Số lượng người sử dụng Instagram năm 2019 đã tăng vọt từ vị trí thứ 2 lên vị trí số 1. Điều này cho thấy nền tảng này cùng số người dùng “khủng” sẽ là cơ hội cho doanh nghiệp, đặc biệt là SMEs có thể tăng tương tác và độ nhận diện thương hiệu của mình.

Vậy, làm thế nào để cải thiện tương tác của khách hàng với doanh nghiệp trên Instagram? Có rất nhiều cách giúp tối ưu hóa nội dung trên nền tảng này. Dưới đây là các thông tin hữu ích giúp doanh nghiệp có thêm những ý tưởng để cải thiện tương tác, tăng lượng tìm kiếm tự nhiên trên Instagram. Hãy cùng Woay khám phá nhé.

Thuật toán Instagram và cách tăng Organic Reach cho các doanh nghiệp.

Organic reach (Tạm dịch: độ phủ tự nhiên) được hiểu là tổng số lượt người dùng tiếp cận được bài viết từ fanpage của doanh nghiệp trên newsfeed của họ. Fanpage chính là các kênh miễn phí để tương tác với khách hàng, và thông qua đó là tăng doanh số. Nhưng phải cần có thời gian và kỹ năng để doanh nghiệp có thể tăng lượt tương tác với người dùng trên Instagram và thuật toán đóng vai trò quan trọng.

Instagram thường sử dụng thuật toán phức tạp để chọn bài đăng và hiển thị cho người dùng. Các bài đăng trên mạng xã hội Instagram được xếp hạng dựa trên:

  • Hoạt động — Bạn thích và tương tác với loại bài đăng nào
  • Mối quan hệ — Lịch sử tương tác của bạn với tài khoản đăng bài
  • Thông tin về tài khoản đã đăng
  • Thông tin về từng bài đăng — Mức độ phổ biến và nội dung chi tiết của bài đăng.

Thuật toán này vẫn đang được tối ưu để hoàn thiện hơn. Mặc dù Instagram phủ nhận rằng họ từng cố tình giới hạn tương tác, nhưng đến năm 2016, người dùng chỉ nhìn thấy 10% bài đăng tiềm năng trên newsfeed vì có quá nhiều nội dung bị quản lý.

Đối với tài khoản cho doanh nghiệp, Instagram cung cấp những định hướng mới về nội dung, định dạng và tính kết nối. Vì thế, doanh nghiệp luôn bài duy trì tần suất đăng bài ổn định, không ngừng thử nghiệm các cách khác nhau để chọn ra phương thức tối ưu nhất. Và dưới đây là một vài cách giúp doanh nghiệp tăng tương tác trên Instagram mà không cần phải tiêu tốn bất kỳ chi phí nào.

Sử dụng đầy đủ các tính năng bài đăng trên Instagram

Instagram thường xuyên bổ sung thêm những tính năng mới, vậy nên doanh nghiệp phải luôn để ý và cập nhật chúng. Hiện tại, các doanh nghiệp có thể đăng tải các ấn phẩm truyền thông thông qua các hình thức sau:

  • Hình ảnh và video clip ngắn trên trang chủ Instagram của thương hiệu.
  • Các luồng streaming trên Instagram
  • Reels
  • IGTV
  • Story (Chức năng này có thể ứng dụng tích hợp các khảo sát, thăm dò ý kiến cá nhân, đặt câu hỏi nhằm thu thập thông tin và tăng tương tác. Đồng thời cũng có thể chèn liên kết và tag tên sản phẩm để bán hàng)
  • Guides là các bài đăng về những chủ đề cụ thể
  • Tin nổi bật (Story Highlights)
  • Instagram Shop

Khi nói đến mạng xã hội, các doanh nghiệp thường được khuyên nên chọn một hoặc hai kênh để tập trung tối đa tiềm lực. Nhưng đồng thời, trong kênh mạng xã hội đó, bạn cũng nên sử dụng tất cả các định dạng có sẵn để tăng tối đa độ phủ sóng của mình. Việc đăng bài nên kết hợp cùng các tính năng trên sẽ tạo thêm điểm nhấn. Nếu kèm theo đó là tần suất đăng bài ổn định, doanh nghiệp sẽ dễ dàng tiếp cận gần hơn đối tượng khách hàng tiềm năng.

Có thể thấy rằng, nhiều trong các tính năng trên giúp doanh nghiệp kết nối, tương tác với người xem tốt hơn so với việc chỉ đăng tải nội dung thông thường. Vì vậy, việc không tối ưu hóa các tính năng có thể khiến doanh nghiệp bỏ lỡ đi những cơ hội tăng độ phủ, mang người dùng lại gần hơn với thương hiệu.

Nâng cao khả năng tiếp cận bài đăng.

Khả năng tiếp cận là một lưu ý trong các chiến lược truyền thông trên các nền tảng mạng xã hội. Theo CDC, cứ 4 người Mỹ thì có khoảng 1 người bị khuyết tật. Nếu bạn không tối ưu nội dung mạng xã hội của thương hiệu, bạn có khả năng bỏ lỡ 25% khách hàng mục tiêu của mình.

Tạo nội dung dễ tiếp cận thường đơn giản hơn mọi người suy nghĩ. Instagram hiện cung cấp một số tính năng tự động giúp công việc trở nên dễ dàng hơn.

Dưới đây là một số tính năng cần thiết:

  • Bật phụ đề tự động cho IGTV. Phụ đề này đã có sẵn bằng 16 ngôn ngữ khác nhau trên Instagram.

  • Sử dụng văn bản thay thế cho hình ảnh Instagram.
  • Sử dụng công cụ kiểm tra chẳng hạn như Who Can Use (miễn phí) để đảm bảo rằng màu sắc bạn chọn cho hình ảnh đăng tải tạo trải nghiệm thoải mái cho người xem.

  • Nếu thêm chú thích riêng vào story theo cách thủ công, thì hãy đảm bảo rằng văn bản rõ ràng và mạch lạc.
  • Khi quay video, đảm bảo hình ảnh thể hiện được rõ nét và loại bỏ các tạp âm hết mức có thể.

Cuối cùng, hãy biết lắng nghe. Các nhu cầu về khả năng tiếp cận rất đa dạng và phức tạp. Nếu nhận được phản hồi cho biết nội dung không bắt mắt, thì hãy lắng nghe và thay đổi hợp lý những thứ mà người dùng tiềm năng của doanh nghiệp đề xuất.

Bật Chia sẻ cho Story trên Instagram

Bật tùy chọn chia sẻ trong cài đặt Story để cho phép người khác chia sẻ Story của bạn đến Story hoặc trong tin nhắn của họ.


Một số doanh nghiệp chọn tắt tính năng này để đảm bảo bản quyền nội dung cho thương hiệu. Tuy vậy, thao tác này sẽ làm giảm lượt reach cũng như hạn chế các thuật toán của Instagram trong việc giúp nội dung của doanh nghiệp được phổ biến hơn. Vì thế, hãy cân nhắc thật kỹ.

Cho phép người khác chia sẻ lại story là cho phép người dùng giới thiệu doanh nghiệp. Thông qua đó, độ nhận diện doanh nghiệp có thể được tăng theo, mang về nhiều hơn những khách hàng tiềm năng.

Bật chế độ remix cho Instagram Reels (Thước phim)

Reels là sự đáp trả của Instagram dành cho đối thủ đang lên ngôi, Tiktok. Tương tự như Tiktok, Reels cũng cung cấp cho người dùng các tính năng đăng tải video ngắn, chèn hiệu ứng, nhạc nền, đồng thời remix nội dung của người dùng khác - cũng tương tự như duets của Tiktok.

Vậy, tại sao nên bật tính năng này? Hiển nhiên thôi, đó là khuyến khích người xem chia sẻ, cover, tương tác với nội dung, từ đó tăng độ nhận diện thương hiệu cũng như tương tác với tệp khách hàng tiềm năng.

Thêm thẻ địa điểm vào bài đăng

Nếu tag một địa điểm chẳng hạn như cửa hàng, quán cà phê hay thậm chí là dịch vụ, có nghĩa là mọi người sẽ thấy nội dung của bạn khi tìm kiếm các bài đăng ở địa điểm đó. Đây được xem là một cách dễ dàng để mở rộng đối tượng và phạm vi tiếp cận.

Tuy bạn có thể thêm thẻ địa điểm vào cả bài đăng và story, lời khuyên là nên gắn thẻ địa điểm cho các bài đăng. Gắn thẻ địa điểm trong story thường sẽ phải hiển thị trên khung ảnh. Điều này vừa hạn chế nội dung truyền tải, đồng thời cũng chỉ tồn tại trong vòng 24h trừ khi bạn bật tính năng highlight.

Cho phép các doanh nghiệp tag tên thương hiệu của bạn.

Bạn có biết rằng các doanh nghiệp khác cũng có thể gắn thẻ bạn trên quảng cáo của họ? Tính năng này nhằm phục vụ cho các post về đối tác hoặc nhà tài trợ. Điều đó cũng có nghĩa là doanh nghiệp bạn cũng có thể nhận được lượng reach tự nhiên từ những quảng cáo trả tiền đến từ các đơn vị/ cá nhân khác.

Mặc dù việc cài đặt chế độ này không đảm bảo được việc sẽ có đơn vị nào đấy gắn tag sản phẩm/ tên thương hiệu. Tuy nhiên, chỉ cần một đơn vị làm như vậy, thương hiệu và sản phẩm của bạn sẽ được chú ý hơn gấp nhiều lần đấy.



Doanh nghiệp có thể tìm thấy mục trên bằng cách chọn tab Doanh nghiệp ở trong mục cài đặt trên Instagram. Bạn có thể chọn để kích hoạt tự động tất cả các nội dung được tag hoặc kích hoạt từng nội dung một cách thủ công.

Doanh nghiệp cũng có thể tạo một danh sách các đơn vị đối tác có thể gắn thẻ thương hiệu bạn vào bài đăng của họ. Nếu thường xuyên cộng tác với các đơn vị khác và làm truyền thông theo phương thức này, cách trên sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều đấy.

Sử dụng tính năng tin nổi bật của Instagram để tối ưu hóa giá trị nội dung

Story là một công cụ tuyệt vời để tăng tương tác trên Instagram. Chúng nhanh, gọn, truyền tải nội dung vắn tắt nhưng vẫn cực kỳ đầy đủ và thú vị, sinh động với nhạc nền, emoji, filter - tất cả những tính năng thu hút về trải nghiệm nghe, nhìn nhất. Tuy vậy, story sẽ biến mất sau 24h.

Hãy thêm những story có nội dung quan trọng hay lượng người xem cao vào mục Highlights và nó sẽ được hiển thị ngay đầu trang chủ Instagram của doanh nghiệp. Tính năng này đặc biệt có giá trị đối với những story giới thiệu sản phẩm, dịch vụ hoặc hình ảnh thương hiệu.

Tuy nhiên, đừng giới hạn mục Highlights với chỉ những post quảng cáo thông tin như thế. Hãy dùng chúng để kể những câu chuyện xung quanh thương hiệu, chia sẻ những feedback tốt từ khách hàng đã dùng qua sản phẩm/ dịch vụ,... để tạo cầu nối giữa thương hiệu và tệp khách hàng tiềm năng.

Cho tệp người theo dõi (followers) lý do để họ chia sẻ về thương hiệu

Một trong những cách dễ nhất để tăng organic reach trên Instagram là dựa trên tương tác của người dùng. Nói cách khác, thương hiệu có thể khuyến khích người dùng đăng bài hoặc chia sẻ về thương hiệu.

Nhưng làm thế nào để thúc đẩy mọi người làm điều đó? Dưới đây là một vài ý tưởng đơn giản:

  • Tag tên đối tượng hướng tới trong bài viết của doanh nghiệp.
  • Chạy các chương trình giveaway trên Instagram, khuyến khích mọi người chia sẻ và gắn thẻ thương hiệu trên bài đăng của họ (ví dụ: ảnh của chính họ đang sử dụng sản phẩm của bạn).
  • Tương tác với người dùng có nội dung sáng tạo bằng cách thích, chia sẻ và nhận xét về các bài đăng đề cập đến doanh nghiệp.

Chiến lược thúc đẩy người dùng chia sẻ về thương hiệu có thể tốn khá nhiều thời gian. Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể đẩy nhanh tiến độ bằng hệ thống quà tặng hấp dẫn, tập trung vào nhóm đối tượng mục tiêu nhất định hoặc bằng cách khuyến khích người dùng sử dụng một hashtag cụ thể cho những nội dung liên quan tới doanh nghiệp (user-generated content aka UGC)

Ví dụ: Thương hiệu quần áo này khuyến khích mọi người sử dụng thẻ bắt đầu bằng #wearseasalt:

Một cách khác để khuyến khích người theo dõi chia sẻ bài đăng trên Instagram là tạo nội dung có khả năng chia sẻ cao.

Nội dung có thể chia sẻ sẽ khác nhau đối với từng đối tượng khác nhau. Đối với một số người, đó có thể là những câu nói hoặc hình ảnh đầy cảm hứng. Đối với một số khác, đó có thể là bảng câu hỏi, câu đố hoặc những thông tin hữu ích hay thậm chí là các meme hài hước. Hãy học cách hiểu khách hàng của bạn, biết họ muốn gì thông qua sở thích, nội dung đăng tải, thông tin chia sẻ trên trang cá nhân.

Doanh nghiệp cũng có thể tăng khả năng chia sẻ bằng cách tạo nội dung theo trend. Hãy nghĩ đến các ngày quốc khánh, các ngày lễ lớn hoặc các sự kiện doanh nghiệp thường niên. Tất nhiên doanh nghiệp không cần tham gia tất cả các sự kiện trong năm. Tuy vậy, một vài ngày lễ với tinh thần cực phù hợp với hình ảnh thương hiệu của bạn thì tại sao không tận dụng để quảng bá nhỉ? Ví dụ như Durex và lễ Tình nhân ấy, chẳng phải trời sinh một cặp hay sao?

Cuối cùng, để tối ưu hóa việc khuyến khích chia sẻ nội dung, doanh nghiệp có thể bật chế độ Guides (Hướng dẫn) trong tab Guides controls. Thao tác này cho phép các tài khoản khác nhúng nội dung của bạn vào mục Guides của họ. Đây là tổ hợp các thông tin hữu ích về một chủ đề nhất định được tổng hợp từ các nguồn khác nhau trên Instagram. Và dù người tổng hợp có là ai đi nữa, hệ thống vẫn sẽ tự động gắn thẻ doanh nghiệp là tác giả nội dung.

Liên tục kiểm tra và thử nghiệm các giờ đăng và tần suất đăng bài trên Instagram

Thay đổi thời gian đăng nội dung có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong organic reach. Hãy nhớ rằng, thuật toán Instagram ưu tiên việc hiển thị cho nội dung gần đây nhất. Vì vậy, mục tiêu là đăng tải bài viết khi tệp người theo dõi thương hiệu đang trực tuyến để nội dung luôn xuất hiện trên đầu trang chủ của họ.

Instagram Insights là công cụ để bắt đầu. Công cụ này sẽ giúp doanh nghiệp nắm được khung thời gian trực tuyến và hoạt động của tệp người theo dõi (followers). Nếu họ thấy bài đăng của doanh nghiệp, Instagram sẽ thông báo về và thuật toán sẽ giúp tối ưu việc tăng tương tác organic.

Tần suất đăng bài cũng là một yếu tố quan trọng cần lưu ý. Bạn phải đăng đủ thường xuyên, với một lượng bài nhất định để thuật toán có thể ghi nhận và liên tục đẩy traffic bằng cách hiển thị lên tường nhà của tệp người theo dõi. Tuy nhiên, việc đăng quá nhiều sẽ khiến họ “bội thực” và không còn hứng thú với thương hiệu nữa.

Theo nguyên tắc chung, hãy đặt mục tiêu không quá một bài đăng mỗi ngày và không quá ba story mỗi ngày. (Tất nhiên, đôi khi cũng có những ngoại lệ, chẳng hạn như việc bạn sử dụng story để tường thuật lại một sự kiện trực tiếp)

Mỗi tài khoản đều khác nhau. Vậy nên doanh nghiệp cần thử nghiệm với các tần suất đăng bài khác nhau để xem công thức nào phù hợp với cả doanh nghiệp và người xem. Thao tác này sẽ mất khoảng vài tuần, vì thế hãy kiên nhẫn và tận dụng khoảng thời gian này để liên tục thử nghiệm và tìm ra những cách thức tốt nhất cho Instagram của doanh nghiệp.

Kết luận

Tệp người theo dõi là con đường ngắn nhất giúp bạn đạt được những tương tác cao hơn trên nền tảng Instagram. Họ chính là nhóm người có khả năng cao sẽ tương tác, chia sẻ những nội dung của doanh nghiệp với những followers khác. Và độ nhận diện thương hiệu cũng theo đó mà tăng lên theo cấp số nhân.

Hãy tích cực tương tác và thể hiện sự quan tâm bằng cách tương tác ngược lại với họ, nhấn follow nếu họ công khai tài khoản, like bài post về thương hiệu của bạn, chia sẻ story của họ nếu có chứa sản phẩm của doanh nghiệp, trả lời comment,... Và luôn kiểm tra direct, đừng để tin nhắn chờ của khách bị bỏ quên.

Hãy luôn nhớ rằng, nền tảng xây dựng tệp khách hàng thành công không chỉ dựa trên chất lượng sản phẩm mà còn là sự tương tác, lòng tin tưởng và sự yêu quý của khách hàng dành cho thương hiệu. Và nền tảng mạng xã hội là công cụ tốt nhất để thương hiệu xây dựng nên những điều đó. Hãy sử dụng chúng một cách hợp lý và tối đa nhất.

Đăng bởi: admin