Tất tần tật thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn có được cách đo lường mức độ nhận biết thương hiệu hiệu quả nhất, xe ngay bài viết này nhé!
Nhận biết thương hiệu là yếu tố quan trọng mà bạn cần lưu ý để có thể giúp khách hàng có được trải nghiệm sản phẩm tốt nhất. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm, tầm quan trọng cũng như cách đo lường mức độ nhận biết thương hiệu, WOAY.VN gửi đến bạn những chia sẻ chi tiết trong bài viết sau đây.
Brand awareness – nhận thức thương hiệu chính là mức độ quen thuộc cũng như cách mà khách hàng có thể ghi nhớ đối với sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp. Nhận thức thương hiệu là vấn đề luôn được các doanh nghiệp coi trọng khi nghiên cứu hành vi người tiêu dùng, thực hiện các chiến lược quảng cáo, quản trị thương hiệu, phát triển chiến lược.
Khái niệm nhận thức thương hiệu - Brand Awareness
Nhận thức ở đây không nhất định là khả năng khách hàng nhớ tên thương hiệu một cách cụ thể. Đôi khi chỉ cần khách hàng có cảm giác thân thuộc và nhanh chóng nhận ra sản phẩm và quyết định mua hàng.
Chẳng hạn, khi đi siêu thị khách hàng cần tìm loại bánh yêu thích và khó có thể trình bày với nhân viên siêu thị nhưng chỉ cần đi lướt qua cũng có thể thấy sản phẩm này khá thân thuộc về màu sắc bao bì và gợi lên hương vị quen thuộc trong đầu.
Để có thể thực hiện cách đo lường mức độ nhận biết thương hiệu hiệu quả, bạn cần biết rằng nhận thức thương hiệu sẽ có 3 thành phần chính sau đây:
3 thành phần tạo nên nhận thức thương hiệu
Brand awareness – nhận thức thương hiệu nâng cao uy tín
Trong thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì người mua hàng thường dựa vào ý kiến của người mua hàng trước đó để mua sản phẩm. Lúc này, uy tín của nhãn hiệu là yếu tố quan trọng nhất. Khi đã trở thành khách hàng trung thành thì dù gặp khó khăn thì khách hàng vẫn nhớ đến thương hiệu sản phẩm vì những uy tín mà nó đã có trước đó. Đây cũng là lý do, các thương hiệu luôn cố gắng để sản phẩm của mình xuất hiện ở càng nhiều nơi càng tốt, giúp hình ảnh sản phẩm luôn ghi dấu trong tâm trí của khách hàng.
Brand awareness – nhận thức thương hiệu tạo ra liên tưởng
Khi bạn cần tìm gì đó trên mạng, bạn sẽ nghĩ ngay đến Google hay khi bạn cần tìm nước uống cho buổi picnic, bạn sẽ nghĩ ngay đến Coca-Cola. Và kể cả chưa chắc bạn thích nó nhưng vì lợi ích của tập thể, bạn cũng sẽ chọn nó. Những thương hiệu kể trên chưa chắc vượt trội hơn đối thủ nhưng có tác động đủ mạnh tạo nên sự liên tưởng, dẫn đến hành vi mua hàng của khách hàng.
Brand awareness – nhận thức thương hiệu gây dựng tài sản thương hiệu
Nhận thức thương hiệu gây dựng tài sản thương hiệu là một cách đo lường mức độ nhận biết thương hiệu. Hàng chất lượng giá tốt nhưng cũng không đảm bảo sẽ bán chạy nhất nhưng giá cao cũng chưa chắc sẽ thất bại. Rất nhiều khách hàng chọn mua hàng dựa trên giá trị tài sản thương hiệu. Hàng trăm thương hiệu trên thị trường vẫn sống tốt nhờ vào những yếu tố này. Tài sản thương hiệu chính là giá trị của thương hiệu và là trải nghiệm tích cực mà khách hàng nhận được khi chọn sản phẩm.
Brand awareness là yếu tố giúp sản phẩm hay dịch vụ tăng giá trị. Việc đầu tư vào quá trình xây dựng nhận thức thương hiệu sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững, tạo ra những khoản lợi nhuận dài hạn. Đây cũng là cơ sở để doanh nghiệp có thể quảng bá thương hiệu, giới thiệu thành công sản phẩm hay dịch vụ của mình. Từ đó, doanh nghiệp có thể khẳng định vị thế và tạo nên sự khác biệt của mình với đối thủ, giữ chân khách hàng trung thành.
Tầm quan trọng của nhận thức thương hiệu
Với các thương hiệu mới thì tạo ra Brand Awareness là điều vô cùng cần thiết để khách hàng tiềm năng biết về doanh nghiệp. Nếu khách hàng chưa có nhận thức về thương hiệu thì chắc chắn, sản phẩm sẽ không nằm trong top thương hiệu mà họ lựa chọn.
Đôi lúc doanh nghiệp quá chú trọng vào việc xây dựng quảng cáo để tạo ra Brand Awareness nhưng đây chỉ là bước đầu tạo ra nhận thức, còn để khách hàng tiến đến việc mua hàng và trở thành khách hàng trung thành thì doanh nghiệp cần tạo ra sự kỳ vọng, tạo nên các giá trị để lấy được niềm tin của khách hàng.
Để có thể thực hiện được cách đo lường mức độ nhận biết thương hiệu hiệu quả, chúng ta cần lưu ý 3 cấp độ nhận thức thương hiệu sau đây:
3 cấp độ nhận thức thương hiệu
Gợi nhớ thương hiệu – Brand recall
Khi nhắc đến danh mục sản phẩm thì hầu hết người tiêu dùng chỉ có thể nhớ đến một nhóm nhỏ thương hiệu trong danh mục. Và thông thường thì mỗi khách hàng chỉ có thể nhớ từ 3 đến 5 thương hiệu, thậm chí là chỉ 2 thương hiệu. Rất ít người trong số đó nhớ được 7 thương hiệu. Thế mới thấy nhận thức thương hiệu là yếu tố quan trọng thế nào. Đây cũng là lý do tại sao các thương hiệu này phải thường xuyên mở các chiến dịch, đôi khi không dùng lời nói mà chỉ để nhãn hiệu xuất hiện để giúp nó có thể ghi dấu trong tâm trí khách hàng.
Khám phá ngay: Vậy cách đo lường mức độ nhận biết thương hiệu chính xác là gì?
Nhận biết thương hiệu – Brand recognition
Nhận biết thương hiệu là định nghĩa về khả năng phân biệt sản phẩm của thương hiệu mà khách hàng lựa chọn một cách chính xác. Khách hàng có thể thông qua đồ hoạ đặc trưng, cách bài trí gian hàng hay thậm chí là mùi vị để có thể nhận biết được sản phẩm. Bạn có thể hiểu theo hướng rộng hơn đó chính là khách hàng sẽ nghĩ ngay đến thương hiệu đó khi nghe nhắc đến sản phẩm của nó. Nhận biết sẽ giúp khách hàng có quyết định cao hơn đến hành vi mua hàng.
Nhận thức đầu tiên – Top of Mind
Khách hàng thường có hành vi mua những sản phẩm thuộc ba thương hiệu đứng đầu trong chuỗi sản phẩm mà mình đang cân nhắc. Hành vi này có tên gọi là Brand awareness - nhận thức thương hiệu top-of-mind. Do đó, các hoạt động truyền thông tiếp thị đều có mục tiêu tăng khả năng nhận thức của khách hàng, đưa thương hiệu của họ vào sự lựa chọn hàng đầu của khách hàng.
Thậm chí một vài ông lớn còn cho ra đời nhiều thương hiệu gần nhau để luôn đảm bảo rằng các vị trí hàng đầu sẽ là các sản phẩm của mình. Và dù khách hàng chọn mua sản phẩm nào cũng sẽ quy về một thương hiệu duy nhất.
Để có thể thành công trên thị trường thì mức độ nhận thức thương hiệu luôn được các doanh nghiệp quản lý chặt chẽ từ lúc sản phẩm được ra mắt đến khi chúng suy giảm. Và dưới đây là cách đo lường mức độ nhận biết thương hiệu được các doanh nghiệp áp dụng
Quy trình đo lường mức độ nhận thức thương hiệu
Các khía cạnh đo lường
Đo lường độ nhận biết thương hiệu
Đo lường giá trị cảm nhận thương hiệu
Đo lường chất lượng sản phẩm
Đo lường mức độ hài lòng của khách hàng với các khâu của doanh nghiệp
Đo lường định vị thương hiệu: vị trí hiện hữu của sản phẩm so với các đối thủ cạnh tranh, so với mục tiêu mà doanh nghiệp muốn đạt đến
Phạm vi đo lường
Khách hàng mục tiêu ở hiện tại và tương lai
Nhân sự trong doanh nghiệp
Đối tác chiến lược, nhà đầu tư
Quản lý nhà nước
Giới truyền thông
Giới hoạt động chính phủ cùng giới phi chính phủ và phi lợi nhuận
Tham khảo: Vậy cách đo lường mức độ nhận biết thương hiệu chính xác là gì?
Phương pháp đo lường
Đo lường mức độ nhận biết thương hiệu bằng chỉ số ABS – Đây là chỉ số sức mạnh thương hiệu:
Trong đó:
A = tỷ lệ nhận biết đầu tiên + tỷ lệ nhận biết tiếp theo + tỷ lệ nhận biết tiếp theo + tỷ lệ nhận biết có gợi ý
T = tỷ lệ nhận biết có gợi ý/ đã từng sử dụng) x 100%
F = (Tỷ lệ từng sử dụng/ tỷ lệ dùng thường xuyên nhất) x 100%
Nhận thức thương hiệu là hoạt động không dễ dàng trong quá trình kinh doanh. Nó không chỉ đơn giản là một vài quảng cáo hay một chiến dịch quảng cáo đơn lẻ. Một thương hiệu có mức độ phủ sóng diện rộng là một nỗ lực không ngừng nghỉ khi có sự kết hợp khéo léo giữa nhiều hoạt động truyền thông. Đừng vội vàng chạy theo các xu hướng truyền thông mà hãy tạo dựng cho mình một chiến dịch truyền thông riêng biệt. Hãy áp dụng các cách đo lường mức độ nhận biết thương hiệu sau đây:
Các cách đo lường mức độ nhận thức thương hiệu
Lựa chọn đối tượng mục tiêu phù hợp: Chọn đúng đối tượng sẽ giúp doanh nghiệp không bị lãng phí tiền và có thể tạo được khác biệt với kết quả cao trong nhóm đối tượng này
Cung cấp những dịch vụ miễn phí: Doanh nghiệp không nên cho khách hàng dùng thử miễn phí trong thời gian hạn định rồi dừng vì điều này có thể khiến khách hàng cũng sẽ dừng lại sau khi hết hạn. Doanh nghiệp nên cung cấp dịch vụ miễn phí hay thu phí một phần như để trả cho bên thứ 3. Điều này giúp khách hàng có cơ hội trải nghiệm phần nào đó của sản phẩm trước khi quyết định có nên chi tiền cho phần còn lại của sản phẩm không.
Dùng content miễn phí cũng là chiến dịch giúp khách hàng trên các nền tảng xã hội tăng nhận biết thương hiệu
Cần sự nhất quán khi xây dựng thương hiệu là bạn cần thực hiện để có thể định hình phẩm chất và cá tính đặc thù.
Tạo chiến dịch Viral Marketing: Đây là cách quảng cáo truyền miệng, giúp thương hiệu của doanh nghiệp xuất hiện theo cách khác biệt
Tài trợ cho các sự kiện, hộp chợ,... với hàng trăm nghìn người tham gia cũng là cách hay để giúp thương hiệu của bạn xuất hiện khắp nơi
Để có thể thực hiện tốt cách đo lường mức độ nhận biết thương hiệu, doanh nghiệp có thể áp dụng các phương pháp sau đây
Phương pháp giúp nâng cao nhận thức thương hiệu bằng gamification
Xem thêm: Vậy cách đo lường mức độ nhận biết thương hiệu chính xác là gì?
Theo như thống kê vào năm 2022 của Mordor Intelligence, Gamification trên toàn cầu đạt đến 58,71 tỷ. Cùng với sự tăng trưởng theo cấp số nhân của thiết bị di động và điện thoại thông minh đã giúp thị trường này ngày càng phát triển. Ngày nay, Gamification không chỉ giúp giải trí mà còn tăng tương tác, giúp cải thiện trải nghiệm người dùng cũng như xây dựng lòng trung thành của khách hàng.
Kể chuyện là cách để giúp phát triển Brand awareness dù muốn quảng bá nhãn hiệu hay marketing sản phẩm. Câu chuyện sẽ xoay quanh nhãn hiệu sẽ giúp nhân tính hoá và tăng chiều sâu cho nhãn hiệu. Câu chuyện sẽ giúp kích thích sự tò mò và khách hàng sẽ muốn biết cái kết. Lúc này, bạn chỉ cần khéo léo lồng các thông điệp mà bạn muốn gửi đến khách hàng vào câu chuyện.
Dù là lĩnh vực nào thì chiến lược marketing với các thông điệp dễ dàng cũng là điều mà bạn cần lưu ý. Việc này có thể là các bài đăng blog, video, bài truyền thông xã hội, các trang sản phẩm,... Và khi các thông tin này được khách hàng chia sẻ thì đó cũng là minh chứng đanh thép nhất.
Một trong các cách giúp tăng nhận biết thương hiệu quan trọng nhất chính là tạo giá trị sản phẩm cao hơn. Điều này không chỉ giúp tạo giá trị cho khách hàng mà còn tăng thêm sự chuyên nghiệp và tầm nhìn cho thương hiệu, tạo cơ hội lớn cho khán giả tương tác với thương hiệu của doanh nghiệp.
Khi xây dựng nhận thức thương hiệu, bạn đừng cố gắng nhồi nhét mọi thứ tốt đẹp và đầu khách hàng. Điều này giống như cách tạo dựng thói quen trong cuộc sống và đơn giản chỉ cần thời gian. Tuy nhiên, quá trình này có thể sẽ gặp áp lực bủa vây cho doanh nghiệp vì thế doanh nghiệp nên chia mọi thứ theo từng giai đoạn để không bị trượt khỏi kỳ vọng.
Thay vì đứng ở góc độ doanh nghiệp thì bạn nên coi khách hàng như bản thân hay những người bạn thân thiết. Từ đó, doanh nghiệp sẽ vạch ra các lý do để bạn mình dùng sản phẩm dịch vụ. Với sự chân thành này, brand awareness sẽ được nâng lên theo năm tháng. Quá trình này sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá phản ứng của thị trường để xây dựng các chiến dịch phù hợp.
Bài viết liên quan: Vậy cách đo lường mức độ nhận biết thương hiệu chính xác là gì?
Cùng với các cách làm trên thì việc tích cực tương tác và cá nhân hóa trải nghiệm cũng là cách hay giúp tăng độ nhận biết thương hiệu. Chả có chiến dịch nào hay bằng chính con người tạo ra hiệu ứng. Khi có những trải nghiệm cho riêng mình tốt nhất, khách hàng sẽ truyền tai nhau và điều này sẽ giúp vị trí của thương hiệu ngày càng được nâng cao và in đậm trong lòng người tiêu dùng.
Có nhiều cách đo lường mức độ nhận biết thương hiệu và doanh nghiệp chỉ cần đánh giá đúng khả năng của mình và chọn chiến lược thích hợp. Nếu bạn vẫn chưa có hướng đi thích hợp thì hãy để WOAY.VN giúp bạn đạt được mục tiêu thông quá các chiến dịch marketing số hóa của mình nhé!