Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt, customer value đang trở thành yếu tố sống còn đối với mọi doanh nghiệp. Vậy customer value là gì, có vai trò như thế nào trong chiến lược kinh doanh, và làm sao để tối ưu hoá giá trị này một cách hiệu quả?  Xem ngay!

Customer value là gì?

Customer value là tổng giá trị mà khách hàng nhận được khi mua và sử dụng một sản phẩm hoặc dịch vụ so với những chi phí họ phải bỏ ra. Giá trị này không chỉ là giá cả, mà là chất lượng sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ, cũng như cảm xúc và sự hài lòng trong suốt quá trình tương tác với thương hiệu.

Customer value là gì?

Customer value là gì?

Chẳng hạn, một sản phẩm có giá bán cao nhưng mang lại quả, chế độ bảo hành tốt, chăm sóc khách hàng tận tâm và dễ dàng mua được thì customer value vẫn được đánh giá là cao. Ngược lại, dù giá rẻ nhưng chất lượng kém, dịch vụ tệ, trải nghiệm không tốt thì giá trị cảm nhận của khách hàng sẽ thấp.

Vai trò của giá trị khách hàng

Trong thị trường cạnh tranh khốc liệt, customer value là yếu tố giúp doanh nghiệp:

Nâng cao lợi thế cạnh tranh

Khi doanh nghiệp mang đến sản phẩm chất lượng, trải nghiệm nhất quán, khách hàng sẽ ưu tiên lựa chọn thương hiệu thay vì đối thủ. Điều này giúp doanh nghiệp không chỉ nổi bật trên thị trường mà còn duy trì vị thế ổn định trong thời điểm biến động.

Customer value nâng cao lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

Customer value nâng cao lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

Tăng doanh thu và lợi nhuận

Khách hàng sẵn sàng chi trả nhiều hơn nếu sản phẩm mang lại giá trị xứng đáng. Khi cảm nhận được customer value, họ không chỉ quay lại mua hàng mà còn giới thiệu thương hiệu cho người khác, giúp doanh nghiệp tăng doanh thu và mở rộng tệp khách hàng một cách tự nhiên, tiết kiệm chi phí quảng cáo.

Tăng độ nhận biết thương hiệu

Một thương hiệu tập trung vào giá trị khách hàng thường tạo ra những trải nghiệm đáng nhớ, dễ lan tỏa trên mạng xã hội hoặc thông qua truyền miệng. Những đánh giá tích cực giúp xây dựng uy tín, thu hút khách hàng mới và gia tăng mức độ nhận diện trên thị trường.

Củng cố sự gắn bó và trung thành từ phía khách hàng

Customer value giúp gia tăng lòng trung thành của khách hàng

Customer value giúp gia tăng lòng trung thành của khách hàng

Khách hàng trung thành không chỉ bởi sản phẩm chất lượng, mà còn vì họ cảm nhận được sự trân trọng. Khi doanh nghiệp chú trọng đến customer value, khách hàng sẽ có xu hướng duy trì mối quan hệ lâu dài với thương hiệu. Khách hàng không chỉ mua sắm mà còn đóng vai trò như những người ủng hộ tích cực giúp giới thiệu doanh nghiệp tới cộng đồng.

Cách tính customer value chính xác

Để xây dựng chiến lược hiệu quả, doanh nghiệp cần hiểu cách khách hàng đánh giá giá trị sản phẩm hoặc dịch vụ. Việc đo lường customer value giúp xác định mức độ hài lòng từ đó doanh nghiệp có thể đưa ra những điều chỉnh phù hợp.

Cách tính customer value chính xác

Cách tính customer value chính xác

Công thức phổ biến được sử dụng để tính customer value là:

Giá trị cảm nhận= Lợi ích cảm nhận / Chi phí khách hàng bỏ ra

Trong đó:

  • Lợi ích cảm nhận: là tất cả những giá trị mà khách hàng cảm nhận được từ sản phẩm hoặc dịch vụ. Những lợi ích này có thể là:

    • Chất lượng sản phẩm.

    • Trải nghiệm dịch vụ.

    • Giá trị thương hiệu (như Apple, Nike, Adidas…).

    • Giá trị cảm xúc, xã hội, hoặc phong cách sống mà sản phẩm mang lại.

  • Chi phí: là tổng những gì khách hàng phải đánh đổi để sở hữu sản phẩm, bao gồm: giá tiền, thời gian, công sức và các chi phí khác như vận chuyển, rủi ro sử dụng..

Các bước xây dựng customer value

Customer value không đến từ một bước đi đơn lẻ, mà là kết quả của cả quá trình: 

Bước 1: Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường

Để tạo dựng customer value, doanh nghiệp cần thấu hiểu khách hàng mục tiêu thông qua phân tích hành vi, nhu cầu, sở thích và pain points. Việc nghiên cứu kỹ giúp xác định đúng nhóm khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp có thể phục vụ hiệu quả nhất.

Bước 2: Định vị thương hiệu

Sau khi hiểu thị trường, doanh nghiệp cần định vị rõ ràng trong tâm trí khách hàng để phân biệt với đối thủ và làm nổi bật giá trị cốt lõi. Định vị hiệu quả giúp customer value trở nên rõ nét và thu hút hơn.

Bước 3: Phát triển sản phẩm và dịch vụ

Dựa trên nhu cầu thị trường, doanh nghiệp thiết kế sản phẩm phù hợp, kết hợp chất lượng sản phẩm cốt lõi với các tính năng bổ trợ như: thiết kế đẹp, bảo hành và dịch vụ hậu mãi,..tất cả góp phần nâng cao customer value toàn diện.

Bước 4: Thiết lập hệ thống phân phối

Sản phẩm tốt chỉ thực sự có giá trị khi khách hàng dễ dàng tiếp cận. Doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống phân phối phù hợp bao gồm: cửa hàng, đại lý, kênh online…nhằm đảm bảo sự thuận tiện trong mua sắm và sử dụng.

Thiết lập kênh phân phối

Thiết lập kênh phân phối

Bước 5: Quảng bá và truyền thông thương hiệu

Doanh nghiệp cần đảm bảo rằng tất cả thông điệp, nội dung trên các kênh: quảng cáo, mạng xã hội, email marketing, PR… đều nhất quán với định vị thương hiệu và làm nổi bật customer value. Điều này giúp khách hàng hiểu rõ hơn về lợi ích họ nhận được, từ đó củng cố niềm tin và thúc đẩy hành động mua hàng.

Những cách hiệu quả làm tăng giá trị khách hàng

Ứng dụng gamification để tăng tương tác và giá trị khách hàng

Woay -  đơn vị cung cấp gamification đa dạng cho doanh nghiệp

Woay -  đơn vị cung cấp gamification đa dạng cho doanh nghiệp

Gamification là việc áp dụng yếu tố trò chơi vào hoạt động kinh doanh nhằm tăng tương tác và trải nghiệm. Gamification giúp doanh nghiệp nâng cao customer value thông qua các hình thức như:

  • Chương trình khách hàng thân thiết: Xây dựng hệ thống ưu đãi phân cấp, nơi khách hàng được hưởng mã giảm giá, quà tặng hấp dẫn tương ứng với cấp độ thành viên. Từ đó họ sẽ cảm thấy “hời” hơn khi mua hàng.

  • Thử thách: Doanh nghiệp tổ chức các nhiệm vụ hàng tháng, khi hoàn thành các thử thách sẽ được nhận phần thưởng, giúp tăng sự hứng thú và gắn bó với thương hiệu.

Tối ưu hành trình trải nghiệm khách hàng

Một hành trình mua sắm liền mạch sẽ nâng cao customer value rõ rệt. Doanh nghiệp cần đảm bảo các điểm chạm với khách hàng đều mượt mà và đồng bộ. Việc ứng dụng công nghệ như chatbot, thanh toán nhanh cũng góp phần tạo trải nghiệm tích cực, tăng sự hài lòng và giữ chân khách hàng lâu dài.

Xây dựng thương hiệu gắn kết

Khách hàng ngày nay không chỉ quan tâm đến sản phẩm, mà còn để ý đến hình ảnh thương hiệu. Doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội, hướng đến cộng đồng và môi trường sẽ tạo được sự kết nối cảm xúc, từ đó gia tăng customer value.

Lắng nghe khách hàng qua khảo sát định kỳ

Khảo sát sự hài lòng của khách hàng

Khảo sát sự hài lòng của khách hàng

Khảo sát giúp doanh nghiệp nắm bắt nhu cầu và mức độ hài lòng thực tế từ khách hàng. Việc điều chỉnh sản phẩm, dịch vụ dựa trên phản hồi sẽ nâng cao trải nghiệm và tăng customer value. 

Tập trung vào giá trị cảm nhận

Khách hàng sẵn sàng chi nhiều hơn nếu cảm thấy sản phẩm mang lại giá trị vượt trội. Doanh nghiệp nên tập trung vào chất lượng, trải nghiệm và dịch vụ thay vì giá rẻ. Khi giá trị cảm nhận tăng lên, customer value cũng được củng cố rõ rệt.

Cá nhân hóa và tinh chỉnh chiến lược Marketing

Marketing hiệu quả hiện nay cần cá nhân hóa cho từng khách hàng. Bằng cách sử dụng dữ liệu và công cụ CRM, doanh nghiệp có thể truyền tải đúng thông điệp, đúng người, đúng thời điểm. Điều này giúp thương hiệu gần gũi hơn với khách hàng và nâng cao customer value trong từng lần tương tác.

Kết luận

Tối ưu customer value là chìa khóa giúp doanh nghiệp giữ chân khách hàng và nâng cao lợi thế cạnh tranh. Việc nâng cao giá trị trải nghiệm trong hành trình khách hàng sẽ tạo ra nhiều giá trị cảm nhận vượt trội. Hãy theo dõi Woay để khám phá thêm cách ứng dụng gamification vào chiến lược tăng trưởng hiệu quả cho doanh nghiệp!



Đăng bởi: Woay - Content Writer