chơi điểm danh, làm nhiệm vụ hằng ngày để nhận điểm thưởng như game “Săn xu mỗi ngày” của Shopee cũng là một cách hiệu quả để tăng lòng trung thành của khách hàng.

minigame-san-xu-cua-shopee-cho-phep-su-dung-vao-viec-mua-hang-tang-kha-nang-dat-hang-tren-san

Minigame săn xu của Shopee cho phép sử dụng vào việc mua hàng, tăng khả năng đặt hàng trên sàn
(Nguồn: Shopee)

Hy vọng những định hướng về cách xác định mục tiêu và ý tưởng game hóa trên đây đã phần nào giúp bạn xây dựng chiến lược tiếp thị bằng trò chơi dễ dàng hơn. Để được cập nhật nhiều thông tin hơn, đừng quên đón đọc các bài viết khác trong chuỗi series “Cách nâng cao hiệu quả gamification trong marketing” của Woay nhé!

Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi Woay.

Đăng bởi: admin