Bạn sẽ kinh doanh thất bại nếu bỏ qua các cách phát triển thương hiệu được các chuyên gia chia sẻ trong bài viết này. Xem toàn bộ thông tin bài viết này ngay nhé!
Thương hiệu là điều mà khách hàng luôn hướng đến vì đây chính là bộ mặt của doanh nghiệp và cũng là phương tiện thu hút khách hàng. Vậy làm thế nào để phát triển thương hiệu của mình? Hãy theo dõi toàn bộ thông tin của bài viết này để có được cách phát triển thương hiệu tối ưu nhất nhé!
Trước khi tìm hiểu chi tiết về cách phát triển thương hiệu, chúng ta cùng tìm hiểu về khái niệm này và phân biệt với xây dựng thương hiệu
Phát triển thương hiệu là giai đoạn đầu trong quá trình khởi nghiệp, giúp doanh nghiệp có thể thúc đẩy các chiến lược của mình trở nên độc đáo và vượt trội hơn so với đối thủ. Quá trình này không chỉ giúp hình ảnh doanh nghiệp trở nên mạnh mẽ, trở thành lựa chọn tốt nhất trong mắt khách hàng tiềm năng.
Phát triển thương hiệu là gì?
Khái niệm phát triển thương hiệu và xây dựng thương hiệu là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Chúng ta cần phân biệt 2 khái niệm này để có chiến lược cụ thể cho thương hiệu của mình
Sự khác biệt giữa phát triển thương hiệu và xây dựng thương hiệu
Phát triển thương hiệu (Brand Development):
Phát triển thương hiệu là quá trình tạo nên danh tiếng của một thương hiệu thông quá quá trình lập kế hoạch và thực hiện các chiến lược tiếp thị. Quá trình này luôn tập trung vào yếu tố thiết lập bản sắc cũng như tính cách của doanh nghiệp để tạo ra các mối quan hệ, tăng cường hợp tác cũng như xây dựng lòng tin của khách hàng.
Phát triển thương hiệu là một hành trình dài, có tính chiến lược gồm nhiều hoạt động như:
Chiến lược dài hạn: Thiết lập kế hoạch cũng như các chiến thuật cần thiết để có thể định vị thương hiệu của mình trên thị trường nhằm tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ
Tạo ra cá tương tác, trải nghiệm tích cực cho khách hàng thông qua mạng truyền thông, cửa hàng, website,...
Danh tiếng và bản sắc: Xây dựng cũng như củng cố danh tiếng thương hiệu thông qua các hoạt động truyền thông, tiếp thị toàn diện, sáng kiến cộng đồng
Luôn hướng đến mục tiêu làm cho khách hàng nhớ đến và nhắc đến mình bằng thái độ tích cực, tạo ra chỗ đứng vững chắc trong lòng khách hàng hiện tại và cả khách hàng tiềm năng
Xây dựng thương hiệu (Branding):
Xây dựng thương hiệu là một trong các bước của quá trình phát triển thương hiệu. Nó tập trung mạnh vào việc tạo ra sự nhận diện thương hiệu thông qua hình ảnh và quảng bá. Đây là dự án có tính thiết kế và tập trung hiện thực hóa các yếu tố hữu hình như:
Tạo ra logo, màu sắc cùng phong cách phù hợp với tính chất của thương hiệu
Sử dụng các chiến lược truyền thông, mạng xã hội để giới thiệu sản phẩm
Thực hiện các chiến dịch tiếp thị để thu hút sự chú ý của khách hàng
Tóm lại, phát triển thương hiệu là quá trình thực hiện chiến lược toàn diện và dài hạn, tập trung vào xây dựng danh tiếng, định vị thương hiệu còn xây dựng thương hiệu là tập trung vào quảng bá để đạt được kết quả nhận diện thương hiệu. Cả hai quá trình này đều cần sự tham gia của các chuyên gia trong lĩnh vực để có được tính hiệu quả và nhất quán.
Xem thêm: Đâu là cách phát triển thương hiệu bền vững trong thị trường cạnh tranh?
Khi thực hiện được cách phát triển thương hiệu tối ưu, doanh nghiệp sẽ nhận được nhiều lợi ích như:
Lợi ích của việc phát triển thương hiệu
Hỗ trợ tăng cường nhận thức cho thương hiệu
Khi thương hiệu của bạn kiên định với những giá trị mà mình cung cấp cho khách hàng thì sẽ dần nhận được lòng tin, giúp khách hàng an tâm và hoàn toàn tin vào sản phẩm của doanh nghiệp
Phát triển kỳ vọng cho người dùng khi họ có thể dự đoán rõ ràng giá trị và chất lượng mà họ có thể nhận được từ sản phẩm của doanh nghiệp
Phát triển thương hiệu cũng là cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp, nhờ đó mà nhân viên sẽ luôn thực hiện tinh thần đó mỗi ngày
Phát triển quan hệ khách hàng cũng là lợi ích được nhắc đến khi phát triển thương hiệu. Khách hàng sẽ có được trải nghiệm tích cực và dần gây dựng được mối quan hệ gắn kết với doanh nghiệp
Cốt lõi của bất kỳ kế hoạch phát hành và tiếp thị sản phẩm nào cũng tập trung vào quá trình xây dựng thương hiệu. Chính vì thế, việc xây dựng thương hiệu cần đạt được một số yếu tố thiết yếu sau đây:
Tài liệu hướng dẫn về quy chuẩn thương hiệu như: Logo, màu sắc, phông chữ cùng các yếu tố thương hiệu được thực hiện trên các nền tảng
Phông chữ và bảng màu cần có tính nhất quán, giúp thương hiệu dễ dàng được nhận diện và dễ nhớ
Thiết kế biểu tượng logo đặc trưng, độc đáo và dễ nhận diện, giúp phản ánh tinh thần thương hiệu một cách chính xác
Cổng thông tin của các trang mạng xã hội để doanh nghiệp dễ dàng kết nối và giao tiếp với khách hàng
Danh thiếp là yếu tố giúp doanh nghiệp gây ấn tượng ban đầu với khách hàng và đối tác
Phong bì và giấy tiêu đề cũng là yếu tố cần lưu ý để tạo nên tính chuyên nghiệp và nhất quán cho thương hiệu
Bộ dụng cụ cho phương tiện truyền thông gồm các tài liệu quảng cáo, tiếp thị, thông cáo báo chí
Concept bao bì cũng cần thiết kế quy chuẩn theo concept master, có thể thay đổi linh hoạt hay đồng bộ nhưng vẫn cần tính nhất quán, giúp phản ánh bản sắc thương hiệu cùng khả năng phát triển sản phẩm mới
Phát triển trang web cần phải đẹp mắt và tối ưu hoá cho người dùng để có thể phản ánh đúng hình ảnh của thương hiệu
Đọc ngay: Đâu là cách phát triển thương hiệu bền vững trong thị trường cạnh tranh?
Dưới đây là một số cách phát triển thương hiệu mà WOAY.VN muốn gợi ý để giúp thương hiệu của doanh nghiệp ngày càng vươn xa
Giống như các trò chơi truyền thống, Gamification thể hiện được tính giải trí và khuyến khích người dùng tham gia liên tục để có thể nâng cao cấp độ của mình. Tuy nhiên, Gamification không chỉ ở mức độ giải trí mà còn tích hợp thêm các nội dung thể hiện tính thương hiệu. Các hình thức phổ biến mà doanh nghiệp có thể áp dụng như:
Áp dụng gamification trong phát triển thương hiệu
Tích điểm đổi quà
Nhận Voucher
Phần thưởng hấp dẫn
Mục tiêu chính của cách phát triển thương hiệu này chính là củng cố giá trị trong lòng khách hàng. Khi tham gia trò chơi, khách hàng sẽ gắn bó với thương hiệu lâu hơn, tạo nên một lượng khách hàng đáng kể.
Nhiệm vụ cốt lõi của Gamification chính là người dùng có được trải nghiệm thú vị và cảm giác tích cực cho người dùng. Những trò chơi sáng tạo cùng các phần thưởng giá trị không chỉ là yếu tố lôi cuốn người chơi mà còn giúp doanh nghiệp khắc sâu dấu ấn trong lòng khách hàng.
Bài viết liên quan: Đâu là cách phát triển thương hiệu bền vững trong thị trường cạnh tranh?
Phát triển bản sắc thương hiệu bao gồm các yếu tố như: Tên thương hiệu, hình ảnh logo, màu sắc chủ đạo, banner, catalogue, template,... Ngoài ra, Brand Guide nội bộ cũng là yếu tố cần phát triển để giúp nhân viên hiểu rõ hơn về thương hiệu của mình.
Kích hoạt cảm xúc phù hợp là tác nhân ảnh hưởng đến cách mà một người ghi nhớ. Và cách bạn khơi gợi cảm xúc sẽ làm ảnh hưởng đến nhận thức mà họ nhìn nhận về thương hiệu. Điều này có thể giúp cho việc nỗ lực xây dựng thương hiệu có hiệu quả hơn.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy, các chiến dịch quảng cáo dựa vào nội dung cảm xúc thường thành công cao gấp 2 lần so với chiến dịch quảng cáo chỉ dựa trên nội dung, có nghĩa là 31% với 16%
Trong nền công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay thì tận dụng mạng xã hội là 1 trong 6 chiến lược phát triển thương hiệu được các doanh nghiệp lựa chọn. Tuy nhiên trước khi thực hiện các chiến lược truyền thông này, bạn cần trả lời các câu hỏi như:
Tận dụng mạng xã hội trong phát triển thương hiệu
Doanh nghiệp sẽ đạt gì thông qua quá trình xây dựng thương hiệu mạng xã hội
Đối tượng muốn nhắm đến là ai?
Thông điệp mà doanh nghiệp muốn gửi đến là gì?
Ngoài việc tập trung phát triển chất lượng của sản phẩm thì doanh nghiệp cũng nên tiên phong trong việc tích hợp hệ thống thanh toán nhanh qua di động để giúp khách hàng đạt được sự thuận tiện tối đa. Không những thế, doanh nghiệp cũng nên thực hiện các chương trình tích lũy điểm, thẻ thành viên,... để xây dựng hình ảnh thương hiệu thành công.
Trong các cách phát triển thương hiệu thì cải thiện UI/UX chính là chiến lược khá mạo hiểm nhưng mang lại thành công khá lớn cho doanh nghiệp. Bạn cần sở hữu đội ngũ chuyên môn cùng công nghệ hiện đại để tác động vào website của doanh nghiệp.
Trang web của doanh nghiệp cần có sự nhất quán cùng nội dung ý nghĩa và thông tin truy cập dễ dàng. Trang web cần có thông tin rõ ràng vì nếu quá nhiều thông tin có thể khiến người dùng bị choáng ngợp. Bên cạnh đó, website cũng cần được tối ưu thời gian tải trang, xây dựng luồng hành vi cùng sắp xếp bố cục trang sao thật rõ ràng và hợp lý.
Xây dựng văn hóa thương hiệu thường bắt đầu từ việc liên kết hay tài trợ cho các sự kiện truyền bá văn hoá, thể dục thể thao, nghệ thuật, âm nhạc,... Điều quan trọng nhất mà bạn cần hướng đến chính là làm sao để nổi bật hơn đối thủ cạnh tranh nhờ vào sản phẩm, dịch vụ của mình.
Có thể bạn quan tâm: Đâu là cách phát triển thương hiệu bền vững trong thị trường cạnh tranh?
Để thực hiện cách phát triển thương hiệu thành công, bạn cần thông qua các bước sau đây:
Các bước phát triển thương hiệu
Nghiên cứu thị trường: Bước này cần thực hiện kỹ lưỡng để có thể nắm bắt được các yếu tố thúc đẩy giá trị thương hiệu của doanh nghiệp
Xác định rõ mục tiêu dựa theo theo nguyên tắc SMART để doanh nghiệp không đi lệch hướng
Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu là bước quan trọng để có thể phát triển và củng cố hình ảnh của thương hiệu
Đăng ký thương hiệu là bước tiếp theo giúp doanh nghiệp có thể phát triển bền vững
Xây dựng các chiến lược phát triển thương hiệu để giúp thương hiệu được định vị trong lòng khách hàng
Quảng bá hình ảnh thương hiệu đến công chúng là bước khéo léo để mang doanh nghiệp đến gần với khách hàng hơn
Một ví dụ rõ nhất khi nhắc đến xây dựng thương hiệu chính là Apple, một trong những tập đoàn công nghệ lớn trên toàn cầu. Tập đoàn này ra đời vào ngày 1/4/1976 bởi nhà sáng lập Steve Jobs, Steve Wozniak, và Ronald Wayne. Một trong những đóng góp lớn nhất cho sự thành công của Apple chính là hệ điều hành iOS và hệ điều hành macOS cũng như các dịch vụ như: App Store, iTunes, Apple Music, và iCloud.
Ví dụ về xây dựng thương hiệu trong các doanh nghiệp
Cách mà thương hiệu này làm rung động khách hàng chính là các sản phẩm di động hàng đầu với câu slogan “Think Different - Nghĩ khác biệt”. Với logo độc đáo là “trái táo khuyết”, Apple đã ghi dấu ấn mạnh trong tâm trí khách hàng. Có thể nói kim chỉ nam trong việc phát triển thương hiệu này được thể hiện qua 2 tiêu chí là tập trung mạnh vào chất lượng thay vì số lượng và chú trọng cải tiến sản phẩm.
Với các cách phát triển thương hiệu trên đây, hy vọng doanh nghiệp của bạn đã có thêm các chiến lược hay cho mình. Và để thực hiện số hoá các chiến lược này với Gamification độc đáo, hãy liên hệ với WOAY.VN ngay nhé!