Sự thay đổi của trend social không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược truyền thông mạng xã hội, mà còn giúp doanh nghiệp lập ra các chiến lược, hoạt động quảng cáo, marketing hiệu quả.

Vậy xu hướng mạng xã hội nào đang làm mưa làm gió hiện nay? Hãy cùng Woay cập nhật trong bài viết ngay sau đây!

Bài viết liên quan:

cap-nhat-cac-xu-huong-social-media-se-giup-doanh-nghiep-dua-ra-chien-dich-marketing-hieu-qua

Cập nhật các xu hướng social media sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra chiến dịch marketing hiệu quả

1. Nền tảng mạng xã hội tiếp tục thống trị người dùng

Facebook sau nhiều năm được xướng tên là nền tảng mạng xã hội hàng đầu thế giới, sẽ phải chia sẻ lại ngai vàng của mình cho TikTok. Chỉ trong thời gian ngắn, TikTok thu về lượng người dùng khổng lồ, tương đương với nỗ lực của Facebook nhiều năm qua. Kèm theo đó là sự thay đổi trong cách tiêu thụ nội dung của người dùng - video ngắn. Đây cũng là làn sóng nội dung được ưa chuộng nhất trong tương lai gần.

Kéo theo xu hướng sử dụng mạng xã hội không ngừng gia tăng, các chiến dịch marketing đa nền tảng - Omni channel, IMC cũng ngày càng được đầu tư bài bản và kỹ lưỡng.

1.1 Xây dựng thương hiệu đa nền tảng

Theo dữ liệu từ GWI, một người trung bình sẽ truy cập vào 7,4 nền tảng mạng xã hội khác nhau mỗi tháng. Vậy thì không có lý do gì bạn lại chỉ tiếp cận khách hàng ở một kênh duy nhất.

Thực tế thì các nền tảng lớn, lâu đời (Facebook, YouTube,…) thường có mức độ cạnh tranh cao. Bạn sẽ phải vượt qua hàng trăm, thậm chí hàng nghìn nhãn hiệu khác để có thể “lọt vào mắt xanh” của khách hàng.

Trong khi đó, ở những nền tảng như TikTok, Snapchat, Pinterest,… người dùng sẽ dễ tiếp cận với các quảng cáo hơn. Khi đó, cơ hội tiếp thị, bán hàng của bạn cũng sẽ cao hơn. Mặt khác, TikTok, Pinterest thường khuyến khích nhãn hàng sáng tạo nội dung tự nhiên để thu hút người dùng nên có thể đem lại hiệu quả chuyển đổi rất cao.

Do đó, lời khuyên dành cho bạn đó là: Chọn một kênh social phù hợp để tập trung phát triển nội dung. Bên cạnh đó, xây dựng chiến dịch marketing trên nhiều nền tảng khác nhau để tiếp cận số lượng khách hàng lớn hơn và tạo độ phủ cho thương hiệu cũng là yêu cầu cần thiết.

1.2 TikTok được dự đoán trở thành nền tảng Marketing mạnh nhất

Vào tháng 1/2021, số lượng người dùng của TikTok chỉ ở mức 689 triệu người nhưng đến tháng 9/2021, con số này đã cán mốc hơn 1 tỷ người (tức là đạt mức tăng trưởng 45% chỉ trong vòng 8 tháng). Thành tích này đã đưa TikTok trở thành nền tảng social lớn 7 trên thế giới. Ngoài ra, TikTok cũng là ứng dụng phi trò chơi có doanh thu cao nhất hiện nay với khoảng 110 triệu USD đến từ người dùng (2021).

Mặt khác, dữ liệu của Google Search Trends cũng cho thấy các video dạng ngắn trên TikTok có sức hút cực lớn. Nhu cầu tìm kiếm đối với mạng xã hội TikTok trong năm qua đã đạt mức tăng trưởng 173%. Trong khi đó, Instagram Reels chỉ tăng khoảng 22% còn Instagram Stories thì giảm 33%.

tik-tok-co-toc-do-phat-trien-vo-cung-manh-me

TikTok có tốc độ phát triển vô cùng mạnh mẽ

Tuy có tốc độ phát triển mạnh mẽ như vậy nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn còn cảm thấy e dè khi mở rộng hoạt động marketing trên nền tảng này.

Theo báo cáo “Trend in social media 2022” của Hootsuite, chỉ có 35% marketer (trên tổng số hơn 18.000 người) cho biết họ sẽ đẩy mạnh đầu tư vào TikTok trong năm tới. Còn phần lớn đều muốn đầu tư vào các nền tảng quen thuộc, đáng tin cậy như Instagram và Facebook.

Nhưng điều này không có nghĩa là nền tảng video ngắn này bị các doanh nghiệp xem nhẹ. Bằng chứng là 24% số người được hỏi vẫn cho rằng TikTok là mạng xã hội hiệu quả nhất để tăng trưởng doanh thu.

Mặt khác, TikTok cũng đã ra mắt một số công cụ hỗ trợ kinh doanh hữu ích nên doanh nghiệp có thể cảm thấy lạc quan hơn khi đầu tư vào mạng xã hội này trong năm nay.

Tóm lại, tuy chưa thật sự soán ngôi được các kênh mạng xã hội lâu đời khác nhưng TikTok vẫn là một trend social có tốc độ bức phá nhanh chóng và đáng được quan tâm trong năm 2022. Do đó, bạn nên bắt đầu tạo tài khoản TikTok cho doanh và tìm hiểu các tính năng, thuật toán, chiến lược marketing trên nền tảng này ngay từ bây giờ.

1.3 TikTok và ngai vàng của long-form content

Như đã đề cập ở trên, video dạng ngắn đang là trend social đình đám hiện nay. Việc này đã đẩy thể loại long-form video đứng trước bờ vực thoái trào. Tuy nhiên “pháo đài” YouTube vẫn trụ vững với những con số cực kỳ ấn tượng.

youtube-van-la-nen-tang-video-long-form-duoc-yeu-thich-nhat-trong-nam-2022

Youtube vẫn là nền tảng video long-form được yêu thích nhất trong năm 2022

Năm 2021, YouTube đạt mức doanh thu gần 29 tỷ USD, tăng 46% so với năm 2020. Ngoài ra, đây còn là nền tảng mạng xã hội lớn thứ 2 thế giới với hơn 2,56 tỷ người dùng. Theo thống kê, có đến 70% người dùng đã quyết định mua hàng sau khi xem một thương hiệu trên YouTube.

Do đó, nếu muốn tiếp cận với lượng lớn khách hàng mục tiêu và tăng cơ hội bán hàng, bạn cần phải biết tận dụng tiềm lực của YouTube.

1.4. Nội dung được yêu thích của các nền tảng: Livestream và Video ngắn

Một trong những trend social media marketing được nhắc đến nhiều nhất hiện nay là video ngắn. Theo số liệu từ Vidyard thì năm 2020, hơn 60% video trên các kênh social có độ dài dưới 2 phút. Ngoài ra, một khảo sát của Hootsuite vào năm nay đã cho kết quả: gần 40% số người được hỏi thừa nhận họ dùng video ngắn để bán hàng.

Có thể thấy, với sự phát triển thần tốc của TikTok, Reels, Stories, các video dạng ngắn đang ngày càng trở nên phổ biến hơn. Ngay cả YouTube, nền tảng long-form video đình đám cũng đã bắt đầu giới thiệu một phiên bản mới là YouTube Shorts.

video-dang-ngan-dang-la-trend-tren-social-noi-bat-hien-nay

Video dạng ngắn đang là trend trên social nổi bật hiện nay

Ngoài video ngắn thì livestream cũng là một trend social nổi bật khác của năm nay. Có đến 82% khán giả nói rằng họ thích xem video trực tiếp trên các nền tảng mạng xã hội. Đặc biệt, các nội dung livestream bán hàng đang trở thành một trào lưu trên rất nhiều kênh social hiện nay. Tại Mỹ, doanh thu từ việc mua sắm livestream được dự đoán sẽ tăng khoảng 3 lần và đạt mức 35 tỷ USD vào năm 2024.

2. Con người - Động lực và nguồn lực quan trọng nhất của ngành truyền thông

2.1 Người sáng tạo nội dung - vị trí khó bị thay thế

“Người sáng tạo nội dung” (content creator) là một khái niệm đã tồn tại được khoảng gần một thập kỷ. Tuy nhiên, chỉ khi đại dịch diễn ra, mọi người bắt đầu đổ xô vào mạng xã hội thì xu hướng người sáng tạo mới bùng nổ mạnh mẽ.

Creator là những người viết kịch bản, thiết kế, quay phim,… để tạo ra nội dung xuất bản trên mạng xã hội nhằm mục đích kinh doanh. Việc các nền tảng social phát triển nhiều công cụ hỗ trợ mới như: cộng tác trên Facebook, Instagram’s Collabs, TikTok’s Creator Marketplace,… đã thúc đẩy trend social này phát triển nhanh chóng hơn.

Giờ đây, bất cứ ai cũng có thể trở thành content creator, dù là chuyên gia trong lĩnh vực hay người chơi mạng xã hội nghiệp dư. Năm 2021, đã có khoảng 50 triệu người tự nhận là content creator trên social.

nguoi-sang-tao-noi-dung-dang-dong-vai-tro-rat-quan-trong-tren-mang-xa-hoi

Người sáng tạo nội dung đang đóng vai trò rất quan trọng trên mạng xã hội

2.2 Cộng đồng là động lực để phát triển thương hiệu

Trong năm 2022, chúng ta sẽ chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của các hội nhóm, cộng đồng trên nền tảng social. Người dùng thế hệ Z hiện đang giữ vai trò rất quan trọng trong các nền tảng mạng xã hội. Họ có ý kiến của riêng mình và rất tích cực để lại những đánh giá, bình luận đối với nhãn hàng.

Do đó, để xây dựng một thương hiệu mạnh, đáng tin cậy, bạn nên tạo ra các nhóm cộng đồng và mời khách hàng của mình tham gia. Đây sẽ là nơi doanh nghiệp và người dùng tương tác với nhau, thực hiện các cuộc thảo luận, chia sẻ nội dung cá nhân hóa và giải quyết phản hồi, khiếu nại.

Ngoài ra, bạn có thể tận dụng các diễn đàn này để khảo sát ý kiến của người dùng về sản phẩm mới trước khi tung ra thị trường. Những phản hồi, đóng góp từ phía khách hàng sẽ giúp thương hiệu hoàn thiện sản phẩm tốt hơn. Đồng thời, khi được “trưng cầu ý kiến” như vậy, người dùng sẽ cảm thấy được tôn trọng và đánh giá cao, từ đó có thiện cảm tốt đối với doanh nghiệp.

2.3 Influencer marketing sẽ không ngừng phát triển

Theo báo cáo mới đây, năm 2021, ngành công nghiệp influencer marketing trên thế giới đã đạt giá trị ước tính lên đến 10,24 tỷ USD. Tiếp tục trên đà phát triển, năm 2022, các doanh nghiệp được dự đoán sẽ chi khoảng 15 tỷ USD cho hình thức tiếp thị này và hơn 70% marketer tại Mỹ cho rằng sẽ tiếp tục hợp tác với những người có ảnh hưởng.

Để bắt kịp trend social này, bạn cần tìm kiếm những influencer phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu và ngân sách của công ty. Nếu không có quá nhiều tiềm lực kinh tế, tốt nhất, bạn nên lựa chọn micro-influencer (có từ 10.000 – 100.000 follower) hoặc nano-influencer (có từ 1.000 – 10.000 follower).

Những nhóm influencer này thường đồng ý hợp tác với mức chi phí vừa phải nên sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí. Ngoài ra, cách tương tác của họ cũng rất thân thiện, gần gũi với người xem nên dễ tạo cảm giác tin tưởng và dẫn đến quyết định mua hàng nhanh chóng.

hon-70-nha-tiep-thi-cua-my-muon-tiep-tuc-hop-tac-voi-influencer-trong-nam-2022

Hơn 70% nhà tiếp thị của Mỹ muốn tiếp tục hợp tác với influencer trong năm 2022
(Nguồn: Digiway Agency)

3. Quảng cáo trả phí là công cụ marketing khó bị thay đổi nhất

Theo báo cáo trend social 2022 của Hootsuite, khoảng 43% nhà tiếp thị nhận thấy rằng đang có sự sụt giảm đáng kể lượng organic reach (lượt tiếp cận tự nhiên) đối với các bài viết trên mạng xã hội. Điều này dẫn đến việc doanh nghiệp cần tăng ngân sách quảng cáo để tiếp cận được với khách hàng mục tiêu.

Thực ra, việc organic reach giảm đã được ghi nhận trong nhiều năm, đặc biệt là đối với nền tảng Facebook và Instagram. Hiện nay, tỷ lệ tiếp cận tự nhiên trung bình một bài đăng trên Facebook chỉ ở khoảng 5,2%. Tức là chỉ có khoảng 5% follower có thể đọc được nội dung của bạn nếu thương hiệu không chi bất kỳ khoản tiền nào cho quảng cáo.

Paid ads vẫn là một công cụ marketing khó thay đổi

Điều này thật sự gây khó khăn cho các doanh nghiệp SME bởi vì ngân sách của họ khá hạn chế và không thể ngày ngày đốt tiền cho quảng cáo. Tuy nhiên, paid ads vẫn là một trend social không thể nào chối bỏ, đặc biệt là đối với những mạng xã hội có số lượng người dùng khổng lồ và đang có xu hướng dần tiến đến bão hòa như Facebook.

Muốn vượt qua được những khó khăn mà paid ads mang lại, doanh nghiệp cần tiếp tục sáng tạo các nội dung hấp dẫn, thu hút như minigame, UGC, video ngắn,… Việc này sẽ giúp thương hiệu tăng được lượt tiếp cận và tương tác tự nhiên, từ đó giảm chi phí quảng cáo.

Ngoài ra, bạn cũng có thể đầu tư vào các công cụ hỗ trợ như Hootsuite Social Advertising để quản lý và lên kế hoạch quảng cáo hiệu quả.

Ngày nay, mạng xã hội đang giữ một vai trò rất quan trọng trong việc thu hút khách hàng. Muốn tận dụng tối đa lợi thế từ các nền tảng này, marketer và doanh nghiệp phải nắm bắt được những xu hướng mới nhất.

paid-ads-van-la-mot-cong-cu-marketing-kho-thay-doi

Theo dõi và thiết đặt các chiến lược theo xu hướng truyền thông, mạng xã hội để có cơ hội “trending” trong tim khách hàng

Hy vọng những thông tin về trend social trên đây đã giúp doanh nghiệp của bạn có thêm cơ sở để xây dựng những chiến lược truyền thông xã hội chuẩn xác, đúng người, đúng thời điểm. Chúc bạn thành công!

Đăng bởi: admin