Làm thế nào để xây dựng chiến lược tăng doanh số bán lẻ nửa cuối năm 2023, khi nền kinh tế có những chuyển biến và kỳ vọng tích cực?
Sức nóng từ cuộc đua khốc liệt vào nửa cuối năm để tăng doanh số bán lẻ từ các doanh nghiệp chưa bao giờ hạ nhiệt trên thị trường. Nửa cuối năm 2023, với nền kinh tế đang dần khởi sắc lại sau đại dịch chính là động lực để quay trở lại với cuộc chiến trong thời điểm hiện tại.
Lối đi nào sẽ phù hợp cho doanh nghiệp, khi xu hướng tiêu dùng ngày càng tăng cao? Để tìm được bí quyết nhằm nâng cao giá trị thương hiệu và tăng lợi nhuận ròng trong 2 quý tiếp theo, hãy theo chân Woay tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Bài viết liên quan:
Thị trường bán lẻ nhanh chóng quay trở lại sau đại dịch
(Nguồn: Internet)
Theo thông tin khảo sát từ VNDirect, vào nửa đầu năm 2022, nhu cầu tiêu dùng của người Việt tại các địa điểm bán lẻ được ghi nhận có dấu hiệu tăng trưởng tích cực. Tổng mức doanh thu dịch vụ tiêu dùng và bán lẻ hàng hóa 05/2022 ghi nhận tăng 4,8% so với tháng trước và tăng 21,3% so với cùng kỳ năm ngoái (05/2021). Các công ty bán lẻ niêm yết đã dần khởi sắc trong giai đoạn “bình thường mới”, với doanh thu thuần đạt mức tăng trưởng tích cực.
Biểu đồ so sánh lợi nhuận ngành bán lẻ và phân phối quý 1 năm 2022 và quý 1 năm 2021
Theo các phân tích cho rằng, mảng bán lẻ điện máy (như MWG, DGW và FRT) đã phục hồi nhanh chóng và tạo đỉnh vào cuối năm 2021. Trong khi đó, ngành trang sức - đại diện là PNJ lại có sự gia tăng doanh số bán lẻ chậm hơn và tạo đỉnh mới vào đầu năm 2022. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản bán lẻ (VRE) phục hồi chậm nhất so với các ngành bán lẻ khác.
Phát triển chuỗi cửa hàng bán lẻ đang là điểm sáng để phục hồi lợi nhuận sau mùa Covid-19
(Nguồn: Internet)
Việc phát triển theo định hướng chuỗi bán lẻ đã mang lại lợi nhuận khổng lồ cho nhiều ông lớn trong ngành, đơn cử là chuỗi cửa hàng bách hóa (Bách Hóa Xanh, Con Cưng), siêu thị thuốc (Long Châu, An Khang), hay thiết bị điện tử (Thế giới di động, CellphoneS),...
Không những thế, các thương hiệu này cũng không ngừng mở rộng về quy mô, số lượng cửa hàng và mặt hàng kinh doanh nhằm khai thác tối đa ưu thế thương hiệu của mình. Thị phần từ các kênh siêu thị mini đã đạt 10% trong quý đầu tiên trong năm 2022, cao gấp 2 lần so với cùng kỳ năm trước.
Theo Tổng cục Thống kê, doanh số bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của Việt Nam đạt hơn 1,5 triệu tỷ đồng vào quý 1 năm 2023, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là con số tích cực trong bối cảnh thị trường vẫn đang đối mặt với áp lực lạm phát và giảm chi tiêu của người dân.
Tổng quan thị trường bán lẻ của Việt Nam là hơn 140 tỷ USD, và dự kiến sẽ tăng lên khoảng 350 tỷ USD vào năm 2025. Con số này sẽ đóng góp khoảng 59% vào GDP của đất nước. Ngành bán lẻ cũng là một ngành tăng trưởng cao, góp phần tăng trưởng GDP của đất nước và cơ cấu kinh tế nhằm tăng tỷ trọng các ngành và dịch vụ.
Hiểu rõ tâm lý của khách hàng trước sự phiền toái khi gặp các quảng cáo trong thời gian xem video, doanh nghiệp cần tiên phong trong việc đổi mới hình thức marketing, bắt đúng insight khách hàng để cung cấp các thông tin phù hợp, hiệu quả cho người dùng để thuyết phục tăng doanh số bán lẻ.
Theo thông tin từ nghiên cứu gần đây, hơn 75% số lượng người tiêu dùng thiếu tin tưởng vào thông điệp mà các thương hiệu đưa ra. Để cải thiện được hiệu quả mà nội dung quảng cáo đem lại, các chuyên gia Marketing đã kêu gọi thương hiệu cung cấp thông tin, thông điệp xác thực hơn, đặc biệt trong các quảng cáo với thế hệ Gen Z và Millennials.
Doanh nghiệp cần nâng cao tính xác thực trong việc marketing sản phẩm
(Nguồn: Internet)
Việc chuyển mình sang sử dụng mạng xã hội sẽ giúp các doanh nghiệp dễ dàng truyền tải những điều mà mình muốn hướng đến. Đặc biệt hơn, chiến lược sử dụng Influencer Marketing để đưa thương hiệu đến gần với khách hàng được dự kiến sẽ tăng doanh số bán lẻ đạt đến 15 tỷ đô la trong năm 2022.
Đây chính là chìa khóa để người tiêu dùng trẻ đổi mới cách nhìn nhận về sản phẩm của thương hiệu. Thương hiệu bắt kịp những trend đang dậy sóng thị trường qua hashtag trên các nền tảng như Tiktok, Instagram, Facebook, sẽ giúp tiếp cận được lượng lớn khách hàng tiềm năng, và giúp thông điệp trở nên xác thực hơn với khách hàng trung thành.
Trước sức bật của thương mại điện tử, doanh nghiệp cần lên chiến lược để đầu tư chi phí cho việc marketing trên thiết bị di động. Ngày nay, xu hướng xây dựng video dạng ngắn đang thu hút rất nhiều doanh nghiệp và người dùng. Người xem không đủ kiên nhẫn để theo dõi toàn bộ nội dung với thời lượng dài nữa.
Vì vậy, các video trên nền tảng mạng xã hội có xu hướng giới hạn dưới 1 phút. Các thương hiệu cần sáng tạo nội dung và hoạt ảnh hấp dẫn, sinh động hơn để đánh bại nút “bỏ qua” cực kỳ đáng sợ trên Youtube, cũng như giữ chân người đọc không lướt qua video của mình, đặc biệt là những giây đầu tiên. Từ đó, giúp tăng doanh số bán lẻ hiệu quả.
Bỏ túi ngay bí quyết để chinh phục xu hướng tiêu dùng ngày nay trong việc xây dựng video, streaming quảng cáo
(Nguồn: Internet)
Theo các marketer cho biết thêm, quảng cáo video ngoài luồng (outstream video ads) và hoạt ảnh (GIF) đang rất được ưa chuộng và phổ biến trong thời gian này. Hình thức quảng cáo này đòi hỏi sự súc tích, ngắn gọn và chính xác trong nội dung để thuyết phục khách hàng trong thời gian ngắn nhất. Đồ họa cũng là yếu tố giúp chinh phục khán giả.
Các GIF graphic design đẹp mắt và thú vị giúp tăng thời gian xem, trải nghiệm quảng cáo thương hiệu
(Nguồn: Internet)
Xu hướng Omni Channel hay bán lẻ đa kênh được hiểu là quá trình tận dụng nhiều kênh bán hàng vật lý lẫn kỹ thuật số, nhằm mục đích đem đến trải nghiệm nhất quán và liền mạch cho người dùng trên mọi nền tảng tại mọi thời điểm. Với xu hướng này, người dùng có thể dễ dàng di chuyển giữa các kênh, nhờ đó gia tăng trải nghiệm mua hàng, đồng thời tạo nên sự trung thành của khách hàng với thương hiệu.
Năm 2022 đánh dấu sự phát triển của những làn sóng Omni Channel mới mẻ, đây chính là bí quyết tăng doanh số bán lẻ cho mọi thương hiệu. Trước hết, nhiều nhà bán lẻ đang hướng đến một cách tiếp cận dữ liệu có chủ ý hơn. Với nhu cầu bảo mật thông tin ngày càng cao, người dùng càng cẩn trọng trong việc chia sẻ dữ liệu. Vì vậy, nhà bán lẻ cần cố gắng tạo ra thêm các chương trình thu hút khách hàng để tăng khả năng thu thập dữ liệu nhiều hơn.
Theo báo cáo Khảo sát Tiếp thị Toàn cầu năm 2021 của Forrester, 32% các nhà sáng tạo cho rằng, chất lượng dữ liệu khách hàng chính là thách thức lớn nhất cản trở chiến lược marketing của họ trong vòng hai năm tới. Vì vậy, nếu như người tiêu dùng sẵn sàng cung cấp thông tin cho các nhà bán lẻ, họ có thể sẽ nhận được các trải nghiệm mua sắm ý nghĩa hơn. Để đạt được điều này, nhiều thương hiệu đang tìm cách để thu thập và đảm bảo dữ liệu trên các điểm tiếp xúc của khách hàng.
Omni Channel là một trong những xu hướng tiếp thị phổ biến nhất hiện nay
(Nguồn: Internet)
Nếu như chiến lược bán lẻ Omnichannel đem đến cho khách hàng trải nghiệm đa kênh tích hợp, thì Multichannel lại tận dụng đa kênh để truyền thông giá trị sản phẩm của thương hiệu cho người mua sắm. Cả hai phương pháp đều mang lại lợi ích tăng sự hài lòng của người tiêu dùng đến cho doanh nghiệp. Tùy vào mục tiêu trong tương lai, bạn có thể lựa chọn giải pháp phù hợp với mình.
Bên cạnh đó, cá nhân hóa trải nghiệm người dùng vẫn luôn là một chủ đề nóng bỏng và luôn nhận được nhiều sự chú ý trong lĩnh vực marketing. Nhiều nhà tiếp thị nhận xét rằng, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng hiện nay là một trong những bí quyết gia tăng doanh số dễ dàng và đơn giản nhất.
Sau khi khách hàng cung cấp những thông tin về nhân khẩu học, doanh nghiệp sẽ tìm hiểu và nắm bắt được thị hiếu người dùng. Đây chính là cơ sở để bạn có thể xây dựng chiến lược marketing hiệu quả trong các ngày lễ lớn và mang lại nhiều thông điệp ý nghĩa đến với người dùng.
Đồng thời, việc phát triển các cửa sổ mua sắm trực tuyến trên mọi nền tảng ngày càng được chú trọng và đầu tư. Mạng xã hội là một phương tiện hữu ích và phổ biến để tạo ra môi trường shopping thân thiện, nhất quán, dễ dàng truy cập tại bất kỳ thời gian và địa điểm nào.
Những trải nghiệm này là chìa khóa quan trọng giúp kích thích tiêu thụ và mua hàng của người tiêu dùng. Bật mí cho bạn, KOLs và KOCs chính là một giải pháp hữu hiệu trong thời đại công nghệ số hiện nay.
Trong hành trình trải nghiệm mua sắm của khách hàng, việc thống nhất thông tin và dịch vụ trên mọi nền tảng là điều vô cùng cần thiết. Ngoài ra, doanh nghiệp hãy thiết kế để quy trình chuyển đổi giữa các kênh online và offline (O2O) diễn ra một cách thuận tiện nhất. Chẳng hạn như khi người dùng mua hàng online nhưng họ vẫn có thể mang ra đổi trả trực tiếp tại cửa hàng, hoặc đặt hàng trên web để đến lấy trực tiếp.
Cuối cùng, một xu hướng nổi bật của Omni Channel để tăng doanh số bán lẻ là hợp tác về chuỗi cung ứng. Chuỗi cung ứng là yếu tố không thể thiếu đối với các nhà bán lẻ. Tuy nhiên, tồn tại những thách thức về mặt kinh tế lẫn tính bền vững ngày càng cao cho bất kỳ doanh nghiệp nào muốn hoàn thiện mặt sản xuất và phân phối.
Trong khi đó, nếu doanh nghiệp có thể tối ưu trong quy trình sản xuất, nhập hàng, phân phối và vận chuyển, việc phân phối và chuyển giao nguồn hàng sẽ không còn bị gián đoạn hay đứt quãng. Đồng thời, doanh nghiệp cũng sẽ khắc phục được các vấn đề về giao hàng, trải nghiệm khách hàng (không phải chờ lâu, đáp ứng các đơn hàng cần nhanh và gấp).
Omni Channel là bí quyết tăng lợi nhuận ròng vô cùng hiệu quả
(Nguồn: Internet)
Như vậy, có thể thấy rằng Omni Channel đang là hướng phát triển hợp lý và toàn diện giúp ý tưởng tăng doanh số bán hàng trong bối cảnh thị trường hiện nay. Đặc biệt hơn Gamify - một xu hướng mới mẻ khác – đang được rất nhiều doanh nghiệp xem là công cụ đắc lực tiếp sức cho hoạt động bán lẻ đa kênh.
Gamify ở đây được hiểu là việc ứng dụng các trò chơi, hay “game” vào hoạt động marketing với mục đích hấp dẫn và tạo thêm động lực cho khách hàng. Một số hình thức marketing bằng gamification thường thấy là vòng quay may mắn, bảng xếp hạng trò chơi, điểm danh hằng ngày…
Các hoạt động gamification thúc đẩy các hoạt động marketing đa kênh mới mẻ và hấp dẫn hơn, đồng thời thu hút thêm nhiều khách hàng. Bên cạnh đó, với khả năng lồng ghép các nội dung sẵn có của doanh nghiệp hay thương hiệu vào trò chơi và ứng dụng được trong nhiều lĩnh vực bán lẻ khác nhau, Gamification được xem là một trong những cách tăng doanh số bán lẻ đơn giản nhưng đem lại hiệu quả cao.
Gamify là công cụ đắc lực giúp thu hút thêm khách hàng tiềm năng
(Nguồn: Internet)
Một ví dụ cụ thể, việc tổ chức minigame Lắc Xì của Momo đã tạo hiệu ứng cực kỳ lớn, khi thu hút 300 triệu lượt lắc và 8 triệu người chơi chỉ sau hơn 3 tuần diễn ra. Có thể thấy việc kết hợp gamification trên thị trường hiện nay là điều vô cùng cần thiết.
Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã có một cái nhìn bao quát hơn về tình hình thị trường bán lẻ, đồng thời nắm trong tay các bí quyết giúp phát triển kinh doanh bằng xu hướng Omni Channel và Gamify mới nhất.
Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị tiếp thị uy tín, Woay tự tin là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực marketing bằng Gamification tại Việt Nam. Chúng tôi hân hạnh cung cấp dịch vụ lên ý tưởng, thiết kế và phân phối các mẫu game giúp tăng doanh số bán lẻ trên nhiều nền tảng. Hãy liên hệ ngay với Woay, chúng tôi hứa hẹn sẽ giúp quá trình kinh doanh của bạn trở nên thuận lợi và dễ dàng hơn!
Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi Woay.