Khi xu thế dẫn đầu thị trường toàn cầu đang dần trở nên phổ biến đối với các doanh nghiệp, việc ứng dụng Gamification cũng khiến các thương hiệu trở nên nổi bật hơn trong mắt người tiêu dùng. Trong những năm gần đây, việc ứng dụng Gamification trong marketing được ước tính có giá trị thị trường lên đến 9 tỷ USD.

Vậy đâu là lý do để thị trường này được ưa chuộng bởi đông đảo các doanh nghiệp thế giới như vậy? Hãy cùng Woay điểm qua 7 lý do chính nhé.

Tạo sự gắn kết với khách hàng ngay từ ngày đầu tiên.

Việc tăng độ nhận diện thương hiệu đối với tệp khách hàng mục tiêu là một khía cạnh hoàn toàn khác biệt so với việc sử dụng độ nhận diện thương hiệu để tăng tương tác với người tiêu dùng.

Trò chơi mang đến niềm vui và sự giải trí cho người dùng, từ đó tạo nên sự gắn kết. Vì vậy, việc ứng dụng những yếu tố trong game vào thực tiễn doanh nghiệp, đặc biệt là hành trình mua hàng cũng như chính sách chăm sóc khách hàng ngay từ những ngày đầu, sẽ tạo ra những lợi thế về nhận diện cũng như tăng tính gắn kết của khách hàng với thương hiệu.

Duy trì sự tương tác từ khách hàng

Các marketer đều hiểu rằng, khó khăn của doanh nghiệp luôn là làm sao không chỉ thu hút trong một thời điểm, mà còn tăng tỷ lệ quay lại của khách hàng. Và đây chính là chuyên môn của Gamification.

Ví dụ: Các marketer có thể tạo các minigame và đăng tải trên nền tảng Facebook mỗi ngày. Những sự kiện nhỏ như thế vừa tạo thêm không gian tương tác giữa khách hàng với khách hàng, hay giữa khách hàng với doanh nghiệp; mà còn tăng tỷ lệ truy cập fanpage cũng như là trải nghiệm người dùng.

Bên cạnh đó, một trong những lợi ích quan trọng của việc ứng dụng Gamification đó là việc có thể kết phần mềm đo lường để theo dõi tương tác của người tham gia. Với tính năng trên, marketer dễ dàng biết được hành vi của khách hàng. Từ đó xây dựng lên những nền tảng database chi tiết.

Trò chơi đòi hỏi mức độ tương tác khác hẳn so với các video thông thường. Trên thực tế, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mặc dù TV có lượng khán giả theo dõi lớn, con người có xu hướng chú tâm vào điện thoại trong lúc xem quảng cáo hơn.

Trong thời đại mà ai cũng chọn di động làm thiết bị giải trí khi rảnh rỗi, hầu hết họ sẽ không quan tâm đến tính thương mại của các trò chơi. Bên cạnh đó, các minigame/game lại hoàn toàn có thể vừa cung cấp tính giải trí, lại truyền tải nhận thức về sản phẩm/dịch vụ một cách tự nhiên. Quả là một công đôi việc nếu khéo léo lồng ghép được sản phẩm vào game đúng không.

Tạo sự thu hút thông qua hình thức truyền miệng.

Như đã nói ở trên, việc ứng dụng Gamification trong marketing thu hút người tiêu dùng bởi tính độc đáo, thú vị cũng như sự thoả mãn mà nó mang lại. Và con người thường có xu hướng sẽ chia sẻ hay gợi ý với người quen về thứ họ vừa trải nghiệm.

Thương hiệu có thể tận dụng nền tảng mạng xã hội để khuyến khích người dùng chia sẻ trải nghiệm, tag bạn bè, người thân, hay thậm chí sáng tạo những nội dung cảm nhận về thương hiệu. Từ đó, mọi người sẽ dần biết đến trò chơi cũng như chiến dịch marketing của doanh nghiệp nhiều hơn. Đồng thời, tạo ra một tệp khách hàng tiềm năng đến từ phương thức truyền miệng.

Khuyến khích những tương tác sâu hơn

Khi càng nhiều khách hàng tương tác với trang web, app hoặc thương hiệu, họ càng đầu tư nhiều hơn vào những nền tảng này. Đây là một công thức cho tỷ lệ chuyển đổi tuyệt vời dành cho doanh nghiệp.

Hình thức truyền thông quảng cáo thông qua game/minigame rất thành công trong việc khuyến khích khách hàng tương tác với thương hiệu. Ví dụ: như cách mà Audible thực hiện với ứng dụng của mình. Thương hiệu đã chọn phương pháp áp dụng hệ thống huy hiệu vào trong nền tảng.

Huy hiệu không chỉ tạo động lực cho người dùng sử dụng dịch vụ nhiều hơn (ở đây là việc nghe sách trên Audible), mà còn mang đến những trải nghiệm thú vị hơn. Từ đó, việc ứng dụng Gamification giúp tăng cường kết nối thương hiệu - người tiêu dùng, từ đó giúp nền tảng trở nên phổ biến hơn.

Đa nền tảng

Ngày nay, hầu hết mọi người đều sở hữu thiết bị di động và có thói quen sử dụng internet. Chỉ cần khách hàng sở hữu điện thoại di động và sử dụng các nền tảng xã hội, doanh nghiệp đều có thể sử dụng các game/minigame để thu hút người dùng. Cho dù đó là điện thoại di động, máy tính bảng, máy tính xách tay hay máy tính để bàn, các ứng dụng game hay minigame đều có thể được định dạng và chuyển đổi nhằm phù hợp với từng nền tảng, giúp phạm vi tiếp cận của chiến dịch ứng dụng Gamification được mở rộng hơn.

Cũng giống như các sản phẩm minigame ở Woay cho phép doanh nghiệp có thể tích hợp và phát hành trên từng nền tảng khác nhau, từ pop-up trên website cho đến landing page, app hay thậm chí là fanpage,.... Từ đó, tùy vào loại hình thiết bị mà người dùng thường sử dụng có thể tiếp cận các trò chơi một cách dễ dàng nhất.

Tối ưu độ phủ sóng trên thị trường

Trò chơi là hình thức giải trí không giới hạn với bất kỳ thế hệ nào. Chúng hấp dẫn cả người lớn tuổi lẫn người trẻ. Nếu một doanh nghiệp đang tìm cách thu hút người tiêu dùng ở mọi lứa tuổi, thì ứng dụng Gamification thông qua các game/minigame hiện là phương thức dễ tiếp cận nhất đối với một mạng lưới nhân khẩu học rộng lớn như vậy.

Theo Forbes, trong năm 2017, trò chơi di động chiếm 42% doanh thu từ ngành công nghiệp trò chơi toàn cầu - doanh thu đạt hơn 50 tỷ USD.

Để có thể hiểu lý do tại sao việc ứng dụng Gamification dưới hình thức game trên thiết bị di động lại mang lại nhiều như vậy, hãy điểm qua các con số sau:

  • 80% người dùng điện thoại thông minh chơi game trên điện thoại của họ.
  • Gần 50% trong số đó chơi game hàng ngày, và dành khoảng 1-2 giờ chơi game mỗi ngày.
  • Nhân khẩu học của nam và nữ game thủ di động gần như được chia đều nhau, 48% là nữ và 52% là nam, với trung bình game thủ là 36 tuổi.

Những con số này cho thấy thị trường hiện nay rất rộng lớn và đa dạng.

Và chỉ cần biết tận dụng sự phát triển đó vào trong chiến dịch truyền thông của doanh nghiệp, thông qua việc ứng dụng Gamification dưới hình thức game/minigame, chắc chắn doanh nghiệp sẽ thu về những thành quả đáng kể.

Chi phí phải chăng

Hầu hết các marketer xác nhận rằng chi phí cần thiết để vận hành các chiến dịch truyền thông tiếp thị truyền thống là khá cao. Và con số còn có thể tăng cao hơn nữa nếu phạm vi chiến dịch càng lớn.

Và việc ứng dụng Gamification hoàn toàn giải quyết được vấn đề đó. Tất nhiên, với các chiến dịch lớn, đòi hỏi kịch bản kỹ lưỡng cùng hệ thống lập trình, vận hành chi tiết như: Lắc Xì của Momo, hay Holiday Wish của Target, việc phải bỏ ra các chi phí lập trình, vận hành cũng như truyền thông là cực kỳ lớn. Tuy nhiên, thành quả thu về thì ai cũng có thể thấy được. Những chi phí bỏ ra hoàn toàn xứng đáng.

Vậy, ứng dụng Gamification giải quyết được vấn đề chi phí ở chỗ nào. Song song cùng với sự phát triển của các nền tảng xã hội, nền tảng thiết kế, doanh nghiệp hoàn toàn có thể tự tạo nên một minigame đơn giản và phát hành trên website, fanpage,... Những minigame này không chỉ có chi phí phải chăng hơn, việc thiết kế cũng đơn giản mà còn mang lại hiệu quả không thua gì nhiều tựa game lớn. Bạn có thể tham khảo vài case study tại đây:

Từ đó cho thấy, không chỉ tăng tỷ lệ chuyển đổi tức thời, ứng dụng Gamification thông qua hình thức minigame còn có thể giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là SMEs, tăng độ nhận diện thương hiệu, tăng độ phủ sóng và thu hút, thu thập dữ liệu của đối tượng khách hàng tiềm năng.

KẾT LUẬN

Kết lại, ứng dụng Gamification dần trở thành một phương pháp đổi mới trong các chiến dịch marketing thời đại 4.0. Các doanh nghiệp phải nên tận dụng những lợi ích từ công nghệ số hóa mang lại cho các chiến dịch của mình, từ đó tạo ra nguồn thu đa dạng đến từ nhiều nền tảng khác nhau.

Chẳng hạn như việc sử dụng minigame cho những content fanpage của mình. Vậy còn chờ chi mà không nhanh tay liên hệ với Woay - Nền tảng thiết kế minigame của chúng mình.

Với sự đa dạng trong phương thức marketing ứng dụng Gamification, tụi mình có thể hỗ trợ bạn và doanh nghiệp bạn tạo ra một xu hướng mới đến với người dùng của thương hiệu mình nhé!

Đăng bởi: admin