Hiện nay, game hóa đang tạo ra một cuộc cách mạng lớn trong giới thời trang và làm thay đổi hoàn toàn trải nghiệm của khách hàng khi mua sắm, lựa chọn trang phục. Rất nhiều thương hiệu quần áo, giày dép nổi tiếng trên thế giới đã ứng dụng fashion gamification vào quá trình tiếp thị, thương mại của mình để thu hút khách hàng mục tiêu và bức phá doanh số. Cụ thể như thế nào, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau!

Bài liên quan:

fashion-gamification-la-mot-xu-huong-dang-bung-no-hien-nay

Fashion gamification là một xu hướng đang bùng nổ hiện nay
(Nguồn: style-republik)

1. Gamification ngành thời trang là gì?

Gamification thời trang là việc sử dụng các yếu tố trò chơi như bảng xếp hạng, nhiệm vụ, thử thách, thanh tiến trình, phần thưởng, cuộc thi,… để phục vụ cho các hoạt động marketing, quảng bá thương hiệu thời trang.

Các shop quần áo thường sử dụng chiến dịch game hóa cho các mục tiêu như:

  • Tăng tương tác giữa thương hiệu và khách hàng
  • Tạo ra trải nghiệm mua sắm thú vị và độc đáo hơn cho khách hàng (ví dụ như: thử quần áo thông qua trò chơi thực tế ảo, tổ chức show thời trang trên nền tảng game,…), từ đó tăng doanh số bán.
  • Thu hút khách hàng và giữ chân họ ở lại lâu hơn với thương hiệu thời trang của bạn thông qua các hoạt động gamification marketing như: trò chơi vòng quay may mắn, bốc thăm trúng thưởng,…

tro-choi-hoa-la-viec-su-dung-cac-yeu-to-game-de-dat-duoc-muc-tieu-tiep-thi

Trò chơi hóa là việc sử dụng các yếu tố game để đạt được mục tiêu tiếp thị
(Nguồn: segmetify)

2. Mối quan hệ giữa gamification và ngành thời trang

Theo nhận định của các chuyên gia thì điểm chung giữa ngành thời trang và game hóa là cả hai đều có tính sáng tạo cao và rất chú trọng đến việc giúp khách hàng thể hiện cái tôi của bản thân.

Chính vì có nhiều “điểm tương đồng” như vậy nên ngày càng có nhiều thương hiệu quần áo, giày dép muốn ứng dụng trò chơi hóa vào hoạt động kinh doanh, tiếp thị của mình.

Hiện nay, cùng với sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ, bạn có thể bắt gặp game hóa xuất hiện ở khắp nơi trong thế giới thời trang, từ các chiến dịch fashion gamification trúng thưởng giúp kích cầu doanh thu cho đến những các trò chơi tương tác cao, cho phép người dùng phối trang phục phù hợp.

Mặt khác, đại dịch cũng là một đòn bẩy lớn giúp mối quan hệ giữa thời trang và game hóa trở nên chặt chẽ hơn. Cụ thể, dưới ảnh hưởng của Covid-19, lợi nhuận của ngành thời trang toàn cầu trong năm 2020 ước tính đã giảm khoảng 93%. Trong khi đó, giá trị của thị trường trò chơi hóa lại trên đà phát triển, dự kiến ​​sẽ đạt 32 tỷ đô la vào năm 2025.

Do đó, để bù đắp cho sự sụt giảm doanh số của ngành thời trang, trò chơi trực tuyến ảo được xem như một “cứu cánh”, giúp thương hiệu thu hút và tương tác với khách hàng của mình hiệu quả hơn.

Michael Branney, giám đốc điều hành của Oh Polly dự đoán rằng các nhà bán lẻ quần áo sẽ hướng tới đổi mới kỹ thuật số trong tương lai và gamification hoặc nội dung tương tác sẽ là chiến dịch marketing ngành thời trang hợp lý cho các thương hiệu.

3. Những loại hình thời trang nào nên thực hiện gamification marketing

3.1 Giày dép

Việc tiếp thị bằng trò chơi sẽ giúp cửa hàng giày dép thu hút khách hàng mới, nâng cao tương tác với khách hàng hiện tại và tạo ra một trải nghiệm mua sắm thú vị hơn.

Một ví dụ khá thành công trong việc áp dụng game hóa vào ngành hàng giày dép đó là Klekt. Đây là một nền tảng thương mại điện tử bán giày thể thao châu Âu chính hãng.

Để khuyến khích mua hàng lặp lại trên trang web của mình, nền tảng này đã tạo ra chiến dịch Vòng quay may mắn trong ngày Thứ Sáu đen tối và thiết kế Lịch Mùa Vọng 12 ngày (bộ lịch đếm ngược dành cho dịp Noel) với các ưu đãi mới hàng ngày cho khách hàng của họ trong mùa Giáng sinh.

chien-dich-gamification-cua-klekt-da-rat-thanh-cong

Chiến dịch gamification của Klekt đã rất thành công
(Nguồn: playable.com)

Với cả hai chiến dịch fashion marketing, Klekt đều đạt được kết quả tuyệt vời. Cụ thể, trong lễ Giáng sinh, hệ thống đã nhận được hơn 11.000 lượt đăng ký và hơn một nửa (54%) khách hàng vẫn tương tác với Klekt 12 tháng sau đó. Không chỉ vậy, hoạt động game hóa còn giúp giá trị trung bình của các đơn hàng trên nền tảng tăng lên 17%.

3.2 Quần áo

Trong ngành thời trang, quần áo được xem là một trong những sản phẩm tiềm năng để thực hiện gamification marketing. Trên thực tế, đã có rất nhiều thương hiệu ứng dụng game hóa và đạt được thành công, đơn cử như hãng quần áo Masai ở Copenhagen, Đan Mạch.

Xuất phát mục tiêu muốn xây dựng lượng khách hàng tiềm năng và thu thập dữ liệu người tiêu dùng, thương hiệu này đã tạo ra một chiến dịch fashion gamification với quy mô lớn.

Cụ thể, hãng đã sử dụng bài kiểm tra tính cách của Leadfamly ở một số quốc gia. Trong bài test này, người tham gia cần trả lời những câu hỏi về dáng người, phong cách thời trang, sở thích ăn mặc,… để nhận được hướng dẫn, gợi ý quần áo phù hợp.

sau-chien-dich-co-hon-160-000-khach-hang-da-cung-cap-thong-tin-cho-masai

Sau chiến dịch, có hơn 160.000 khách hàng đã cung cấp thông tin cho Masai
(Nguồn: playable.com)

Kết quả, hơn 160.000 khách hàng đã chia sẻ thông tin chi tiết về sở thích của họ, giúp Masai có đủ cơ sở để định hướng phát triển sản phẩm và lập kế hoạch bán lẻ. Đồng thời, những dữ liệu này cũng được thương hiệu sử dụng để giúp cải thiện các dòng sản phẩm hiện có.

Nếu cũng đang trong ngành thời trang và muốn đạt được hiệu quả tuyệt vời như Masai, bạn có thể thử áp dụng các ý tưởng game hóa sau:

  • Ứng dụng AR/VR: Cung cấp ứng dụng trò chơi thực tế ảo để khách hàng có thể thử đồ online nhanh chóng. Với trải nghiệm fashion gamification này, người tiêu dùng sẽ cảm thấy thích thú và thuận tiện hơn khi mua quần áo.
  • Cuộc thi liên quan đến thời trang: Tổ chức các cuộc thi ảnh, thiết kế trang phục, câu đố thời trang trên mạng xã hội.
  • Trò chơi mô phỏng: Thiết kế trò chơi mô phỏng cách mix & match quần áo để tạo ra một bộ trang phục hoàn hảo.
  • Hệ thống điểm tích lũy: Khách hàng sẽ nhận được điểm thưởng cho mỗi đơn hàng. Những điểm này có thể được dùng để đổi lấy quà hoặc giảm giá cho các đơn hàng tiếp theo.

Trò chơi hóa là một xu hướng mới trong ngành thời trang và đang được sử dụng rất rộng rãi. Nhưng để đạt được hiệu quả như mong đợi, các thương hiệu cần phải đảm bảo tính độc đáo, khả thi, hấp dẫn và minh bạch cho các hoạt động fashion gamification của mình. Nếu chưa biết phải bắt đầu từ đâu, hãy liên hệ ngay với Woay.vn để được hỗ trợ nhanh chóng.

Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi Woay.

Đăng bởi: admin