Lựa chọn đúng chiến lược định vị thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp có được hướng đi đúng đắn trong việc trở nên ấn tượng và khác biệt trên thị trường
Trong bối cảnh thị trường đang trở nên ngày càng cạnh tranh và gay gắt, việc chọn được một chiến lược định vị thương hiệu đúng đắn chính là kim chỉ nam giúp doanh nghiệp được khắc họa rõ nét hơn trong tâm trí khách hàng. Chiến lược định vị không chỉ là lời tuyên bố về sự khác biệt, mà còn là bản đồ định hướng toàn bộ hoạt động marketing và phát triển sản phẩm, là nền tảng bền vững cho sự nhận diện và lòng trung thành từ người tiêu dùng.
Định vị thương hiệu (Brand Positioning) là quá trình xác định và xây dựng vị trí riêng biệt, nổi bật của một thương hiệu trong tâm trí khách hàng mục tiêu so với các đối thủ cạnh tranh. Nói cách khác, định vị thương hiệu giúp khách hàng hiểu rõ thương hiệu bạn là ai, mang lại giá trị gì và tại sao nên chọn bạn thay vì đối thủ. Khi định vị thành công, doanh nghiệp sẽ được khách hàng ghi nhớ và tin tưởng. Ví dụ như khi nhắc đến “quả táo cắn dở”, người ta sẽ ngay lập tức nghĩ đến Apple và các sản phẩm như iPhone, MacBook.
Định vị thương hiệu chính là xác định vị trí của doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng
Định vị thương hiệu đóng vai trò then chốt trong quá trình xây dựng và phát triển doanh nghiệp. Một thương hiệu được định vị rõ ràng sẽ dễ dàng gia nhập và đứng vững trên thị trường, tạo lòng tin với khách hàng và tiết kiệm chi phí marketing về lâu dài. Hơn thế, định vị thương hiệu giúp doanh nghiệp có nền tảng vững chắc để mở rộng sản phẩm, thâm nhập các phân khúc mới mà không mất đi tính nhất quán trong hình ảnh và thông điệp.
Lý do cần định vị thương hiệu
Dưới đây là 5 yếu tố cốt lõi trong xây dựng định vị thương hiệu mà mọi doanh nghiệp cần lưu ý để tạo ra một vị trí vững chắc và khác biệt trong tâm trí khách hàng:
Trước khi thực hiện chiến lược định vị thương hiệu, doanh nghiệp cần phân tích kỹ thị trường mục tiêu: xu hướng tiêu dùng, hành vi khách hàng, đối thủ cạnh tranh và nhu cầu chưa được đáp ứng,... để tìm hướng đi khác biệt và tránh rơi vào những lối mòn.
Mỗi thị trường đều có những khoảng trống chưa được khai thác hoặc những điểm yếu từ đối thủ mà doanh nghiệp có thể tận dụng. Việc phát hiện ra các “ngách” này giúp thương hiệu định vị vào đúng nơi khách hàng đang cần nhưng chưa được phục vụ tốt.
Sản phẩm không chỉ cần chất lượng tốt mà còn phải phù hợp với phân khúc mà thương hiệu đang hướng tới. Từ thiết kế, bao bì đến tính năng – mọi yếu tố cần thống nhất và phản ánh rõ định vị thương hiệu đã chọn.
Bản sắc thương hiệu là cách thương hiệu thể hiện cá tính, hình ảnh và giọng nói của mình với khách hàng. Một bản sắc rõ ràng và nhất quán sẽ giúp khách hàng dễ dàng ghi nhớ và kết nối cảm xúc với thương hiệu, từ đó tạo ra sự trung thành lâu dài.
Giá trị cốt lõi là nền tảng tư tưởng, nguyên tắc mà doanh nghiệp theo đuổi trong suốt quá trình hoạt động. Khi thương hiệu làm rõ và kiên định với những giá trị này, khách hàng sẽ có thêm lý do để tin tưởng, lựa chọn và đồng hành lâu dài.
Bản sắc thương hiệu là yếu tố cốt lõi trong chiến lược định vị thương hiệu
Khi chọn chiến lược định vị thương hiệu này, doanh nghiệp sẽ tập trung khẳng định chất lượng vượt trội của sản phẩm so với đối thủ, như độ bền, hiệu suất, hoặc quy trình sản xuất khắt khe để tạo niềm tin và sự an tâm nơi khách hàng. Đây là hướng đi hiệu quả với phân khúc khách hàng cao cấp, những người ưu tiên trải nghiệm và giá trị lâu dài.
Ví dụ:
Mercedes-Benz nổi bật với chất lượng kỹ thuật và độ an toàn đỉnh cao trong ngành ô tô sang trọng.
Rolex nổi tiếng toàn cầu với độ bền cơ khí và sự tinh xảo trong từng chi tiết đồng hồ, trở thành biểu tượng của đẳng cấp.
Mercedes-Benz định vị bản thân là thương hiệu an toàn và chất lượng hàng đầu
Chiến lược này tập trung vào việc chứng minh rằng khách hàng đang nhận được "giá trị nhiều hơn so với số tiền bỏ ra". Đây là cách tiếp cận thông minh với những người tiêu dùng thực tế, ưa thích sự hợp lý và hiệu quả chi tiêu, đặc biệt phù hợp trong các thị trường có tính cạnh tranh cao về giá cả.
Ví dụ minh họa:
IKEA mang đến các sản phẩm nội thất thiết kế hiện đại, chất lượng ổn định với mức giá phù hợp túi tiền, cho phép khách hàng tự lắp ráp để tiết kiệm chi phí.
Vietnam Airlines – hạng phổ thông đặc biệt định vị là lựa chọn có mức giá vừa phải nhưng trải nghiệm bay và dịch vụ vượt trội so với các hãng giá rẻ.
Chiến lược định vị thương hiệu thông minh từ Vietnam Airlines
Doanh nghiệp lựa chọn chiến lược định vị thương hiệu theo hướng này sẽ chọn làm nổi bật một hoặc vài tính năng cụ thể vượt trội của sản phẩm so với đối thủ. Cách tiếp cận này thường được ứng dụng trong các lĩnh vực như công nghệ, thiết bị điện tử hoặc xe cộ – nơi mà tính năng là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến quyết định mua hàng.
Ví dụ minh họa:
Apple iPhone định vị mạnh về tính năng bảo mật cao và hệ sinh thái iOS mượt mà, tạo trải nghiệm liền mạch cho người dùng.
Dyson nổi bật với công nghệ hút bụi không dây mạnh mẽ và lọc bụi siêu mịn – định vị rõ ràng trong phân khúc máy hút bụi cao cấp.
Định vị theo tính năng của Dyson
Đây là chiến lược định vị thương hiệu sản phẩm mà doanh nghiệp sẽ so sánh trực tiếp với đối thủ trên cùng phân khúc để nhấn mạnh ưu điểm như “nhanh hơn”, “rẻ hơn”, “bền hơn” hay “dịch vụ tốt hơn”. Khi sử dụng chiến lược này một cách khéo léo, thương hiệu có thể tạo ra sự chú ý lớn và khiến khách hàng tò mò muốn trải nghiệm.
Ví dụ minh họa:
Pepsi từng gây tiếng vang với chiến dịch “Pepsi Challenge” – cho phép người tiêu dùng thử mù và so sánh trực tiếp với Coca-Cola, từ đó định vị mình là lựa chọn được yêu thích hơn.
Samsung cũng từng tung quảng cáo "chọc ghẹo" Apple bằng cách nhấn mạnh các tính năng mà iPhone chưa có, như sạc nhanh, khe cắm thẻ nhớ, camera góc rộng.
Pepsi thường xuyên thực hiện các chiến lược định vị thương hiệu dựa trên đối thủ
Chiến lược định vị thương hiệu này không đánh vào sản phẩm mà tập trung vào giá trị cảm xúc khách hàng sẽ có khi sử dụng sản phẩm, thường được thể hiện dưới hình thức storytelling. Hướng đi này mang tính lâu dài, phù hợp với các thương hiệu muốn xây dựng văn hóa và cộng đồng. Điển hình như Coca-Cola gắn với hình ảnh sum họp, hạnh phúc trong các dịp lễ hay Tôn Hoa Sen chọn trở thành thương hiệu đồng hành với mỗi gia đình Việt,...
Coca Cola luôn chạm đến cảm xúc của khách hàng với hình ảnh sum vầy ngày tết
Chiến lược định vị thương hiệu đúng cách sẽ giúp xác định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường và quyết định hình ảnh, cảm nhận lâu dài của khách hàng đối với thương hiệu. Dưới đây là 5 bước quan trọng trong quy trình xây dựng chiến lược định vị thương hiệu:
Bước 1: Xác định rõ ràng chân dung nhóm khách hàng mục tiêu bằng cách trả lời những câu hỏi như: Họ cần giải pháp nào? Đây chính là nền tảng cho toàn bộ định vị thương hiệu sau này.
Bước 2: Phân tích đối thủ để nhìn thấy bức tranh thị trường: họ đang bán gì, có điểm mạnh hay yếu nào, định vị ra sao, có khoảng trống nào trên thị trường chưa khai thác? Từ đó, doanh nghiệp có thể tìm ra lợi thế cạnh tranh và đưa ra chiến lược định vị rõ ràng và khác biệt.
Bước 3: Nghiên cứu và lựa chọn điểm mạnh, giá trị nổi bật và khác biệt của sản phẩm đối với khách hàng. Việc xác định đúng USP (Unique Selling Point – điểm bán hàng độc nhất) là chìa khóa giúp thương hiệu trở nên khác biệt trong tâm trí người tiêu dùng.
Bước 4: Sau khi hiểu rõ “khách hàng là ai”, “đối thủ đang ở đâu” và “mình có gì nổi bật”, doanh nghiệp sẽ có thể chọn được chiến lược định vị thương hiệu phù hợp với tính cách, mang tính dài hạn và có khả năng triển khai thực tế.
Bước 5: Đây là bước triển khai chiến lược định vị thành hình ảnh, lời nói, cảm xúc và trải nghiệm mà khách hàng cảm nhận được một cách nhất quán để tiếp cận khách hàng từ online đến offline.
5 bước xây dựng chiến lược định vị thương hiệu
Chiến lược định vị thương hiệu không chỉ nằm trên giấy. Để ghi dấu ấn rõ ràng trong tâm trí khách hàng và truyền tải bản sắc thương hiệu một cách rõ nét, nhiều doanh nghiệp đang ứng dụng minigame và gamification như những công cụ chiến lược khi triển khai thực tế. Những hình thức tương tác này không chỉ giúp thu hút người dùng mà còn tạo ra trải nghiệm đáng nhớ và mang tính gắn bó hơn, phù hợp với xu hướng truyền thông hiện đại – nơi khách hàng muốn “trải nghiệm” hơn là chỉ “nghe – nhìn”.
Ứng dụng Minigame & Gamification để triển khai định vị thương hiệu
Minigame không đơn thuần là trò chơi giải trí, mà còn là một hình thức “kể chuyện” sáng tạo, nơi thương hiệu lồng ghép khéo léo thông điệp thông qua tương tác. Thay vì các hình thức truyền thống như bài PR, TVC hay banner, minigame giúp người dùng trực tiếp “trải nghiệm” bản sắc thương hiệu.
Bitis Hunter là một ví dụ điển hình của việc sử dụng minigame trong chiến lược định vị thương hiệu. Doanh nghiệp này từng tổ chức minigame mang đậm tinh thần thương hiệu Việt, với tinh thần đại diện cho người trẻ Việt qua những minigame thống nhất về concept và nội dung như: “Chuyến đi thanh xuân”, “Sát cánh cùng đội tuyển”, “Tiếp lửa tinh thần”.... Với những cách kể chuyện thương hiệu trẻ trung, yêu trải nghiệm và đậm chất Việt.
Biti’s thường xuyên thực hiện các minigame để lồng ghép thông điệp “đi và trải nghiệm”
Cocobay Đà Nẵng áp dụng minigame “Giải mã kỳ nghỉ mơ ước” để định vị là điểm đến nghỉ dưỡng sôi động, hiện đại, nhiều sắc màu. Tương tự, Dove cũng liên tục tổ chức các minigame nhất quán với thông điệp tôn vinh vẻ đẹp thật sự. Điều này đã giúp người tiêu dùng nhớ được tầm nhìn, định vị của thương hiệu mà không cần lặp đi lặp lại câu slogan một cách nhàm chán và cũ kĩ.
Dove có rất nhiều minigame để lan tỏa thông điệp tôn vinh vẻ đẹp thật
Gamification giúp thương hiệu xây dựng trải nghiệm đa lớp, nơi khách hàng không chỉ chơi mà còn dần dần gắn bó với thương hiệu qua từng bước “nâng cấp” hoặc hoàn thành thử thách.
Cụ thể hơn, gamification là tạo ra một hành trình, nơi khách hàng sẽ là người trải nghiệm và tương tác trực tiếp với thương hiệu, từ đó dần trở nên thân thiết và trung thành với thương hiệu thông qua các hoạt động như tích điểm, tham gia bảng xếp hạng,... Ngoài ra, gamification còn là chiến lược mở rộng thương hiệu được đánh giá cao khi doanh nghiệp luôn hiện diện trong cuộc sống của họ qua nhiều hình thức như nhiệm vụ theo ngày,....
Khi nói đến ứng dụng gamification thành công trong chiến lược định vị thương hiệu, MoMo sẽ là cái tên được nhiều người nhắc đến với chiến dịch “Heo Đất MoMo” vừa chơi, vừa gây quỹ từ thiện, mang định vị nhân văn và gắn bó cộng đồng. Cách làm này sẽ tạo ra một ấn tượng sâu sắc về mặt cảm xúc cho người dùng, từ đó ngày càng gắn bó và yêu mến thương hiệu.
Momo tạo dấu ấn thành công với khách hàng qua chương trình “Cùng nuôi heo đất”
Ngoài ra, Shopee Farm cũng áp dụng hình thức này khi tạo nhiệm vụ chăm cây để khách hàng tương tác, sử dụng ứng dụng mỗi ngày với quà tặng là voucher, thể hiện tính năng “thân thiện, thú vị” của một nền tảng mua sắm hàng ngày.
Shopee Farm là chiến lược gamification vô cùng thành công của Shopee
Một chiến lược định vị thương hiệu hiệu quả không chỉ giúp doanh nghiệp nổi bật giữa thị trường cạnh tranh mà còn là kim chỉ nam cho mọi hoạt động truyền thông và phát triển sản phẩm. Hãy đảm bảo quy trình định vị của bạn đủ sâu, đủ sắc và đủ “thật” để gắn kết lâu dài với khách hàng. Nếu bạn đang tìm kiếm một cách mới mẻ để khắc sâu định vị thương hiệu trong tâm trí khách hàng, hãy khám phá giải pháp gamification từ Woay – công cụ giúp doanh nghiệp tạo ra trải nghiệm tương tác, thu hút và ghi nhớ thương hiệu một cách sinh động và hiệu quả!