Tổng hợp các công cụ Digital Marketing: SEO, SEM, quảng cáo, content marketing, … giúp doanh nghiệp tăng trưởng bền vững và tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu.
Các công cụ digital marketing được ứng dụng hiệu quả nhằm hỗ trợ thương hiệu, doanh nghiệp tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn. Từ các hình thức tối ưu tìm kiếm như SEO, SEM, chiến lược nội dung, quảng cáo trả phí, email marketing, … mỗi công cụ đều đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu và thúc đẩy chuyển đổi. Bài viết này, chúng tôi sẽ tổng hợp 10+ công cụ digital marketing phổ biến và đáng chú ý nhất hiện nay.
Digital marketing (tiếp thị kỹ thuật số) là hình thức giới thiệu sản phẩm, dịch vụ và tiếp cận khách hàng thông qua các nền tảng kỹ thuật số, internet, các phương tiện truyền thông xã hội.
Digital marketing giúp tiếp cận khách hàng thông qua các nền tảng kỹ thuật số
3 loại media trong digital marketing đó là paid media, owned media, earned media. Cụ thể:
Paid Media: Truyền thông trả phí.
Owned Media: Truyền thông sở hữu.
Earned Media: Truyền thông lan truyền.
Paid media hình thức tiếp thị trả phí, có nghĩa thương hiệu cần phải trả một khoản phí để quảng bá. Một số hình thức paid media đó là quảng cáo mạng xã hội (Facebook, Instagram, TikTok, …), quảng cáo trên các trang kết quả của công cụ tìm kiếm (Google, Youtube, …), quảng cáo tài trợ, PR báo chí, …
Paid media đem lại hiệu quả tức thời, thu hút một lượng lớn khách hàng tiềm năng đến trang web hoặc trang đích, nơi khách hàng dễ dàng tìm hiểu thêm về sản phẩm, dịch vụ và thực hiện hành động mua hàng. Đồng thời, hoạt động này còn tăng nhận diện thương hiệu, giúp nhiều người biết đến thương hiệu một cách nhanh chóng.
Paid media - Hình thức tiếp thị trả phí
Owned media là công cụ truyền thông thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, bao gồm: Website, blog, tài khoản mạng xã hội, email, app của thương hiệu, … Thương hiệu toàn quyền quyết định nội dung, số lượng thông tin đăng tải.
Tuy nhiên, để hoạt động owned media diễn ra hiệu quả thì thương hiệu, doanh nghiệp cần phải đầu tư thời gian và nguồn lực để xây dựng và duy trì các phương tiện truyền thông một cách bền vững, hiệu quả.
Earned media là khi khách hàng chủ động nói, nhắc đến thương hiệu, sản phẩm của bạn. Những chia sẻ này, dù là khen ngợi hay góp ý, đều có khả năng lan tỏa đến cộng đồng một cách tự nhiên. Bạn dễ bắt gặp hoạt động earned media ở một số kênh như mạng xã hội, diễn đàn, hội nhóm thông qua những bình luận, đánh giá và chia sẻ.
Ưu điểm của earned media đó là độ tin cậy cao bởi thông tin đến những người trực tiếp sử dụng sản phẩm/ dịch vụ. Tuy nhiên, thương hiệu, doanh nghiệp khó kiểm soát nội dung, phản hồi tiêu cực có thể lan nhanh, gây ảnh hưởng xấu.
Digital marketing đóng vai trò then chốt trong việc kết nối, tiếp cận và tạo giá trị cho khách hàng. Thiếu chiến lược tiếp thị kỹ thuật số hiệu quả đồng nghĩa với việc doanh nghiệp mất lợi thế cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
Digital marketing kết nối, tiếp cận và tạo ra giá trị cho khách hàng
Cụ thể, hoạt động digital marketing đóng vai trò:
Tương tác trực tiếp, lắng nghe phản hồi, đánh giá để xây dựng quan hệ lâu dài với khách hàng.
Phủ sóng nhanh chóng, không giới hạn về địa lý, khai thác từ dữ liệu người dùng tiềm năng.
Theo dõi hiệu quả kết quả chiến dịch qua các số liệu cụ thể (tỷ lệ chuyển đổi, lượt truy cập, …).
Thấu hiểu khách hàng thông qua dữ liệu, tạo ra những tương tác phù hợp (email marketing, quảng cáo nhắm mục tiêu).
Tạo điều kiện mua hàng, liên hệ trực tiếp ngay sau tương tác.
Quản lý ngân sách linh hoạt, tận dụng các kênh hiệu quả như SEO.
Các công cụ digital marketing là gì? Đây là những công cụ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc triển khai và tối ưu hóa chiến lược marketing trực tuyến. Dưới đây là các công cụ digital marketing phổ biến:
Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) là một trong các công cụ digital marketing phổ biến. Doanh nghiệp cần thực hiện nhiệm vụ tối ưu hóa website nhằm cải thiện thứ hạng từ khóa trên các công cụ tìm kiếm như: Google, Bing, Yahoo, … Mục tiêu của công cụ digital marketing này là tăng lượt truy cập tự nhiên và thu hút khách hàng tiềm năng vào website.
SEO là quá trình tối ưu hóa website trên nhiều khía cạnh như: Xây dựng nội dung, cấu trúc website, từ khóa, liên kết, tốc độ tải trang, … Công cụ tìm kiếm sử dụng thuật toán phức tạp nhằm mục đích đánh giá và xếp hạng trang web dựa trên những yếu tố này.
Các công cụ digital marketing - Search Engine Optimization (SEO)
Quá trình SEO cần liên tục điều chỉnh để thích ứng với thay đổi thuật toán và hành vi người dùng, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí quảng cáo.
Search Engine Marketing (SEM) cũng lọt vào danh sách các công cụ digital marketing phổ biến. Đây là phương pháp tiếp thị sử dụng quảng cáo để đưa sản phẩm, dịch vụ xuất hiện trên các công cụ tìm kiếm.
SEM gồm có các hoạt động:
Quảng cáo trả tiền: Doanh nghiệp dùng các công cụ tìm kiếm như Google Ads để đặt quảng cáo trên trang kết quả tìm kiếm. Quảng cáo sẽ hiển thị đầu tiên hoặc trên các trang kết quả tìm kiếm tự nhiên. Doanh nghiệp sẽ phải trả tiền cho mỗi lượt người dùng click vào quảng cáo.
Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO): Đây là quá trình tối ưu trang web để đạt thứ hạng cao trên các trang kết quả tìm kiếm tự nhiên.
Theo thống kê của Google, nếu website vừa có quảng cáo trả tiền ở trên, vừa có mặt ở kết quả tìm kiếm tự nhiên thì số người nhấp vào sẽ tăng thêm đến 50%.
Quảng cáo trực tuyến là một trong các công cụ digital marketing phổ biến. Đây là hình thức tiếp thị trực tuyến mà doanh nghiệp trả tiền để quảng bá sản phẩm/ dịch vụ trên Google, Facebook, ... giúp tiếp cận được khách hàng tiềm năng nhanh.
Các công cụ digital marketing như quảng cáo (Google Ads, Facebook Ads) tiếp cận lượng lớn khách hàng tiềm năng
Hai nền tảng quảng cáo trực tuyến phổ biến hàng đầu hiện nay:
Google Ads: Doanh nghiệp trả tiền để quảng cáo dịch vụ, sản phẩm xuất hiện trên kết quả tìm kiếm Google, website đối tác và ứng dụng. Có nhiều hình thức quảng cáo khác nhau như: Quảng cáo tìm kiếm (search ads), quảng cáo hiển thị (display ads), quảng cáo video (video ads), …
Facebook Ads: Doanh nghiệp đặt quảng cáo trên Facebook và các mạng xã hội liên kết với Facebook để hiển thị khuyến mãi, thông tin dịch vụ, sản phẩm đến khách hàng tiềm năng.
Các công cụ digital marketing điển hình phải kết đến content marketing, là chiến lược tiếp thị nội dung, doanh nghiệp cần tạo ra và chia sẻ những nội dung hữu ích, có giá trị để thu hút khách hàng tiềm năng và giữ chân họ. Mục đích của công cụ này là xây dựng mối liên hệ tin cậy với khách hàng tiềm năng qua thông tin hữu ích và giải pháp cho vấn đề của họ. Content marketing bao gồm blog, video, hình ảnh, podcast, ...
Một trong các công cụ digital marketing được nhiều doanh nghiệp áp dụng hiệu quả đó là ứng dụng social media. Đây là chiến lược sử dụng các mạng xã hội như Facebook, TikTok, Instagram, Twitter, YouTube, ... để tạo ra những chiến dịch quảng bá sản phẩm, dịch vụ nhằm thúc đẩy hành động của khách hàng tiềm năng.
Các công cụ digital marketing sử dụng mạng xã hội để quảng bá và tương tác với khách hàng
Affiliate marketing là một trong các công cụ digital marketing phổ biến mà doanh nghiệp hợp tác với các đối tác (người có website, blog, YouTube, TikTok,...) để họ giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng tiềm năng. Khi khách hàng thực hiện giao dịch mua hàng thành công thông qua liên kết đó, doanh nghiệp cần trả cho họ một khoản hoa hồng theo thỏa thuận.
Các công cụ digital marketing như email marketing được ứng hiệu quả thông qua việc gửi thông tin về sản phẩm, dịch vụ, chương trình khuyến mãi, … đến khách hàng hiện tại hoặc khách hàng tiềm năng. Mục tiêu của email marketing là xây dựng mối quan hệ lâu dài, quảng bá sản phẩm dịch vụ, thúc đẩy bán hàng, thu thập phản hồi, tương tác nhằm tăng doanh số bán hàng và lợi nhuận.
Email marketing là một trong các công cụ digital marketing phổ biến, sử dụng email để giao tiếp trực tiếp với khách hàng
PR (Public Relations) là hoạt động xây dựng và duy trì mối quan hệ giữa tổ chức với công chúng, bao gồm khách hàng, đối tác, cổ đông, nhân viên và cộng đồng. Mục tiêu của PR là xây dựng hình ảnh tích cực, tăng lòng tin và thúc đẩy doanh số. Các hoạt động PR bao gồm quan hệ báo chí, tổ chức sự kiện, quản lý tương tác khách hàng, tạo nội dung truyền thông và quản lý khủng hoảng, qua các kênh như báo chí, mạng xã hội, website và các công cụ digital marketing.
Mobile marketing là một trong các công cụ digital marketing cho phép doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận khách hàng qua các thiết bị di động như: điện thoại, máy tính bảng. Đây không đơn thuần là hình thức quảng cáo mà còn bao gồm nhiều hoạt động khác như phát triển ứng dụng di động, tạo ra trang web di động, sử dụng mã QR, … Tất cả các hoạt động trên đều hỗ trợ doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng và nâng cao hiệu quả của chiến dịch tiếp thị.
Podcast là các sản phẩm âm thanh chất lượng, thu hút lượng lớn người nghe trên các nền tảng trực tuyến như Apple Podcasts, Spotify, Google Podcasts, ... Nội dung podcast đa dạng từ giáo dục, thương mại đến giải trí. Doanh nghiệp có thể tận dụng các công cụ digital marketing như podcast để tiếp cận khách hàng, xây dựng mối quan hệ lâu dài, giới thiệu sản phẩm/dịch vụ và chia sẻ kiến thức.
Bên cạnh các công cụ digital marketing kể trên, gamification là một chiến lược marketing ứng dụng yếu tố trò chơi để tạo tương tác thú vị và cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng.
Gamification – Chiến lược trò chơi hóa trong digital marketing
Một số lợi ích từ hoạt động Gamification:
Tăng tương tác và thu hút sự hào hứng, khuyến khích người dùng tham gia.
Cá nhân hóa trải nghiệm nhằm mang đến cảm giác độc đáo, phù hợp với từng người dùng.
Tạo ra mối quan hệ gần gũi, ý nghĩa với thương hiệu.
Thúc đẩy khách hàng quay lại và sử dụng sản phẩm/dịch vụ.
Ứng dụng phổ biến của Gamification Marketing:
Social Media: Tổ chức minigame, tạo thử thách tương tác để tăng độ nhận diện và lan tỏa.
Email Marketing: Gửi email kèm trò chơi đơn giản như "mở thư trúng quà" để khuyến khích mở và tương tác.
Ứng dụng di động/website: Xây dựng hệ thống tích điểm, giao nhiệm vụ để tăng tính năng động và giữ chân người dùng.
Ví dụ tiêu biểu:
Shopee: Nổi tiếng với các minigame tương tác trực tiếp trên ứng dụng như "Lắc Siêu Xu", "Shopee Farm",... thu hút người dùng tham gia hàng ngày để nhận xu và các ưu đãi mua sắm. Các trò chơi này không chỉ tăng thời gian người dùng ở lại ứng dụng mà còn khuyến khích họ mua sắm để sử dụng xu tích lũy.
Baemin: Mặc dù không quá nổi bật về các minigame phức tạp, Baemin thường xuyên triển khai các hoạt động "Quay số may mắn" hoặc các chương trình tặng thưởng dựa trên số lượng đơn hàng, tạo động lực cho người dùng đặt món thường xuyên hơn.
Việc lựa chọn và kết hợp linh hoạt các công cụ digital marketing như SEO, SEM, quảng cáo trực tuyến, email marketing, social media hay gamification giúp doanh nghiệp tiếp cận đúng đối tượng, tăng khả năng chuyển đổi và xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Vận dụng hiệu quả các công cụ này là chìa khóa giúp doanh nghiệp phát triển bền vững trong môi trường số. Để bắt đầu hành trình chuyển đổi số và tối ưu hóa chiến lược marketing, hãy khám phá các giải pháp từ Woay tại woay.vn.